Mô hình DifServ (Differentiated Service)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẢM BẢO QoS CHO TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN CỦA CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ HÀNG ĐỢI WRED pot (Trang 34 - 36)

b. Bảo mật

2.2Mô hình DifServ (Differentiated Service)

Việc đưa ra mô hình IntServ có vẻ như giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến QoS trong mạng IP. Tuy nhiên trong thực tế mô hình này đã không đảm bảo được QoS xuyên suốt (end to end), do tính khả mở (Scalability) kém. Đã có nhiều cố gắng nhằm thay đổi điều này nhằm đạt một mức QoS cao hơn cho mạng IP, và một trong những cố gắng đó là sự ra đời của DiffServ (xem mô hình Differentiated Service)

Phần này trình bày các vấn đề sau:

− Kiến trúc các dịch vụ phân biệt (DiffServ) − Đánh dấu gói trong mô hình DiffServ

− Các điểm mã DiffServ (DSCP’s) − Thực hiện theo từng chặng (PBH)

2.2.1 Tổng quan

Ở DiffServ, các luồng lưu lượng riêng biệt không được tách biệt mà được tổ hợp lại thành một số lớp lưu lượng. Trong DiffServ, băng thông và các tài nguyên mạng khác được cấp phát cho các lớp lưu lượng mà không dành cho các luồng riêng biệt. Trọng tâm chính của DiffServ là dựa trên miền DS mà không phải là các đường đi end to end của gói tin.

Thuật ngữ “DiffServ” mô tả toàn bộ việc xử lý lưu lượng của khách hàng cùng với một mạng của nhà cung cấp dịch vụ và định nghĩa dịch vụ mà khách hàng có thể trông đợi từ nhà cung cấp dịch vụ, ví dụ một nhà cung cấp Internet – ISP (Internet Service Provider). Một dịch vụ DiffServ được định nghĩa dựa theo thỏa thuận mức dịch vụ - SLA (Service Level Agreement) giữa một khách hàng (ví dụ, một ứng dụng khách hàng có thể là VoIP, TCP, vv…) và một mạng của nhà cung cấp dịch vụ DiffServ.

Hình 2.4 Các bước của DiffServ

Một DiffServ được định nghĩa bằng thuật ngữ của các tham số mà khách hàng hiểu như thỏa thuận điều kiện lưu lượng -TCA (Traffic Condition Ageement), các hồ sơ lưu lượng (ví dụ, các tham số gáo rò – Licky Bucket), thông số hiệu năng (ví dụ thông lượng, trễ, ưu tiên loại bỏ), bằng cách đó các gói không được cấu hình sẽ bị xử lý, và thêm vào đánh dấu và định dạng của lưu lượng.

Hình 2.4 chỉ ra các bước cơ bản trong việc cung cấp các dịch vụ DiffServ. Các gói khách hàng đến tại router có đánh dấu (hoặc không) DSCP. Router kiểm tra DSCP của các gói và phân lớp các gói bằng phương thức kết hợp hành vi – BA (Behavior Aggregation).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẢM BẢO QoS CHO TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN CỦA CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ HÀNG ĐỢI WRED pot (Trang 34 - 36)