NHỮNG THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.

Một phần của tài liệu giải pháp về quản lý Nhà nước nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Hà Tây (Trang 38 - 42)

III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THU HÚT VỐN

1. NHỮNG THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.

Các doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Tây đều phải theo Luật ĐTTTNN của Việt Nam. Cùng với việc ngày càng hoàn thiện Luật này trên cả nước thì môi trường pháp lý về thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hà Tây cũng ngày càng thông thoáng, hơn thế nữa tỉnh Hà Tây còn có các chính sách riêng về thu hút vốn FDI phù hợp với kinh tế - xã hội với những lợi thế riêng của tỉnh. Đặc biệt những năm gần đây cơ chế chính sách của tỉnh Hà Tây trong lĩnh vực này rất được quan tâm, chú trọng: từ năm 2005 Ban thường vụ tỉnh uỷ đã ra Nghị quyết 14/TU và Kế hoạch 59 về cải thiện môi trường đầu tư, đó có thể coi là tiền đề và các giải pháp cải cách đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở nhằm thu hút vốn đầu tư FDI. Hầu hết các Sở, Ban, Ngành liên quan đến công tác đầu tư của tỉnh đều phải tự mình nhìn lại mình, đánh giá những thế mạnh tiềm năng về con người, đất đai và các lợi thế, giải quyết việc làm tăng thu nhập trong điều kiện địa phương đã đảm bảo an ninh lương thực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp, hiệu quả. Nghị quyết 14 của Ban thường vụ tỉnh uỷ tạo những cú huých mới về phát triển công nghiệp, thu hút vốn đầu tư vào địa bàn tỉnh mà bao năm trăn trở tháo gỡ. Trên cơ sở đó, từ UBND tỉnh đến các Sở, Ban, Ngành đã nghiêm túc đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả về cải thiện môi trường đầu tư, một loạt các văn bản mới được ban hành và một số văn bản có liên quan được chỉnh sửa phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế hội nhập. Những cải cách mang tính chất đột phá về thủ tục hành chính được thực hiện trên cơ sở xác định việc cải thiện môi trường đầu tư là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài, nhằm mục đích đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho đầu tư phát triển đúng với những lợi thế và tiềm năng vốn có của tỉnh. Đồng thời với những cơ chế chính sách

khuyến khích của Trung ương, UBND tỉnh có những cơ chế chính sách khuyến khích rất thoả đáng nhằm tăng sức cạnh tranh thu hút ĐTTTNN với các địa phương khác trong cả nước. Cụ thể đó là hoàn thiện hệ thống các hệ thống pháp luật chính sách, cải cách hành chính, ban hành Quyết định số 97 QĐ/UB về cơ chế một cửa đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Theo đó Sở KH&ĐT là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ đăng ký, đồng thời giải quyết các công việc liên quan trực tiếp đến ĐTTTNN: Quy trình quản lý hành chính công liên quan đến hoạt động này cụ thể như sau:

Sau khi được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương, Sở KH&ĐT tỉnh Hà Tây sẽ làm đầu mối tiếp nhận và xét duyệt các dự án đầu tư vào tỉnh theo trình tự là:

Sở KH&ĐT tổng hợp hồ sơ và báo cáo UBND tỉnh (thời gian 3 ngày)

UBND tỉnh xem xét chấp nhận dự án đầu tư (thời gian 7 ngày) Sở KH&ĐT gửi hồ sơ dự án đến các Sở, Ngành có liên quan

tham gia xem xét duyệt dự án (thời gian 7 ngày)

Hồ sơ đăng ký đầu tư theo mẫu được gửi đến Sở KH&ĐT xem xét tính hợp lệ của hồ sơ ( thời gian 5 ngày)

Sở KH&ĐT tỉnh Hà Tây làm đầu mối tiếp nhận và xét duyệt các dự án đầu tư vào tỉnh theo các trình tự như sau:

Thời gian xem xét và thẩm định hồ sơ đăng ký đầu tư trong vòng 15 ngày.

Quy chế trên được thực hiện trên cơ sở Luật ĐTTTNN tại Việt Nam, và các văn bản liên quan nhằm rút ngắn thời gián cấp giấy phép đầu tư, đơn giản hoá các thủ tục, giảm bớt xin ý kiến các ngành đối với các dự án đã rõ. Đối với một số dự án thuộc dạng đăng ký ĐTTTNN hoặc dự án di chuyển đang sản xuất, kinh doanh từ Hà Nội hoặc thị xã Hà Đông đến khu, cụm, điểm công nghiệp trong tỉnh thì không cần xem xét (nếu hồ sơ đã rõ). Đồng thời ngày 6-12-2005, UBND đã ra Quyết định 1854/QĐ-UB ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư trong đền bù giải phóng mặt bằng phát triển khu,cụm, điểm công nghiệp, giá thuê đất, miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ lao động, hỗ trợ xúc tiến đầu tư, tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư ngoài nước. Trong cải cách tổ chức, bộ máy, thủ tục hành chính đã sắp xếp, thu gọn đầu mối các Sở, Phòng ở huyện. Tỉnh đã thành lập 4 Ban quản lý đầu tư cấp tỉnh, thống nhất thành lập ở mỗi huyện, thị xã một Ban quản lý và thành lập các Ban bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí các cán bộ có năng lực chuyên môn đảm nhiệm nhiệm vụ. Đặc biệt về công tác vận động đầu tư tỉnh đã xây dựng diễn đàn, cơ chế tiếp xúc, tham vấn thường xuyên giữa cộng đồng các nhà đầu tư và các cơ quan Nhà nước, tạo mối quan hệ hợp tác thân thiện hai bên cùng có lợi. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các ngành chức năng tỉnh thường xuyên gặp gỡ các doanh nghiệp, quan tâm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh. Thiết lập đường dây nóng và hòm thư góp ý tại trụ sở UBND

UBND tỉnh gửi văn bản chấp nhận đầu tư đến Sở KH&ĐT (thời gian 7 ngày)

các cấp để doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phản ánh ý kiến, kiến nghị có liên quan tới cá nhân, tổ chức có hành vi gây khó khăn, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến đầu tư, sản xuất kinh doanh, giúp lãnh đạo có thêm kênh thông tin để kịp thời có biện pháp xử lý, chấn chỉnh và công bố, công khai việc làm nay,... Đây có thể nói là một đột phá mới, mở cửa về cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Hà Tây.

Bên cạnh việc cải cách thủ tục hành chính, tỉnh Hà Tây cũng đã lập được quy hoạch các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp từ nay đến năm 2010 nhằm thu hút mạnh hơn nữa nguồn vốn FDI vào các khu công nghiệp này:

Bảng 8: Tổng hợp các khu công nghiệp

Tên KCN Địa điểm (huyện, thị) Tổng diện tích dự kiến

KCN Cao Hoà Lạc Thạch Thất 1.650 ha

KCN Phú Cát Quốc Oai - Thạch Thất 1.200 ha

KCN Miếu Môn - Xuân Mai Chương Mỹ 500 ha

KCN Thanh Mỹ - Xuân Sơn Sơn Tây 200 ha

KCN Quốc Oai - Thạch Thất Quốc Oai - Thạch Thất 150 ha

KCN Phú Nghĩa Chương Mỹ 150 ha

KCN Khu Cháy Ứng Hoà 200 ha

KCN Châu Can Phú Xuyến 200 ha

KCN Thường Tín Thường Tín 200 ha

Bảng 9: Quy hoạch cụm công nghiệp

Tên cụm công nghiệp Địa điểm Tổng diện tích

Cụm CN An Khánh Hoài Đức 34,6 ha

Cụm CN Lại Yên Hoài Đức 26,7 ha

Cụm CN An Ninh Hoài Đức 8,5 ha

Cụm CN Yên Sơn - Ngọc Liệp Quốc Oai 31,6 ha

Cụm CN Bình Phú Thạch Thất 20,5 ha

Cụm CN Bình Minh Thanh Oai 20,1 ha

Cụm CN Bình Phương Thường Tín 70,9 ha

Cụm CN Quất Đông Thường Tín 33 ha

Cụm CN Tân Lập Đan Phượng 22,7 ha

Cụm CN thị trấn Phúc Thọ Phúc Thọ 7 ha

Cụm CN sạch Phú Lãm Hà Đông 6,7 ha

Cụm CN Kim Chung Hoài Đức 49 ha

Cụm CN Yên Nghĩa Hà Đông 41,9 ha

Cụm CN Bắc Vân Đình Ứng Hoà 50 ha

Cụm CN Phú Xuyên Phú Xuyên 30 ha

Cụm CN Sơn Đông Sơn Tây 60 ha

Cụm CN Đinh Xá - Văn Tự Thường Tín 25 ha

Cụm CN Đại Nghĩa Mỹ Đức 14 ha

Cụm CN Cam Thượng Ba Vì 15 ha

Cụm CN Tây Đằng Ba Vì 20 ha

Cụm CN Phú Lương Hà Đông 100 ha

Cụm CN Thanh Oai Thanh Oai 100 ha

Nguồn: Sở KH&ĐT tỉnh Hà Tây.

Ngoài hai quy hoach trên, để có có sở hạ tầng hiên đại hơn tỉnh Hà Tây cũng đa tiến hành quy hoạch xây dựng và quy hoạch các dự án, trong đó nêu ró danh mục các khu đô thị sẽ triển khai, quy mô dân số và diện tích của mỗi khu đô thị này. Đồng thời trong lĩnh vực du lịch, giải trí tỉnh cũng đã quy hoạch hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu giải pháp về quản lý Nhà nước nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Hà Tây (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w