nhiễm dầu. Sinh vật biển nhỏ bé này hầu như không được tìm thấy trong các vùng nước sạch, nhưng lại có mặt ở dòng thủy triều đen nhỏ nhất. Việc trao đổi của nó dựa vào các hydrocarbon là nguồn cung cấp duy nhất carbon và năng lượng.
Sử dụng chế phẩm NatureClean-33 trong xử lý nước thải: - NatureClean-33: Chế phẩm gồm 58 chủng vi khuẩn khác
nhau.
- NatureClean-33 với khả năng phân hủy các chất khó
khăn như phenol, chất tẩy rửa, cồn, hydrocarbon, ligno- cellulose, dung môi hữu cơ, dược phẩm và mở rộng một loạt các hợp chất thơm và béo. Trong số các chủng đó của chế phẩm có các chủng có khả năng sống trong phổ PH rộng. Một số có khả năng phát triểm trong điều kiện hảo khí hay hiếu khí. Như vậy chế phẩm có khả năng xử lý nước thải trong các điều kiện khác nhau. - Chế phẩm bao gồm các loài vi khuẩn sản xuất hiệu quả
cao tại enzym thủy phân để xúc tác thủy phân dầu mỡ, dầu, chất béo, (lipases) protein (protease) tinh bột
(amylases) và cellulose và ligno-cellulose (cellulase). Một số thông tin mới
• Làm sạch khí than bằng enzyme trong máu
• Một loại enzyme có trong máu người có thể sẽ là chìa khóa để giải quyết bài toán tách khí CO2 từ các lò than. Carbozyme một công ty có trụ sở ở New Jersey tuyên bố đang mô phỏng loại
enzyme này. Nếu thành công phương pháp mới sẽ có giá thành rẻ gấp 3 các phương pháp truyền thống.
•
Carbonic Anhydrase tên loại enzyme có trong máu người liên tục chuyển hóa khí CO2 đồng thời với quá trình hít thở của con người. Trước tiên khí CO2 sẽ được bơm vào máu và bị các enzyme chuyển hóa
thành gốc HCO3 vốn dễ dàng vận chuyển hơn cho máu. Khi khối khí tới phổi vẫn loại
enzyme này sẽ tái tạo lại CO2 và khí CO2 sẽ bị đẩy ra ngoài. Carbonic Anhydrase làm việc rất hiệu quả có thể chuyển hóa khoảng gần 1kg CO2 một ngày. Một số thông tin mới
• Bằng việc bắt chước nguyên lí hoạt động của loại
enzyme nói trên các kĩ sư từ Carbozyme đã có thể “tóm” và tách riêng CO2 từ hỗn hợp có nhiều khí khác nhau giống như khí thải từ các lò than đốt. Khí CO2 tách riêng thường được tống xuống lòng đất giữa các lớp đá ba-
zan cùng các loại khí nhà kính khác và thành công của Carbozyme sẽ làm giảm đáng kể chi phí cho quá trình này. Ngoài ra việc sử dụng enzyme tổng hợp cũng tránh được các hóa chất độc hại thường gặp trong các
phương pháp tách CO2 khác.
• "Những enzyme và các vi khuẩn có vai trò quan trọng trong
quá trình chuyển hóa từ gỗ thành đường trong cơ thể của mối”
• Quá trình được bắt đầu khi những hạt gỗ, giống như
mùn cưa, được chuyển vào ruột của mối. Tại đây, mối sẽ tiết ra các xúc tác protein (Enzyme). Sau đó, gỗ sẽ được chuyển tới phần ruột cuối. Ở quá trình này, những hạt gỗ sẽ được chuyển hóa thành đường nhờ tác tác động của của một loại vi khuẩn có cấu tạo như những Enzyme do mối sinh ra.
"Những enzyme và các vi khuẩn có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa từ gỗ thành đường trong cơ thể của mối”, tiến sĩ Scharf nói. “Rõ ràng, những vi khuẩn trong ruột mối không phải là những kẻ sống ký sinh. Chúng đóng vai trò là các đối tác quan trọng trong quá trình chuyển hóa này”.
IV Kết luận
• Công nghệ Enzyme là một trong các ngành công nghệ quan trọng trong bảo vệ môi trường. Áp dụng công nghệ Enzyme trong xử lý ô nhiễm môi trường không tạo ra
các sản phẩm phụ ảnh hưởng đến môi trường.
• Nhìn chung việc nghiên cứu và ứng công nghệ Enzyme trong công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam đã được hình thành và phát triển và đã góp phần cải thiện môi trường.
• Tuy nhiên công nghệ Enzyme là một ngành khoa học thực nghiệm và lại là một ngành công nghệ cao, do đó đòi hỏi mức đầu tư tương xứng để bắt kịp với trình độ công nghệ của thế giới.