3.4.7.1 Chức năng đối với Điểm nối
3.4.7.1.1 Biểu đồ hoạt động-Activity Diagram
Thêm mới đối tượng điểm nối Tìm kiếm đối tượng điểm nối
Xóa đối tượng điểm nối Sửa đối tượng điểm nối
Lưu đối tượng điểm nối
Khởi tạo
Kết thúc
Cập nhật thiết bị (component) cho điểm nối
Hình 3.8: Biểu đồ hoạt động cập nhật đối tượng điểm nối
- Thêm mới đối tượng điểm nối: các đối tượng điểm nối sẽ được tạo mới trên bản đồ bằng cách di chuột đến vị trí thích hợp trên bản đồ rồi bấm chuột. Nhập thông tin cần thiết cho đối tượng điểm nối, trong đó có cả việc cập nhật thiết bị cho điểm nối
- Tìm kiếm đối tượng điểm nối: Các đối tượng điểm nối trên bản đồ được tìm bằng cách bấm chuột và rê quét để lấy tất cả những đối tượng điểm nối trong vùng vừa quét trên bản đồ. Trong các đối tượng tìm được, lựa chọn một đối tượng, thông tin về đối tượng đó sẽ được hiển thị trên màn hình.
88
- Cập nhật thiết bị cho điểm nối: các điểm nối sau khi lắp đặt thì phải có thiết bị được gắn lên nó, do vậy phải lựa chọn một loại thiết bị cho điểm nối đó và cập nhật thông tin của thiết bị đó.
- Sửa đối tượng điểm nối: Các đối tượng điểm nối sẽ được cập nhật thông tin, di chuyển vị trí không gian và cập nhật vào CSDL
- Xóa đối tượng điểm nối: Các đối tượng điểm nối trên bản đồ sẽ được xóa bỏ nếu không còn phù hợp hay không được sử dụng nữa bằng cách chọn vào điểm nối đó rồi lựa chọn chức năng xóa.
3.4.7.1.2 Biểu đồ trường hợp sử dụng-User Case
Hình 3.9: Biểu đồ UserCase đối với chức năng cập nhật đối tượng điểm nối
3.4.7.2 Chức năng đối với thiết bị
89
Hình 3.10: Biểu đồ hoạt động chức năng cập nhật thiết bị cho điểm nối
- Thêm mới thiết bị: Các thiết bị được lựa chọn từ danh sách và thêm vào danh sách các đối tượng của điểm nối. Nhập thông tin cần thiết cho thiết bị trên màn hình
- Thay đổi thiết bị: Nếu thiết bị đang được lắp đặt ở điểm nối không đúng hoặc không phù hợp, thì người sử dụng có thể lựa chọn một thiết bị khác trong danh sách để thay thế cho thiết bị. Danh sách các thiết bị và thuộc tính như đã mô tả ở chương 2, mô hình DAN-VAND
- Thông tin của thiết bị sẽ được điền và cập nhật vào CSDL.
- Xóa bỏ thiết bị khỏi điểm nối: Khi điểm nối không còn phù hợp nữa thì có thể xóa bỏ bằng cách lựa chọn thiết bị rồi xóa.
3.4.7.2.2 Biểu đồ trường hợp sử dụng-User Case
90
3.4.7.3 Chức năng đối với dường ống
3.4.7.3.1 Biểu đồ hoạt động-Activity Diagram
Hình 3.12: Biểu đồ hoạt động chức năng cập nhật đường ống
- Thêm mới đối tượng điểm nối: Mỗi đường ống được tạo ra từ hai điểm nối ở hai đầu, do vậy để tạo được đối tượng đường ống thì trước hết phải tạo ra hai đối tượng điểm nối.
- Thêm mới đối tượng đường ống: các đối tượng đường ống được tạo ra trên bản đồ bằng cách tạo ra hai điểm nối ở hai đầu sau đó nhập thông tin cho đường ống này trên màn hình
- Thêm mới đối tượng đường ống với độ dài cho trước bằng cách khai báo độ dài trên màn hình, sau đó thực hiện việc vẽ đối tượng đường ống, nhưng trên bản đồ, độ dài của đường ống đã được đặt với độ dài như đã đặt trước.
91
- Thêm mới đối tượng đường ống với một góc cho trước so với phương nằm ngang: Khai báo một góc theo đơi vị độ, sau đó thực hiện việc vẽ đường ồng, thì đường ống luôn luôn được tạo ra với một góc cho trước so với phương nằm ngang.
- Them mới đối tượng đường ống song song với một đường thẳng cho trước: vẽ một đoạn thẳng cho trước, sau đó thực hiện vẽ đường ống trên bản đồ, thì đường ống đang vẽ trên bản đồ luôn luôn có phương song song với đoạn thẳng cho trước đó.
- Tìm kiếm đối tượng đường ống: các đối tượng đường ống trên bản đồ được tìm bằng cách dùng chuột quét một vùng trên bản đồ để lựa chọn những đường ống trong vùng đó. Lựa chọn một đường ống trong danh sách kết quả, thông tin về đường ống sẽ hiện lên trên màn hình.
- Sửa đổi đường ống: Các đối tượng đường ống sẽ được cập nhật thông tin, di chuyển vị trí, và thay đổi hình dạng và được cập nhật vào CSDL
- Tạo đường vòng (fly-over): Trên bản đồ khi hai đường ống đi giao nhau trên mặt phẳng, thì có thể sử dụng chức năng tạo đường vòng (fly-over) của đường ống này so với đường ống kia
- Nối hai đường ống (Join pipes): Trong trường hợp trên bản đồ có hai đường ống có hai đầu chung một điểm, thì hoàn toàn có thể nối hai đường ống đó thành một đường ống bằng cách dùng chuột chọn lần lượt vào hai đường ống đó và chọn chức năng nối đường ống
- Chia cắt đường ống (Split pipe): Tùy từng trường hợp thì một đường ống có thể được tách ra thành hai đường ống riêng rẽ có một điểm chung. Thực hiện chức năng này bằng cách dùng chuột lựa chọn vào đường ống muốn tách ra rồi chọn chức năng tách.
- Kéo dài đường ống (Extend): Khi độ dài của đường ống chưa đủ đáp ứng yêu cầu, thì có thể kéo dài đường ống bằng cách đưa ra một vị trí làm mốc mà đường ống đó sẽ kéo dài, rồi thực hiện chức năng kéo dài đường ống.
- Cắt đường ống (Trim): Ngược lại với chức năng kéo dài, trong trường hợp đường ống quá dài, có thể cắt bớt tại một vị trí nào đó, và giữ một phần, phần còn lại sẽ bị xóa khỏi bản đồ.
- Lưu đối tượng đường ống: Đối tượng đường ống sẽ được cập nhật thông tin, thay đổi vị trí, hình dạng và được lưu vào CSDL
- Xóa đường ống: Đối tượng đường trên bản đồ có thể bị xóa bỏ trong trường hợp không còn sử dụng hay không phù hợp nữa.
92
3.4.7.3.2 Biểu đồ trường hợp sử dụng-User Case
Hình 3.13: Biểu đồ UserCase chức năng cập nhật đường ống
3.4.7.4 Chức năng đối với vùng cấp nước
3.4.7.4.1 Biểu đồ hoạt động-Activity Diagram
93
- Thêm mới đối tượng vùng: các đối tượng vùng sẽ được tạo mới trên bản đồ bằng cách di chuột đến vị trí thích hợp trên bản đồ rồi vẽ một hình đa giác, kết thúc bằng bấm đúp chuột. Nhập thông tin cần thiết cho đối tượng vùng trên màn hình
- Sửa đối tượng vùng: Các đối tượng vùng sẽ được cập nhật thông tin, di chuyển vị trí không gian, thay đổi hình dạng và cập nhật vào CSDL
- Xóa đối tượng vùng: Các đối tượng vùng trên bản đồ sẽ được xóa bỏ nếu không còn phù hợp hay không được sử dụng nữa bằng cách chọn vào vùng đó rồi lựa chọn chức năng xóa.
3.4.7.4.2 Biểu đồ trường hợp sử dụng-User Case
Hình 3.15: Biểu đồ UserCase chức năng cập nhật vùng cấp nước
3.4.7.5 Chức năng xem biểu đồ (Chart)
94
Hình 3.16: Biểu đồ hoạt động chức năng xem biểu đồ
- Hiển thị biểu đồ: Người sử dụng lựa chọn chứa năng trong thực đơn Xem biểu đồ để lựa chọn loại biểu đồ cần xem
- Biểu đồ đã được thiết lập sẵn (Pre-defined): Các thông tin về tham số thiết lập biểu đồ đã được thiết lập sẵn trong chương trình, do vậy người sử dụng chỉ việc lựa chọn loại biểu đồ trên thực đơn.
- Biểu đồ do người sử dụng thiết lập (User-defined): các thông tin về tham số thiết lập biểu đồ chưa xác định, và do người sử dụng lựa chọn tham số và các ngưỡng giá trị cụ thể để xem biểu đồ.
- Thiết lập các điều kiện hiển thị: các điều kiện về thời gian, phạm vi của dữ liệu có thể được thiết lập bởi người sử dụng
- Kết xuất biểu đồ ra file: Biểu đồ sau khi được sinh ra có thể được kết xuất ra dưới dạng ảnh để phục vụ cho các mục đích khác.
95
Hình 3.17: Biểu đồ UserCase chức năng xem biểu đồ
3.4.7.6 Chức năng xem bản đồ chuyên đề (Thematic Map)
3.4.7.6.1 Biểu đồ hoạt động-Activity Diagram
96
- Hiển thị bản đồ: Người sử dụng lựa chọn chứa năng trong thực đơn Xem bản đồ chuyên đề để lựa chọn loại bản đồ cần xem
- Bản đồ đã được thiết lập sẵn (Pre-defined): Các thông tin về tham số thiết lập bản đồ đã được thiết lập sẵn trong chương trình, do vậy người sử dụng chỉ việc lựa chọn loại bản đồ trên thực đơn.
- Bản đồ do người sử dụng thiết lập (User-defined): các thông tin về tham số thiết lập bản đồ chưa xác định, và do người sử dụng lựa chọn tham số và các ngưỡng giá trị cụ thể để xem bản đồ theo từng trường hợp.
- Thiết lập các điều kiện hiển thị: các điều kiện về thời gian, phạm vi của dữ liệu có thể được thiết lập bởi người sử dụng
- Kết xuất bản đồ ra file: bản đồ sau khi được sinh ra có thể được kết xuất ra dưới dạng ảnh để phục vụ cho các mục đích khác.
3.4.7.6.2 Biểu đồ trường hợp sử dụng-User Case
Hình 3.19: Biểu đồ Usercase chức năng xem bản đồ
3.4.7.7 Chức năng in ấn
97
Hình 3.20: Biểu đồ hoạt động chức năng in ấn bản đồ
- Hiển thị và thao tác với dữ liêu cần xem trên bản đồ - Hiển thị chức năng in ấn bản đồ
- Thiết lập trang in: Thiết lập kích cỡ giấy in và các thông tin liên quan trên trang in như (Chú giải, Tiêu đề, ngày tháng ...).
- Kết xuất trang in ra đinh dạng file ảnh.
3.4.7.7.2 Biểu đồ trường hợp sử dụng-User Case
98
3.4.7.8 Chức năng kiểm tra mạng lưới (Topology checking)
3.4.7.8.1 Biểu đồ họat động - Activity Diagram
Hình 3.22: Biểu đồ hoạt động chức năng kiểm tra mạng lưới
- Kiểm tra tính hợp lệ của vùng cấp nước: Trong hệ thống WDMS thì các vùng cấp nước được phân cấp theo quan hệ cha-con, tức là một vùng bất kỳ phải là con của một vùng khác và phải có đường bao (boundary) nằm trọn trong đường bao của vùng cha, và vùng cao nhất ở đây là vùng “World” – là đối thuộc tính (không có đường bao) được quy định sẵn trong chương trình. Do vậy chương trình phải kiểm tra các vùng để đảm bảo thỏa mãn điều này.
- Trong mô hình DAN-VAND, mỗi thiết bị lắp đặt trên điểm nối sẽ được quy định là số đường ống nhỏ nhất và số đường ống lớn nhất mà thiết bị này được phép kết nối. Chức năng này sẽ tìm trong CSDL tất cả những điểm nối có thiết bị nào không thỏa mãn điều kiện này.
- Trong một hệ thống cấp nước, thì mạng lưới cấp nước nhất thiết phải khép kín để đảm bảo mạng cấp nước được thông suốt. Nhưng vì những lỗi do biên tập
99
trong quá trình xây dựng CSDL mà sẽ phát sinh ra “khe hở” về mặt không gian giữa các đường ống với nhau, vì vậy chức năng này sẽ tìm và phát hiện những “nhóm” đường ống nào có “khe hở” đó.
- Kiểm tra và phát hiện xem mạng đường ống và những khách hàng nào sẽ bị ảnh hưởng nếu như một Van (valve) bị đóng.
- Các trường hợp trên sẽ được hiển thị kết quả lên bản đồ.
3.4.7.8.2 Biểu đồ trường hợp sử dụng – Use case
Hình 3.23: Biểu đồ usercase chức năng kiểm tra mạng lưới