- DDR SDRAM: Bus: 266Mhz, 333Mhz, 400Mhz.- DDR2: Bus: 533Mhz, 667Mhz... - DDR2: Bus: 533Mhz, 667Mhz...
Tóm tắt chương
Bộ nhớ RAM của máy tính là một bộ phận không thể thiếu và có vai trò quan trọng đối với sự hoạt động hiệu quả của máy tính. Nắm vững tính năng kỹ thuật của bộ nhớ RAM giúp cho chúng ta cài đặt một cách hợp lý để tạo ra một máy tính có năng lực hoạt động tốt nhất. Bộ nhớ RAM cũng là một thành phần đắt tiền và rất dễ bị hư hỏng, gây lỗi nếu chúng ta không biết cách bảo quản và sử dụng đúng cách. Nắm chắc nội dung của chương này giúp cho những người làm công việc bảo trì hệ thống máy tính bước đầu làm chủ được một trong những thành phần quan trọng của máy tính.
Bài tập cuối chương
4.1. Hãy nêu các loại bộ nhớ và chức năng chính của mỗi loại.4.2. Tại sao lại gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM). 4.2. Tại sao lại gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM).
4.3. Giải thích các thuật ngữ DRAM, SRAM, SDRAM, RDRAM, DDR RDRAM.4.4. Một số loại DRAM thông dụng, tính năng kỹ thuật của mỗi loại. 4.4. Một số loại DRAM thông dụng, tính năng kỹ thuật của mỗi loại.
4.5. Nêu những đặc trưng kỹ thuật cơ bản của RDRAM, những ưu điểm nổi bật của nó so với SDRAM?
4.6. Nêu những đặc trưng kỹ thuật cơ bản của DDR SDRAM, những ưu điểm của nó so với SDRAM và RDRAM? RDRAM?
4.7. Phân biệt bộ nhớ Cache L1 và Cache L2. Nếu các bộ nhớ Cache bị hỏng thì máy tính có còn hoạt động không? không?
4.8. + Tại sao các máy tính thế hệ 80386 về trước lại không có bộ nhớ Cache?
+ Tại sao các máy tính từ thế hệ Pentium Pro trở lại đây, Cache L2 lại kết nối trực tiếp với CPU? 4.9. Phân biệt các modul RAM: DIP, DIMM, SIMM, RIMM.
4.10. Phân biệt các loại RAM: None Parity, Parity, ECC.
4.11. Trình bày các bước cài đặt/gỡ bỏ các mô đun RIMM/DIMM/RIMM. 4.12. Trình bày các bước để khoanh vùng phát hiện hỏng hóc của RAM. 4.12. Trình bày các bước để khoanh vùng phát hiện hỏng hóc của RAM.
Chương V
Bộ vi xử lý
Bộ vi xử lý (Thường gọi là đơn vị xử lý trung tâm - Central Processing Unit viết tắt là CPU), được coi là Central Processing Unit viết tắt là CPU), được coi là bộ não của máy tính, nó thực hiện hầu hết các chức năng xử lý, tính toán của máy tính. Bộ vi xử lý cũng là một bộ phận đắt đỏ nhất của hệ thống. Đối với các máy tính cá nhân, hãng Intel được coi là hãng đầu tiên chế tạo bộ vi xử lý cho nó và hiện nay hãng là nơi cung cấp chủ yếu các bộ vi xử lý cho các máy tính cá nhân. Ngoài Intel ra, còn một số hãng khác cũng sản xuất bộ vi xử lý tương thích với bộ vi xử lý của Intel như AMD, Cyrix,...
1. Các đặc trưng kỹ thuật cơ bản của bộ vi xử lý
Để đánh giá hiệu năng của một bộ vi xử lý người ta thường căn cứ vào một số đặc trưng kỹ thuật cơ bản đó là: tốc độ, độ rộng của thanh ghi trong, độ rộng bus dữ liệu, độ rộng bus địa chỉ, dung lượng bộ nhớ Cache,...
1.1. Tốc độ của CPU
a) Tốc độ đồng hồ của CPU
CPU là thiết bị xử lý số, tốc độ xử lý được đánh giá theo tần số xung nhịp đồng hồ. Do vậy, tốc độ của CPU được tính theo đơn vị Hz (Hertz). Bội của Hz là KHz (KiloHertz), MHz (MegaHertz), GHz (GigaHertz). Chu kỳ là thành phần thời gian nhỏ nhất của CPU. Tuy nhiên, số chu kỳ để thực hiện một lệnh là khác nhau đối với từng loại CPU. Ví dụ: