Trên thanh presentasion trong môi trường Standard(mm).ipn chọn biểu tượng Tweak Components để đặt hệ tọa độ, rồi chọn các chi tiết cần tháo lắp di chuyển theo phương của các trục tọa độ vừa đặt trước đó.
PHẦN IV
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG
CHƯƠNG 1
VẬN HÀNH MÁY CÁN
Máy cán được vận hành trên tủ điện điều khiển. Các bước vận hành máy cán
CHẾ ĐỘ CHẠY ĐẾM TRƯỚC – DAO TRƯỚC
BƯỚC 1: Chọn chế độ chạy TAY; TỚI; DAO TRƯỚC; ĐẾM TRƯỚC và
mở bơm DẦU.
BƯỚC 2: Ra phía sau đưa tole vào máy qua khỏi dao sau rồi quay cho rulo
cao su xuống ép vào tole.
BƯỚC 3: Bấm remote ở phía sau cho máy chạy tới. Khi tole qua được 3
trục lô thì ta dừng máy, sau đó quay cho rulo cao su đi lên không còn ép lên tole nữa.
BƯỚC 4: Tiếp tục bấm remote ở sau cho tole vào ½ máy, rồi ra phía trước bấm nút CHẠY tole ra bằng mặt dao trước.
BƯỚC 5: Bấm hai nút XÓA ĐẾM và XÓA ĐƠN, rồi cài đơn hàng mới vào
màn hình.
BƯỚC 6: Chuyển qua chế độ TỰ ĐỘNG rồi bấm nút CHẠY. Máy sẽ chạy
và cắt role tự động theo chiều dài đã cài vào máy.
CHÚ Ý:
Nếu ta cài vào nhiều đơn hàng thì khi chạy xong đơn thứ nhất máy sẽ dừng lại báo còi trong 3 giây rồi chạy tiếp đơn hàng kế.
Khi chạy gần xong các đơn hàng, máy sẽ dừng lại báo còi, đó chính là báo cắt đuôi.
Nếu không muốn cắt đuôi ta bấm nút CHẠY để chạy tiếp.
Nếu muốn cắt đuôi ta chuyển chế độ TAY, chọn DAO SAU, rồi bấm CẮT.
Khi cắt đuôi xong, chuyển qua TỰ ĐỘNG; DAO TRƯỚC rồi bấm CHẠY để chạy tiếp số tole còn lại.
CHẾ ĐỘ CHẠY ĐẾM SAU – DAO SAU
BƯỚC1: Chọn chế độ TAY; TỚI; DAO SAU; ĐẾM SAU.(chưa mở bơm
DẦU
BƯỚC 3: Bấm hai nút XÓA ĐẾM và XÓA ĐƠN rồi cài đơn hàng mới vào màn hình.
BƯỚC 4: Mở bơm DẦU chuyển sang chế độ TỰ ĐỘNG, ra phía sau bấm
nút CHẠY trên remote máy sẽ chạy tự động và cắt bằng dao sau.
CHƯƠNG 2
BẢO DƯỠNG MÁY CÁN
Bôi trơn nhằm các mục đích sau: giảm ma sát, chống mài mòn, tăng tuổi thọ của các chi tiết, giảm tiêu hao điện, tăng năng suất.
Vật liệu bôi trơn cần phải lựa chọn sao cho khi máy làm viêc phải luôn hình thành và duy tì một màn dầu mỏng bám vào bề mặt các chi tiết tại những nơi tiếp xúc như ổ trục, ngõng trục
Các loại dầu, mỡ bôi trơn thường ở dạng lỏng như dầu khoáng, dầu công nghiệp hay ở dạng đặc như mỡ công nghiệp. Khi chọn dầu, mỡ bôi trơn cần chú ý đến các tính chất sau:
- Độ nhớt: độ nhớt càng cao thì chất lượng bôi trơn càng tốt.
- Nhiệt độ cháy: ở nhiệt độ này dầu mỡ bôi trơn dễ bị bốc hơi và dễ cháy. - Tạp chất cơ học làm ảnh hưởng tuổi thọ của các chi tiết máy và chất lượng bôi trơn của nó.
Máy cán tole 5 sóng mô phỏng sử dụng:
- Mỡ : bôi trơn cho các khớp động và các bộ truyền. - Dầu bôi trơn chuyên dùng đối với các lô cán.
PHẦN V
ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN
Tóm tắt kết quả đề tài
Đề tài đã được thực hiện trong khoảng 14 tuần. Trong khoảng thời gian đó đề tài đã nghiên cứu và tham khảo các tài liệu từ sách giáo khoa, trên mạng,… Đến nay, đề tài đã hoàn thành và đạt được các mục tiêu đề ra. Tuy rằng còn nhiều thiếu sót nhưng đề tài cũng đã đạt được một số thành quả nhất định như:
Giới thiệu phần mềm thiết kế cơ khí hữu hiệu Autodesk Inventor
Đem lại cái nhìn tổng quát về công nghệ cán.
Mô phỏng động học toàn bộ phần cơ khí của máy cán tole trực tiếp trên
phần mềm Inventor
Đánh giá kết quả đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng em gặp không ít khó khăn: về sử dụng phần mềm thiết kế, tìm hiểu những vấn đề về máy cán tole,… Dù vậy, nhưng với sự hướng dẫn tận tình của thầy Võ Thành Bắc, thầy Nguyễn Bồng và những cố gắng của bản thân, chúng em đã hoàn thành đề tài đúng thời hạn và đáp ứng được mục tiêu ban đầu. Đề tài là kết quả tổng kết những kiến thức đã học và là cơ hội để chúng em tìm hiểu công cụ hỗ trợ mới, đắc lực trong lĩnh vực thiết kế cơ khí (phần mềm Autodesk Inventor).
Kết luận, kiến nghị
Đề tài chỉ dừng lại ở việc mô phỏng phần cơ khí của máy cán tole, chưa đi vào các vấn đề như:
Mô phỏng hệ thống thủy lực của máy cán tole
Tìm hiểu bộ điều khiển bằng PLC.
Vì vậy, chúng em hi vọng những giới hạn của đề tài sẽ được giải quyết trong thời gian tới.
Phần mềm thiết kế Autodesk Inventor là phần mềm có nhiều tính năng vượt trội, rất tiện lợi trong lĩnh vực mô phỏng và thiết kế. Do đó, chúng em rất mong phần mềm sẽ được nhà trường giới thiệu đến các bạn sinh viên và tạo điều kiện để các bạn có thể tìm hiểu, nghiên cứu và sử dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Phan Văn Hạ, Đỗ Hữu Nhơn (2005), Công nghệ cán kim loại và
hợp kim thông dụng, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật.
2. Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm (2006), Thiết kế chi tiết máy, NXB
Giáo Dục.
3. PGS. TS. Nguyễn Hữu Lộc (2007), Mô hình hóa sản phẩm cơ khí với
Autodesk Inventor (2008, 1, 10), NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội
4. TS. Nguyễn Hữu Lộc, Nguyễn Trọng Hữu (2006), Bài tập thiết kế mô hình
ba chiều với Autodesk Inventor, NXB Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Hữu Lộc (2007), Mô hình hóa hình học, NXB Đại học quốc gia
TP.Hồ Chí Minh.
6. Đào Minh Ngừng, Nguyễn Trọng Giảng (2006), Lý thuyết cán, NXB Giáo
Dục.
7. Ths. Dương Xuân Vũ (2006), Bài giảng môn học vẽ kỹ thuật cơ khí, Khoa