BÀI 4 SỬ DỤNG PHẦN MỀM DẠY HỌC

Một phần của tài liệu Ứng dụng CNTT&TT vào dạy học (Trang 28 - 36)

người học sẽ cảm thấy thú vị, phấn khởi tiếp thu kiến thức đặc biệt khi cùng lúc được nghe, nhìn. Trình diễn (presentation) là một phương pháp để tuyền đạt thông tin, một trình diễn tốt có thể thực sự thuyết phục, khích lệ, gây cảm hứng và có tác dụng giáo dục

Khái niệm: “bài dạy” trên máy tính được hiểu đơn giản theo nghĩa sau:

- Các trang tư liệu của bài dạy được viết và thể hiện trên máy tính (có thể xem, trình diễn hoặc in ra từ máy in). Tư liệu bài dạy có thể là chữ, số, hình ảnh, bảng biểu, đồ họa… kết hợp với âm thanh sinh động và màu sắc đa dạng phong phú. Giáo viên có thể điều khiển vệc thể hiện nội dung của bài dạy thông qua bàn phím, chuột và các nút lệnh ngay trên các trang tư liệu này. Bằng những thao tác đơn giản, giáo viên có khả năng điều chỉnh việc thể hiện dữ liệu nhằm phục vụ mục đích giảng dạy.

- Giáo viên có thể biên soạn bài dạy hay các tư liệu minh học cho bài dạy bằng những phần mềm trình diễn trên máy tính rồi chiếu lên màn hình nhờ Projector, hoặc nối với tivi đặt trên lớp học. Chúng ta sẽ học cách sử dụng một số phần mềm dạy học sau:

1. Trình chiếu điện tử với PowerPoint

1.1. Các thành phần chính trên cửa số chương trình Powerpoint.

Khung tác vụ Thanh công cụ định dạng Thanh tiêu đề Thanh menu Tab Slide Thanh công cụ chuẩn Tab Outline Khung slide Thanh công cụ vẽ Khung ghi chú Thanh trạng thái

1.2. Thay đổi phương án phối màu (color scheme) của slide.

(1) Chọn slide mà bạn muốn thay đổi phương án phối màu.

(2) Từ khung tác vụ, chọn OtherTaskPane, rồi chọn Slide Design – Color Schemes. (3) Khung SlideDesign xuất hiện với danh sách các phương án phối màu.

(4) Chọn phương án phối màu thích hợp.

1.3. Thay đổi slide bằng cách sử dụng Slide Master.

Slide Master điều khiển toàn bộ diện mạo của thiết kế slide, bao gồm các ô giữ chỗ của slide, kiểu font, … Tất cả các thiết kế slide trong Powerpoint đều dựa trên một Slide Master – nó điều khiển diện mạo của slide, thậm chí cả các trình diễn dựa trên slide trống cũng vậy. Bạn có thể tạo các thay đổi Slide Master của thiết kế để sửa đổi toàn bộ các slide trong bài trình diễn cùng một lúc. Thay đổi Slide Master không làm thay đổi nội dung của các slide đã có, chỉ làm thay đổi diện mạo của nó.

- Từ menu View, chọn Master, chọn ViewSlideMaster.

- Kiểu xem Slide Master mở ra ở màn hình chính cùng với thanh công cụ của nó.

- Chọn đối tượng văn bản mà bạn muốn sửa đổi và dùng thanh công cụ Formatting để thay đổi font chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và sự sắp thẳng hàng của văn bản.

- Để thay đổi vị trí của một đối tượng văn bản, kéo thả nó tới một vị trí khác trong Slide Master.

- Khi kết thúc việc sửa đổi, ấn vào nút Close Master View.

− Chọn đối tượng văn bản mà bạn muốn thay đổi định dạng Bullets và Numbering của nó.

− Từ thanh menu chọn Format, chọn BulletsandNumbering.

− Powerpoint sẽ mở ra hộp thoại Bulletsand Numbering, ấn vào tab Bullet để thay đổi định dạng của bulltets, ấn vào tab Numbering để thay đổi định dạng của

Numbering.

− Chọn kiểu bullets hoặc Numbering mà bạn muốn rồi ấn OK.

1.5. Bổ sung các lời bình luận (comment).

Các lời bình luận được dùng trong trường hợp để bổ sung thông tin phản hồi vào 1 slide (trong trường hợp làm việc với những người khác để tạo bài trình diễn), hoặc để bổ sung các ghi chú nhắc nhở bạn làm gì đó. Các lời bình luận không xuất hiện khi bạn trình diễn slide.

− Chọn slide mà bạn muốn bổ sung lời bình luận. − Từ thanh menu chọn Insert, chọn Comment.

− Powerpoint sẽ hiển thị một ô để ghi lời bình luận màu vàng với tên của bạn và ngày tháng được điền sẵn.

− Gõ đoạn bình luận slide mà bạn muốn vào ô này.

1.6. Bổ sung các hình mẫu (clipart) vào slide.

− Nếu trên slide có ô giữ chỗ cho hình mẫu, nhắp đúp trên ô này để xem Clip

− Chọn một chủ đề của hình mẫu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Nhắp chọn một hình mẫu trong chủ đề đã chọn.

− Từ thanh lệnh đơn đang xuất hiện trên hình mẫu, nhắp tùy chọn đầu tiên, Insert Clip. Hình mẫu xuất hiện trong ô giữ chỗ trên slide.

− Đóng ClipGallery. ClipGallery không tự động đóng khi chèn hình ảnh.

− Nếu slide không có ô giữ chỗ cho hình mẫu, nhắp nút Insert ClipArt trên thanh công cụ Drawing để truy cập ClipGallery. Sau đó thực hiện lại các bước trên.

1.7. Chèn bảng vào trong slide.

− Chọn slide mà bạn muốn bổ sung bảng. − Từ thanh menu chọn Insert, chọn Table.

− Hộp thoại Insert Table xuất hiện, nhập số dòng, số cột của bảng mà bạn muốn tạo. Ấn OK.

− Sau khi tạo bảng bạn có thể thay đổi chiều rộng chiều cao của các dòng và cột trong bảng, cũng như là thực hiện các thao tác định dạng bảng khác.

1.8. Tạo một biểu đồ.

− Nhắp nút New Slide trên thanh công cụ Standard. − Chọn dạng Slide biểu đồ như hình trên.

− Nhắp đúp vào ô giữ chỗ có dạng đồ thị để mở Microsoft Graph và tạo biểu đồ − Trong trường hợp muốn chèn một biểu đồ trên slide không có ô giữ chỗ là biểu đồ

thì ta vào menu Insert->Chart. Một cửa sổ kiểu bảng tính - bảng dữ liệu chứa các dữ liệu mẫu xuất hiện.

− Để xóa dữ liệu mẫu trong bảng dữ liệu, nhắp vào hộp xám bên góc trái trên của bảng tính và nhấn Delete.

− Sau khi tạo biểu đồ, bạn có thể tiến hành nhập dữ liệu cho biểu đồ vào Datasheet.

1.9. Tạo và định dạng các đối tượng trong slide.

Powerpoint cung cấp rất nhiều tùy chọn liên quan đến vẽ và định dạng các đối tượng. Những tính năng này đủ để thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng bình thường, đồng thời cũng đủ mạnh để đáp ứng được những đòi hỏi của một nhà thiết kế lành nghề. Thanh công cụ Drawing là phương tiện chính trong bộ công cụ đồ họa của Powerpoint. Nó bao gồm những nút cho phép bạn chèn các hình ảnh, WordArt và ClipArt. Thanh công cụ này cũng cho phép bạn tiếp cận rất nhiều tùy chọn chi tiết liên quan đến việc tô màu, định vị, định dạng và chỉnh sửa các đối tượng đồ họa mà bạn tạo ra.

a. Sử dụng thanh công cụ Drawing để tạo các đối tượng.

Để mở thanh công cụ Drawing, từ thanh menu chọn View > Toolbars > Drawing.

Từ thanh công cụ Drawing, chọn loại đối tượng mà bạn muốn chèn vào slide, rồi kéo thả chuột trên slide để vẽ đối tượng đó.

b. Tạo bóng mờ và các hiệu ứng 3D.

Bạn có thể tạo bóng mờ (shadow) và các hiệu ứng 3D cho các đối tượng như AutoShape, WordArt và ClipArt để tạo ấn tượng và làm tăng thêm sức thu hút của bài trình diễn.

Bóng mờ:

− Tạo bóng mờ:

o Chọn một đối tượng và ấn vào nút Shadow trên thanh công cụ Drawing để làm hiển thị bảng Shadow.

o Chọn kiểu bóng mờ mà bạn muốn.

− Đặt các thiết lập bóng mờ: Bạn có thể tùy biến màu sắc của bóng mờ trong Shadow Settings.

1.10.Chèn các file phim ảnh và âm thanh cho slide.

Bạn có thể chèn các media clip – các file âm thanh và phim ảnh – vào trong trình diễn Powerpoint để có một hiệu ứng đa phương tiện đầy sinh động. Bạn có thể chèn các clip từ nhiều nguồn khác nhau – từ Microsoft Clip Gallery hoặc các clip âm thanh và phim ảnh của riêng bạn. Một

Shadow Color Nudge Shadow Left Nudge Shadow Down Nudge Shadow Up Nudge Shadow Right

trình diễn Powerpoint có thể tự động phát một clip trong suốt thời gian trình diễn, hoặc bạn có thể ra lệnh chỉ phát clip khi nhận lệnh từ chuột. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Chèn một file âm thanh.

- Chọn slide mà bạn muốn chèn file âm thanh. - Từ thanh menu, chọn Insert > Movies and Sounds.

b. Bổ sung 1 bài thuyết minh vào trong slide.

Bạn có thể ghi lại bài thuyết minh để phục vụ cho phiên trình diễn. Trước khi thu giọng thuyết minh, bạn nên chuẩn bị kịch bản thuyết minh, đọc và kiểm tra lại nhiều lần cho đến khi trôi chảy và ăn khớp với bài trình diễn Powerpoint của bạn.

Để thu lại bài thuyết minh, làm theo những bước sau:

Từ thanh menu, chọn SlideShow > Record Narration để mở hộp thoại Record Narration

- Trước khi ghi giọng thuyết minh, bạn nên kiểm tra lại xem microphone đã được cài đặt một cách thích hợp hay chưa. Để làm việc đó, ấn vào nút Set Microphone Level, hộp thoại Microphone Check sẽ được mở ra.

- Đọc thử một câu vào microphone, tính năng của microphone wizard sẽ tự động điều chỉnh microphone giúp bạn. Ấn OK để quay lại hộp thoại chính.

- Để lưu phần thuyết minh như một file âm thanh riêng biệt với bài trình diễn, bạn hãy đánh dấu vào ô Link Narration in. Bài thuyết minh sẽ được lưu thành một file riêng dạng .wav.

- Nếu muốn nhúng phần thuyết minh vào bài trình diễn, đừng đánh dấu ô Link Narration in. - Ấn OK để bắt đầu ghi âm. Powerpoint sẽ hiển thị bài trình diễn của bạn ở chế độ SlideShow. - Ấn phím Spacebar (hoặc phím PgDown, hoặc ấn chuột) để chuyển sang thuyết trình cho slide tiếp theo.

- Để tạm dừng việc ghi âm, ấn chuột phải vào slide và chọn Pause từ menu ngữ cảnh. - Để tiếp tục việc ghi âm, ấn chuột phải vào slide và chọn Resume từ menu ngữ cảnh.

- Khi kết thúc file trình diễn, một hộp thoại sẽ xuất hiện để hỏi xem bạn có muốn lưu thời lượng cùng với mỗi slide hay không. Ấn YES nếu bạn đồng ý.

c. Chèn một file phim ảnh.

− Chọn slide mà bạn muốn chèn file phim ảnh. Từ thanh menu, chọn Insert > Movies and Sounds

1.11.Tạo các siêu liên kết.

Bước đầu tiên trong việc tạo một siêu liên kết là xác định đối tượng được liên kết. Bất cứ đối tượng nào (văn bản, clipart, wordart, biểu đồ, ..) đều có thể được liên kết. Để tạo một liên kết, hãy làm theo các bước sau đây:

Trong slide, chọn đối tượng mà bạn muốn tạo liên kết (nếu là văn bản thì bôi đen đoạn văn bản đó).

Click vào biểu tượng Insert Hyperlink trên thanh công cụ chuẩn hoặc từ thanh menu chọn

Insert > Hyperlink, Powerpoint sẽ hiển thị hộp thoại InsertHyperlink.

- Nhập URL (địa chỉ) vào hộp Address. Chọn OK.

1.12.Tạo các hiệu ứng hoạt hình.

Powerpoint cung cấp rất nhiều tùy chọn liên quan đến hiệu ứng hoạt hình. Bạn có thể sử dụng hiệu ứng hoạt hình để chuyển tiếp từ slide này đến slide khác trong bài trình diễn của mình, hoặc để giới thiệu các đối tượng và văn bản trong một slide.

Hiệu ứng hoạt hình làm cho trình diễn trở nên sinh động hẳn lên tuy nhiên, cũng như với bất cứ một hiệu ứng nào khác, nếu quá lạm dụng sẽ làm cho bài trình diễn trở nên mệt mỏi và nặng nề.

1.12.1. Tạo các hiệu ứng chuyển tiếp slide.

Hiệu ứng chuyển tiếp slide là hiệu ứng hoạt hình thông thường nhất trong Powerpoint. Bạn có thể thiết lập hiệu ứng chuyển tiếp slide cho toàn bộ slide trong bài

trình diễn, hoặc chỉ cho slide hiện thời.

- Để thiết lập các hiệu ứng chuyển tiếp slide, hãy làm theo những bước sau đây:

- Từ thanh menu, chọn SlideShow > Slide Transition. Hộp thoại Slide Transition xuất hiện.

- Từ danh sách kiểu chuyển tiếp mà bạn muốn dùng.

- Đánh dấu ô Auto Preview để Powerpoint tự động chạy thử hiệu ứng chuyển tiếp mỗi khi ta chọn hiệu ứng trong danh sách này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chọn tốc độ chuyển tiếp Speed là Slow (chậm), Medium

(vừa) hoặc Fast (nhanh) tùy theo ý muốn của bạn.

- Đánh dấu vào ô On Mouse Click để cho phép chuyển sang slide kế tiếp khi ấn chuột hoặc ấn phím Spacebar hoặc Enter hoặc PgDown.

- Nếu muốn Powerpoint tự động chuyển tiếp sang slide tiếp theo sau một thời gian xác định thì đánh dấu ô Automatically After và nhập một khoảng thời gian cụ thể vào ô bên cạnh.

- Click nút Applyto All để áp dụng hiệu ứng chuyển tiếp cho toàn bộ bài trình diễn của bạn. 1.12.2. Tạo các hiệu ứng hoạt hình riêng cho từng đối tượng.

Từ thanh menu, chọn SlideShow > CustomAnimation.

- Trong slide, chọn một đối tượng muốn bổ sung hiệu ứng hoạt hình. - Trong khung Custom Animation Task, chọn Add Effect.

+ Entrance: Các hiệu ứng xuất hiện đối tượng. + Emphasis: Các hiệu ứng biến đổi đối tượng. + Exit: Các hiệu ứng biến mất đối tượng. + Motion paths: Các hiệu ứng theo đường dẫn - Chọn một loại hiệu ứng và hoạt hình thích hợp.

- PowerPoint sẽ gán kiểu hoạt hình này cho đối tượng và trình diễn thử hiệu ứng hoạt hình. Nếu trong một slide có nhiều đối tượng được gán hiệu ứng hoạt hình, ta có thể thay đổi thứ tự hoạt hình của các đối tượng này bằng cách sử dụng mũi tên Reorder để dịch chuyển lên xuống thứ tự của các đối tượng trong khung Custom Animation Task.

1.13.Trình diễn slide

1.13.1. Chọn kiểu trình diễn thích hợp.

Từ thanh menu, chọn SlideShow > Set Up Show để mở hộp thoại Set Up Show. Chọn một trong các kiểu sau trong vùng Show type:

- Presentedbyaspeaker (fullscreen): trình diễn trên toàn màn hình (kiểu mặc định).

- Browse by an individual (window): cho phép khán giả tự điều khiển việc trình diễn của Powerpoint theo nhu cầu riêng.

- Browsed at a kiosk (fullscreen): trình diễn tại gian hàng. Cho phép tạo một trình diễn tự động (tự động lặp đi lặp lại) mà không cần người điều khiển.

Trong vùng Show Options:

- Loop Continuously until ESC: trình diễn lặp đi lặp lại cho đến khi nào ấn ESC mới kết thúc.

- Show without narration: đánh dấu ô này sẽ làm tắt giọng thuyết minh (nếu có) đi kèm theo file trình diễn.

Show without animation: không trình diễn bất cứ một hiệu ứng hoạt hình nào. 1.13.2. Tạo các phương án trình diễn riêng (custom show).

Phương án trình diễn riêng cho phép bạn tạo ra những trình diễn Powerpoint có thể được tùy biến để phục vụ những đối tượng khán giả khác nhau, hoặc những mục đích khác nhau mà không phải xây dựng nhiều trình diễn có nội dung tương tự.

Để tạo một phương án trình diễn riêng, hãy làm theo các bước sau: - Từ thanh menu, chọn SlideShow > Custom Shows.

- Trong hộp thoại Custom Shows, ấn nút New để mở hộp thoại Define Custom show. - Nhập tên cho phương án này vào mục Slide show name (tên mặc định là Custom show 1). - Từ danh sách Slide in presentation, chọn slide đầu tiên mà bạn muốn đưa vào phương án trình diễn riêng của mình.

Lặp lại các bước 4 và 5 cho đến khi đã sao chép xong tất cả những slide cần dùng trong phương án đó.

Để xóa bỏ một slide khỏi danh sách các slide dùng trong phương án, chọn nó và ấn nút

Remove.

1.14.Đóng gói trình diễn.

Từ thanh menu, chọn File > Package for CD. Trong hộp thoại Package for CD, nhập tên của CD trong trường Name of CD

- Tên file trình diễn hiện thời xuất hiện trong vùng Files to be copied. Để bổ sung thêm file trình diễn vào CD, ấn nút Add Files. Trong hộp thoại Add Files, lựa chọn các file trình diễn mà bạn muốn đóng gói và ấn Add.

- Nếu có nhiều file trình diễn sẽ được đóng gói, ta có thể thay đổi thứ tự mà bạn muốn chúng sẽ chạy, và cũng có thể xóa bớt file trình diễn đi.

- Ấn nút Options: để thiết lập các tùy chọn sau và ấn OK sau khi thiết lập xong. - Đóng gói PowerpointViewer (mặc định). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cách thức các file sẽ được trình diễn.

- LinkedfilesEmbedTrueTypefonts: để đảm bảo tất cả các hình ảnh clipart, media clip, âm thanh các font đặc trưng đều được đóng gói cùng với file trình diễn.

- Password Protection: ngăn người khác mở hoặc thay đổi file trình diễn

- Đặt đĩa CD trắng vào ổ đĩa CDRW, trong hộp thoại Package for CD ấn nút Copy to CD.

Một phần của tài liệu Ứng dụng CNTT&TT vào dạy học (Trang 28 - 36)