III/ Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch Hải Dương.
7. Giải pháp về vốn.
Muốn đầu tư phát triển thì yếu tố quan trọng hàng đầu là vốn, trong khi đó nguồn tích luỹ từ GDP du lịch chỉ đáp ứng một phần nhỏ. Đối với một tỉnh có nguồn thu còn khiêm tốn như Hải Dương thì việc huy động vốn cho đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách và từ tích luỹ của các doanh nghiệp là khá hạn chế, vì vậy cần có những giải pháp linh hoạt để huy động nguồn vốn ở trong nước và từ ngoài nước. Các nguồn vốn có thể huy động thêm là
vốn hỗ trợ của Trung ương và các Bộ, ngành, vốn đầu tư tư nhân, vốn liên doanh liên kết; vốn vay ngân hàng và các nguồn vốn khác.
Vấn đề quan trọng là phải tạo được cơ chế, chính sách phù hợp, khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các công trình du lịch theo quy hoạch và dự án đầu tư cụ thể, đồng thời có chính sách rõ ràng về quản lý đầu tư xây dựng, kinh doanh và phân chia lợi nhuận.
Một số hướng đi cần nghiên cứu áp dụng:
- Nhanh chóng xây dựng các dự án kêu gọi vốn đầu tư cho Du lịch Hải Dương, ban hành các quy định ưu đãi về đầu tư như ưu tiên giải phóng mặt bằng, giảm giá cho thuê đất, miễn giảm các khoản thuế trong một thời gian nhất định..
- Tập trung xây dựng các quy hoạch và dự án đầu tư cụ thể, sử dụng nguồn vốn đầu tư hỗ trợ hạ tầng du lịch của Trung ương đầu tư hạ tầng cho các khu, điểm du lịch làm đòn bẩy thu hút vốn của các thành phần kinh tế khác đầu tư vào sản phẩm du lịch
- Nghiên cứu áp dụng giải pháp “ đổi đất lấy hạ tầng “, đấu thầu sử dụng quỹ đất tạo vốn đầu tư phát triển du lịch. Giải pháp này được thực hiện có hiệu quả ở một số địa phương trong nước.
-Tăng cường công tác quản lý thị trường chống thất thu thuế từ các doanh nghiệp và các hộ tư nhân, tiết kiệm các khoản chi không cần thiết, tăng cường liên doanh với các địa phương khác để phát triển du lịch.
- Đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép đầu tư, xác định rõ chức năng và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc hướng dẫn, xúc tiến đầu tư, thành lập yhêm các tổ chức xúc tiến đầu tư: khuyến khích phát triển đi đôi với tăng cường quản lý Nhà nước nhằm đảm bảo vai trò quản lý và điều tiết của cơ quan Nhà nước, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng của mọi thành phần kinh tế trong khuôn khổ pháp luật.