2.1.5.2.1. Hạn chế
Qua nghiên cứu, tìm hiểu các nội đung cụ thể về hoạt động huy động vốn tại NHNo& PTNT- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt, cho thấy Chi nhánh mặc dù đã đạt được một số kết quả rất đáng mừng, nhưng việc thực hiện chính sách và công tác huy động vốn tại Chi nhánh vẫn còn có một số những hạn chế cần khắc phục, và nguyên nhân của sự hạn chế đó như sau:
Thứ nhất, về cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh còn chưa hợp lý về thời hạn, lãi suất, nguồn hình thành vẩc dồng tiền huy động được, điều này đã tác động tới nhu cầu sử dụng vốn của Chi nhánh . Nguồn vốn tadh, nguồn vốn ngoại tệ mặc dù có tăng trưởng nhưng vẫn chưa đáp ứng
Thứ hai, về chi phí huy động vốn,mức chênh lệch lãi suất đàu ra và lãi suất đầu vào của Chi nhánh trong thời gian qua không có sự thay đổi là bao. Điều này đáng chú ý bởi nếu không thực sự tạo được khoảng cách rộng chênh lệch thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của Chi nhánh.
Thứ ba, nguồn vốn huy động và dư nợ tại Chi nhánh chưa thu hút được khách hàng đa dạng, mà chỉ mới tập trung ở một lượng khách hàng nhất định. Do vậy mà dễ gây rủi ro cho hoạt động của Chi nhánh, khi mà khách hàng của họ gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
Và cuối cùng, Chi nhánh đã áp dụng nhiều thành tựu của khoa học công nghệ vào hoạt động cùng với hệ thống NHNo& PTNT Việt Nam và các ngân hàng thương mại khác, nhưng nhìn chung còn có nhiều hạn chế so với các ngân hàng thương mại khác, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại nước ngoài. Các dịch vụ, phương tiện thanh toán, các tiện ích mà Chi nhánh cung cấp cho khách hàng song quy mô còn nhỏ và chưa thực sự được quan tâm đúng mức, như dịch vụ rút tièn tự động đã áp dụng nhưng quy mô và phạm vi còn nhỏ, vào những ngày nghỉ, ngày lễ lại không thực hiện giao dịch
2.1.5.2.2. Nguyên nhân
a. Chủ quan
Là Chi nhánh cấp 1, mới thành lập cho nên niềm tin và uy tín của ngân hàng với khách hàng còn hạn chế, sự hiểu biết về Chi nhánh của khách hàng còn chưa cao. Cán bộ trẻ có trình độ và năng lực nhưng kinh nghiệm còn thiếu, chưa được cọ sát nhiều. Địa bàn nơi Chi nhánh đặt trụ sở tập chung nhiều dầu mối ngân hàng.
Các công cụ huy động vốn chưa thực sự đa dạng, nguồn huy động chủ yếu thông qua hình thức nhận tiền gửi, uỷ thác đầu tư và phát hành giấy tờ có giá. Tuy nhiên phương thức nhận tiền gửi còn đơn giản, nên cơ cấu vốn chưa hợp lý giữa kỳ hạn, loại đồng tiền gửi. Mặc dù năm 2009 đã áp
thu được chưa thực sự cao, nguồn chủ yếu là nguồn ngắn hạn và nội tệ. Chi nhánh chưa quan tâm tới phát hành giấy tờ có giá bằng ngoại tệ.
Màng lưới cơ sở hạ tầng của Chi nhánh ít, với một Chi nhánh cấp 2 trực thuộc và 6 phòng giao dịch, cho nên hạn chế rất nhiều cho công tác huy động vốn và tiếp xúc với khách hàng của Chi nhánh.
Công nghệ ngân hàng mặc dù được ứng dụng đầu tư, Chi nhánh đã triển khai lắp và cài đặt các phần mềm phục cụ cho việc thanh toán, chuyển tiền điện tử, thanh toán liên hàng, cùng một số phần mềm khác đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng như nhập lương vào tài khoản, thanh toán các loại phí, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Chính sách khách hàng chưa phù hợp, công tác quảng cáo, tiếp thị để thu hút khách hàng, tạo uy tín và mở rộng thị phần trên thị trường. Chi nhánh chưa có dịch vụ chăm sóc khách hàng mà mới chỉ có quầy khách hàng, do vậy chưa tạo được ấn tượng cho khách hàng.
b. Khách quan
- Tình hình kinh tế xã hội trong khu vực và trên thế giới còn nhiều bất ổn, mức tăng trưởng toàn cầu thấp, thị trường tiền tệ và tài chính quốc tế diến biến phức tạp, đầu tư nước ngoài có sự giảm sút. Nền kinh tế Việt Nam mặc dù có tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) liên tục tăng và kéo dài, lưu thông hàng hoá bị chững lại, kim ngạch Xuất nhấp khẩu giảm (do giá cả trên thị trường thế giới biến động mạnh mẽ). Thị trường tài chính tiền tệ ở Việt Nam hoạt động chưa có hiệu quả, thị trường bất động sản diễn biến phức tạp và chứa đựng nhiều bất ổn. Chỉ số chứng khoán (VN Index) đang ở mức thấp, chưa khuyến khích đông đảo các nhà niêm yết và nhất là các nhà đầu tư. Hoạt động đầu tư nước ngoài liên tục giảm trong 2 năm 2008, 2009. Những nhân tố đó làm giảm đáng kể việc mở rộng thị trường tín dụng, bởi các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc thiếu những dự án có tính khả thi cao. Thị trường tín dụng không mở rộng được sẽ gây ứ đọng vốn và làm ảnh
vậy gây tác động không nhỏ tới tâm lý khách hàng, và do đó họ một là gửi tiền ngắn hạn, hai là tích trữ tiền mặt hoặc ngoại tệ, như vậy làm ảnh huớng tới cơ cấu nguồn tiền gửi.
- Môi trường pháp lý còn thiếu đồng bộ và nhất quán, các văn bản luật và dưới luật cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện nó còn nhiều bất cập, nhiều chồng chéo, nhiêu khi không phù hợp với thực tế. Mặt khác hoạt động ngân hàng là hoạt động liên quan đến nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực và nhiều chế tài luật pháp khác nhau. Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhất là việc thực hiện chính sách huy động vốn.
- Thị trường tài chính trong nước chưa thực sự phát triển, hiện nay tuy đã có thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường chứng khoán nhưng quy mô và hiệu quả của nó mang lại cho nền kinh tế chưa cao, nhất là thị trường chứng khoán chưa trở thành kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế.
- Với sự cạnh trạnh gay gắt giữa các NHTM, các TCTD, TCTC ngày càng quyết liệt, nên phần nào gây khó khăn tới hoạt động của Chi nhánh, khi mà tuổi đời của Chi nhánh còn non trẻ, nhất là trong việc cung cấp dịch vụ, công cụ phương thức thanh toán (thanh toán không dùng tiền mặt)
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNo& PTNT HOÀNG QUÔC VIỆT
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HOÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HOÀNG QUỐC VIỆT
Căn cứ kết quả hoạt động của Chi nhánh trong những năm qua và định hướng hoạt động của NHNo& PTNT Việt Nam giai đoạn 2010-2020. Chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã đề ra một số chỉ tiêu trong giai đoạn 2010- 2015.
Ngoài việc đề ra các chỉ tiêu Chi nhánh cũng đặt ra một số định hướng bổ trợ cho hoạt động chung của Chi nhánh nói chung và thực hiện chính sách huy động vốn nói riêng, mội số định hướng đó là:
Tiếp tục phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị, tổ chức cá nhân là khách hàng truyền thống, đồng thời mở rộng quan hệ khách hàng mới nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ những khách hàng này.
Nắm bắt thị trường, để từ đó theo dõi sát sao những biến động có thể ảnh hưởng đến Chi nhánh, đặc biệt là sự thay đổi của lãi suất trong cơ chế lãi suất của NHNo& PTNT Việt Nam, vừa đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh huy động vốn vừa bảo đảm yêu cầu hạch toán kinh doanh. Nghiên cứu và theo dõi sự biến động của cung cầu vốn, để có sự điều chỉnh phù hợp chính sách huy động vốn, nhất là chính sách huy động vốn ngoại tệ trung dài hạn theo lãi suất thả nổi của thị trường (lấy lãi suất 12 tháng làm gốc hoặc trả lãi theo năm để lấy nguồn vốn đầu tư cho dài hạn), tài trợ và đồng tài trợ của Chi nhánh và NHNo Việt Nam.
Tiếp tục mở rộng màng lưới Chi nhánh, phòng giao dịch,... mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.
thanh toán cho các ngân hàng khu vực phía bắc.
3.2. GIẢI PHÁP
Hoạt động huy động vốn, của NHTM là vấn đề quan trọng trong cơ chế thị trường, nó là kênh huy động vốn linh hoạt góp phần đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế thị trường, và cho phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Muốn thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các thành phần khác nhau trong nền kinh tế (nhất là trong dân cư) đòi hỏi các NHTM phải có sự phân tích thị trường để từ dó đưa ra được chiến lược nghiên cứu thị trường một cách khoa học, từ đó đáp ứng nhu cầu đó một cách tốt nhất.
Mặt khác theo dự báo trong các năm tới tốc độ tăng trưởng của GDP khoảng trên 7.00%, trong đó tỷ trọng của nganh công nghiệp ngày càng tưang cao; cũng theo NHNN chính sách tiền tệ qua các năm nhìn chung phải đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả phù hợp với diễn biến của thị trường, nới lỏng dần hạn chế, tiến tới hội nhập. Điều này toạ tính ổn định trong việc hoạch định chính sách hoạt động nhất là chính sách huy động vốn của Chi nhánh cũng như hệ thống NHTM.
Hoạt động của NHTM đặc biệt là hoạt động huy động vốn chịu sự tác động của nhiều nhân tố, cả khách quan và chủ quan. Vì vậy để nâng cao được hiệu quả thực hiện CSHĐV thiết thực trong thời gian tới là rất cần thiết cho nhiều NHTM nói chung và CNLH nói riêng. Để thực hiện được điều đó Chi nhánh cần có những giải pháp sao cho phù hợp.
3.2.1. Tiếp tục tăng cường hoạt động chính sách huy động vốn với cơ cấu hợp lý cấu hợp lý
Đa dạng hoá và phát triển các hình thức dịch vụ có liên quan đến hoạt động huy động vốn, đây là điều rất quan trọng bởi, kinh tế xã hội càng phát triển, sự cạnh tranh bình đẳng ngày càng được nâng cao, thì việc thu hút nguồn vốn huy động phụ thuộc rất nhiều vào việc cung cấp các dịch vụ đa
thời gian gần đây Chi nhánh đã rất quan tâm tới điều này nhưng nhìn chung mức độ còn hạn chế (vì Chi nhánh còn phụ thuộc trực tiếp và NHNo Việt Nam), Chính vì vậy trong thời gian tới, Chi nhánh cần phải thực hiện tốt hơn nữa, các dịch vụ liên quan tới việc huy động vốn, như mở rộng loại hình dịch vụ liên quan tới tài khoản tiền gửi của khách hàng như: lãi suất phù hợp với tình hình kinh tế thị trường để vừa đảm bảo quyền lợi cho khách hàng vừa đáp ứng được mục tiêu cạnh tranh, thực hiện giúp khách hàng các hoạt động thanh toán hộ, chi trả hộ các loại phí dịch vụ (Phí bảo hiểm, điện thoại, phí sử dụng nước) của khách hàng, tăng cường và mở rộng loại hình ngân hàng tại nhà. Trú trọng công tác dịch vụ khách hàng, giúp khách hàng tìm hiểu những thông tin liên quan và quan trọng hơn là làm cho khách hàng hiểu về ngân hàng từ đó có quan hệ tốt.
Trong công tác hoạch định chính sách huy động vốn, thì điều không thể thiếu đó là việc xây dựng chính sách cho từng loại hình khách hàng. Nó quan trọng là vì, Chi nhánh luôn có khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng, khách hàng dân cư, khách hàng doanh nghiệp, khách hàng là các tổ chức,.... Mỗi một khách hàng lại có một đặc điểm khác nhau cả về tính chất hoạt động, quy mô vốn, tình hình tài chính, cũng như nhu cầu tài chính.... Việc phân định rõ ràng cơ cấu khách hàng sẽ giúp cho Chi nhánh có những điều chỉnh hợp lý, trong việc tính các mức lãi suất đầu vào, lãi suất đầu ra, sự ưu tiên trong sử dụng dịch vụ.
Muốn thu hút được nhiều nguồn vốn khác nhau, với cơ cấu vốn hợp lý (cả về thời hạn của vốn huy động, đồng tiền huy động, quy mô của nguồn vốn huy động,...). Chi nhánh, trong một số trường hợp cụ thể, cần kết hợp với NHNo Việt Nam đưa ra thêm nhiều phương thức huy động khác, ngoài phuương thức gửi tiết kiệm thông thường như; mở hình thức tiết kiệm học đường, tiết kiện gửi theo niêm kim, theo tháng, tiết kiệm bằng vàng hoặc bảo đảm giá trị bằng vàng, tiết kiệm xây dựng, ... cho từng đối tượng cụ thể đã được phân nhóm. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cần cải thiện hơn nữa
Đối với Chi nhánh đây là hoạt động còn mới mẻ, Chi nhánh chưa tập chung được lượng cán bộ có kinh nghiệp dày dạn trong lĩnh vực này, và cũng bởi vì nó là hoạt động nhạy cảm sự thành công và thất bại không có khoảng cách là mấy. Hiện tại tại TTĐH đã có phòng chuyên trách riêng về công tác này, nhưng chưa được mở rộng ra cả hệ thống, do đó nó cũng là một số khó khăn cho các Chi nhánh trực thuộc Chi nhánh cũng như NHNo Việt Nam. Vì những lý do đó nếu Chi nhánh chủ động thành lập hoặc trực tiếp đề xuất với NHNo Việt Nam, và tiến hành thành lập đưa vào hoạt động nhằm từ đó nâng cao tính cạnh tranh của Chi nhánh trên thị trường khi mà đã có trong tay phòng chuyên trách riêng phục vụ cho viẹc nghiên cứu và hoạch định các nội dung của liên quan tới các chính sách hoạt động đặc biệt là chính sách huy động vốn.
Thành lập tổ tư vấn khách hàng, về các vấn đề liên quan tới lĩnh vực tài chính tiền tệ, nhất là giúp khách hàng thấy được lợi ích của việc gửi tiền vào ngân hàng hơn là việc tích trữ trong nhà hoặc găm giữ vàng, ngoại tệ. Qua đó thu hẹp khoảng cách giữa ngân hàng và khách hàng, tạo mối qua hệ thân thiện, tạo tiền cho hoạt động của Chi nhánh ngày một tốt hơn.
Một nhân tố khá quan trọng giúp cho hoạt động huy động vốn của Chi nhánh thành công đó là phải chủ động cải tạo, nâng cấp tiến hiện đại hoá công nghệ, trong và ngoài Chi nhánh, nhằm hạn rút gọn thời gian giao dịch, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng và Chi nhánh.
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Chúng ta biết rằng trong nền kinh tế, chỉ có một lượng tiết kiệm rất nhỏ trong nước được sử dụng cho đầu tư trực tiếp, còn lại phần lớn nằm dưới dạng nhàn rỗi, Muốn khai thác tối đa tiềm năng này, đồng thời nâng cao sức mạnh canh tranh, để từ đó thu hút được nguồn vốn trong và ngoài nước. Chính phủ cần phải thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao niềm tin
ổn môi trường kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu lại hệ thống NHTM, đồng thời có sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ và điều hành các hoạt động của NHTM ở mức cần thiết.
3.3.1.1. Ổn định môi trường vĩ mô
Đây là nhân tố quan trọng bậc nhất góp phân thực hiện thành công chính sách huy động vốn của NHTM, TCTD. Ở Việt Nam hiện nay, để thực hiện tốt điều này, Chính phủ cần phải thực hiện một loạt các yếu tố liên quan như; duy trì và bình ổn môi trường Chính trị, tạo tâm lý an toàn cho nhà đầu tư (trong và ngoài nước) và các tầng lớp dân cư. Từ đó tạo tiền để cho việc bình ổn thị trường tài chính tiền tệ. Giá trị đồng tiền có ổn định, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát ở mức vừa phải hay không chịu ảnh hướng rất lớn của yếu tố chính trị. Và như vậy nó quyết định đến sự thành bại của chính sách tiền tệ quốc gia. Tuy nhiên tới lượt nó, chính sách tiền tệ quốc gia cũng có những tác động rất lớn tới tình hình chính trị, sự ổn định hay những biến động của đồng tiền sẽ có những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới môi trường chính trị.