Mutxôlini (1883-1945)
120.000 người chết ngay lập tức và hơn 200.000 người thiệt mạng những năm sau đó Các chuyên gia quân sự lúc đầu ước tính sức công phá của quả bom ném xuống Hiroshima tương đương vớ
gia quân sự lúc đầu ước tính sức công phá của quả bom ném xuống Hiroshima tương đương với
20.000 tấn thuốc nổ TNT. Về sau, các quan chức Mỹ xác nhận, nó tương đương với 3.000 tấn TNT.
Trong suy tính của Truman, có hai lý do chính để sử dụng loại vũ khí huỷ diệt "mới mẻ" này.
Thứ nhất là cách quân đội Nhật đã tiến hành Thế chiến II. Sự tàn khốc của chiến tranh đã khởi đầu ở Trung Quốc từ năm 1937. Cũng trong năm này, quân đội Nhật chiếm đóng Nam Kinh, gây ra những tổn thất to lớn về người (khoảng 100.000 - 200.000 người đã bị sát hại dưới bàn tay quân Nhật).
Thứ hai là vụ tấn công không báo trước của các máy bay cảm tử Nhật nhằm vào Trân Châu Cảng khiến 1.000 quân nhân Mỹ trên chiếc tàu chiến U.S.S Arizona thiệt mạng và gần 1.500 người trên các tàu khác đậu trong cảng, sân bay lân cận và cả thường dân cũng bỏ mạng.
Hai quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản ngày 6/8 và 9/8 làm ít nhất 120.000 người chết ngay lập tức và hơn 200.000 người thiệt mạng những năm sau đó. Các chuyên gia quân sự lúc đầu ước tính sức công phá của quả bom ném xuống Hiroshima tương đương với 20.000 tấn thuốc nổ TNT. Về sau, các quan chức Mỹ xác nhận, nó tương đương với 3.000 tấn TNT.
Tuy nhiên, đây không phải là ví dụ duy nhất về sự tàn khốc của quân phiệt Nhật mà người Mỹ chứng kiến. Tiếp sau Trân Châu cảng là cuộc "diễu hành" chết chóc Bataan ngày 9/4/1942 trong đó 72.000 người Philippines và người Mỹ bảo vệ bán đảo Bataan đã thực hiện hành trình dài 80km trong 4 ngày mà không hề có thực phẩm và nước dưới làn mưa đạn của binh lính Nhật. Thêm vào đó, điều kiện tại các nhà tù Nhật vô cùng khắc nghiệt đối với các tù binh quân sự và thường dân. Rất nhiều cảnh bắn giết, chặt đầu diễn ra cho tới tận cuối Thế chiến II. Trên tất cả là cách lính Nhật đối xử với các tù nhân Mỹ, rồi đến tù nhân Anh, và nhiều tù nhân thuộc phe Đồng minh bị Nhật bắt trong những tháng đầu của cuộc chiến tại Hongkong, Singapore, Myanmar...
Ngoài các nguyên nhân trên, còn có một lý do giải thích tại sao Truman và các quan chức hàng đầu trong chính quyền Mỹ thời bấy giờ đi tới quyết định sử dụng bom A, đó là cái giá mà quân đội Mỹ phải trả nếu tấn công vào các hòn đảo thuộc chủ quyền của Nhật. Hai ví dụ chính có thể coi là cái giá phải trả cho việc tấn công vào lãnh thổ Nhật chính là vụ tấn công Iwo Jima và Okinawa mùa xuân, đầu mùa hè năm 1945.
Vụ tấn công Iwo Jima đã gây ra những tổn thất nghiêm trọng về người: 6.200 lính thuỷ đánh bộ Mỹ đã bỏ mang trên hòn đảo nhỏ bé này - nơi được coi là vô cùng giá trị vì nó chính là căn cứ không quân của các máy bay B-29 tham gia đánh bom Nhật. Nhiều máy bay ném bom không thể tháo chạy hay quay trở về Mỹ do gặp máy bay tiêm kích hoặc gặp sự cố kỹ thuật có thể hạ cánh xuống hòn đảo này. Trong trận này, ưu thế của Mỹ so với quân Nhật là 4:1.
Vụ tấn công hòn đảo Okinawa rộng lớn còn đem lại những tổn thất nặng nề gấp 2 lần vụ Iwo Jima - 13.000 người thiệt mạng, 1/3 số này bỏ mạng trên tàu trước các cuộc tấn công của Phi đội Thần phong Nhật. Phi công trên những máy bay lỗi thời này thường không có khả năng quay trở lại căn cứ, đã biến máy bay của họ thành bom và chấp nhận hy sinh. Chỉ riêng một vụ tấn công của phi đội Thần Phong nhằm vào tàu chiến U.S.S Franklin, Mỹ đã mất 1.000 binh sĩ và chiếc chiến hạm biến thành một đống lửa khổng lồ.
Trong khi đó, lính thuỷ đánh bộ và bộ binh Mỹ tại Okinawa vẫn tiếp tục chiến đấu trên hòn đảo. Con số bị thương, bị mất tích chiếm 35% lực lượng tham chiến. Cho tới giữa tháng 6/1945, câu hỏi lớn trong đầu các chỉ huy Mỹ cũng như quan chức thuộc chính quyền Truman là liệu Mỹ có thể buộc chính phủ và quân đội Nhật đầu hàng hay không. Rõ ràng, dù bị tấn công mạnh mẽ, quân đội Nhật không có dấu hiệu sẽ hàng. Nếu như các lãnh đạo dân sự Nhật hay thậm chí người dân Nhật có quyền đưa ra quyết định, có lẽ cuộc chiến sẽ nhanh chóng đi tới hồi kết. Nhưng thật không may mắn, nó thuộc thẩm quyền của quân đội, cụ thể là các chỉ huy Nhật.
Và những người đứng đầu quân đội Nhật đã quyết định tiếp tục chiến tranh, bất chấp tổn thất để bảo vệ cái gọi là "tinh thần võ sĩ đạo". Giới chức chỉ huy không quan tâm tới thực tế cuộc chiến ấy sẽ được tiến hành với những vũ khí hiện đại của thế kỷ 20, mà không phải những cuộc đấu giáp lá cà giữa binh sĩ. Họ ra lệnh cho binh sĩ chiến đấu bằng mọi vũ khí có được trong tay.
Tới giữa tháng 6, các chỉ huy quân sự Mỹ bắt đầu lo ngại binh sĩ của họ sẽ phải đối phó với cái gì. Một uỷ ban kế hoạch chiến tranh phối hợp giữa Lục quân và Hải quân đưa ra ước tính: nếu Mỹ tấn công Kyushu ở cả hai mặt trận, họ sẽ chịu tổn thất 25.000 người; nếu tấn công trên 1 mặt trận và sau đó tấn công vào Honshu, họ sẽ mất 40.000 người; nếu tấn công cả hai mặt trận ở Kyushu và sau đó tấn công tiếp Honshu, họ sẽ mất 46.000 người. Tuy nhiên, tất cả những con số
"Năm 1945, Bộ trưởng Chiến Tranh Stimson khi ghé thăm tổng hành dinh của tôi tại Đức, đã thông báo rằng chính phủ chuẩn bị ném một quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Tôi là một trong số những người cảm thấy có nhiều lý do để nghi ngờ về tính "sáng suốt" của quyết định này. Trong buổi nói chuyện với Stimson, tôi bắt đầu nhận thức rõ cảm giác chán chường, tuyệt vọng vì thế tôi nói với ông ấy về sự bất đồng của mình dựa trên niềm tin rằng Nhật lúc ấy đã thất bại và việc ném bom nguyên tử là hoàn toàn không cần thiết. Hơn nữa tôi cho rằng Mỹ nên tránh làm dư luận thế giới bị sốc vì sử dụng loại vũ khí theo tôi là không phải là phương tiện để cứu mạng người dân Mỹ..." - trích hồi ký "Những năm tháng ở Nhà Trắng" của cựu Tổng thống Mỹ Eisenhower.
này chỉ là ước lượng do đó Tham mưu trưởng quân đội Mỹ - Tướng George C. Marshall đã không thảo luận hay thậm chí đề cập tới tại cuộc họp Nhà Trắng ngày 18/6/1945. Thay vì vậy, Marshall chỉ nói rằng ông nghĩ một cuộc tấn công vào lãnh thổ Nhật có thể không gây ra nhiều tổn thất hơn vụ tấn công hòn đảo Luzon, Philippines trong đó 31.000 người thương vong.
Nhưng tại cuộc họp này, Tham mưu của Tổng thống Truman là Đô đốc William D. Leahy đã nêu ra con số thương vong có thể có nếu tấn công vào Kyushy và Honshu - gần bằng số thương vong tại Okinawa. Ngay lập tức, Tổng thống đã bày tỏ về "sự lo ngại" của mình trước khả năng con số thương lớn đến vậy.
Cũng còn một con số khác được các nhà quân sự Mỹ tính tới: đó là sức mạnh của quân đội Nhật tại Kyushu. Khi tấn công Iwo Jima và Okinawa, Mỹ luôn chiếm ưu thế. Giữa tháng 6/1945, Tướng Marshall đã ước tính có khoảng 350.000 lính Nhật tại Kyushu. Nhưng đến ngày 24/6, ông nói con số là 500.000 và đến ngày 6/8 thì là 560.000. Những con số này được đưa ra dựa trên các dữ liệu thu được từ việc do thám hệ thống radio của Nhật còn gọi là Ultra. Nhưng một điều ông không hề biết là con số thực của binh sĩ Nhật tại Kyushu tính đến ngày 6/8 là 900.000 quân. Việc tấn công Kyushu đã được dự tính vào ngày 1/11 và đến thời điểm đó, quân Nhật sẽ tăng lên trên 1 triệu. Điều này có nghĩa, Mỹ sẽ bị tổn thất nặng nề.
Nguyễn Trãi
Tài năng kiệt xuất, số phận bi thương, trong lịch sử mấy ai như thế. Nguyễn Trãi, hiệu Ức Trai, sinh năm 1380 tại Thăng Long. Năm 1400, đỗ Thái học sinh, làm quan dưới thời Hồ Quý Ly. Quân Minh xâm lược, ông bị tướng giặc quản thúc mười năm ở Đông Quan (tên của Thăng Long thời ấy). Sau, ông tìm Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách và ở liền bên Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống Minh mười năm. Ông là nhà chiến lược, chiến thuật, ngoại giao xuất sắc, là linh hồn của cuộc kháng chiến.
Chiến thắng quân Minh, Lê Lợi lên ngôi báu. Một năm sau, khi hai công thần Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo bị nghi ngờ và bức hại, Nguyễn Trãi cũng bị bỏ ngục. Được tha, ông lui về Côn Sơn. Năm 1442, ông vua thứ hai triều hậu Lê, Lê Thái Tôn, ghé Côn Sơn thăm ông, trên đường về bị đột tử tại Lệ Chi Viên. Ông và vợ ông, Nguyễn Thị Lộ, bị khép vào tội giết vua. Mười hai ngày sau khi vua mất, mái đầu bạc vị công thần bậc nhất Nguyễn Trãi đã rơi dưới tay đao phủ trong án tru di ba họ.
Mỗi lần đọc thơ Nguyễn Trãi, là một lần chúng ta kinh ngạc, kinh ngạc về cách nghĩ việc đời, về cách sống. Người ở xa ta đã sáu thế kỷ rồi mà mỗi nóng lạnh của tâm hồn Người vẫn làm ta sửng sốt. Bài giới thiệu nhỏ này chỉ lưu ý ba điểm: lòng yêu thiên nhiên, lòng thương dân nước và cách nhìn năm tháng đời người. Nói Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên chưa đủ, phải nói ông sống bằng thiên nhiên: Mây khách khứa, nguyệt anh tam (tam = em). Láng giềng một áng mây bạc/ Khách khứa hai ngàn núi xanh. Có lẽ những ngày về ẩn ở Côn Sơn, sống cô quạnh với trúc tùng sơn thủy, ông đã cảm nghe hết nỗi cô đơn của lòng mình nên sức cảm thông với thiên nhiên cao rộng mới thắm thiết đến thế. Ngọn núi nhiều lần làm lòng ông ấm lại Còn một non xanh là cố nhân . Vầng trăng là nơi ông tâm sự Lòng thơ nghìn dặm nguyệt ba canh . Rồi Trường canh hỏi nguyệt tay dừng chén . Rồi lại Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén . Ông nâng chén để trò chuyện với trăng và ông uống trăng để trò chuyện với chén. Trăng đẩy thuyền ông trên sông Thuyền nổi theo dòng có nguyệt đưa , trăng đẩy thi hứng ông trong lòng Trì in bóng nguyệt, hứng thêm dài (trì = ao)
Thấy nguyệt tròn thì kể tháng Nhìn hoa nở mới hay xuân
Nếu không có trăng, không có hoa hẳn Nguyễn Trãi rơi vào cõi mù mờ của thời gian, nghĩa là ông ra ngoài cuộc đời. Câu thơ đã nói đến tận cùng của sự cô đơn. Nguyễn Trãi tinh tế bảo vệ cái đẹp của trời đất:
Trì tham nguyệt hiện, chẳng buông cá Rừng tiếc chim về, ngại phát cây
Ông chẳng dám câu cá sợ vỡ vầng trăng dưới ao, ông không dám phát cây sợ chim về lạc lối. Rồi Cả cửa đêm chờ hương quế lọt. Quét hiên ngày lệ bóng hoa tan (lệ = sợ). Đêm mở rộng cửa đón hương quế. Ngày không dám quét hiên sợ đụng vào bóng hoa in trên nền đất. Nguyễn Trãi gắn với thiên nhiên như vậy, nhưng lòng ông còn gắn hơn với dân nước.
Bui có một lòng trung liễn hiếu Mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen
Nguyễn Trãi kinh sợ sự thâm hiểm của lòng người, ông chứng kiến nhãn tiền sự hãm hại các công thần. Ông coi mình như mây nhìn được cái thấp cao của núi, ông coi mình như gió biết được cái cứng mềm của cây nhưng ông bất lực trước sự đổi thay của lòng người. Ngoài chưng mọi thứ đều thông hết. Bui một lòng người cực hiểm thay. Có đêm giao thừa, ông viết: Chong đèn chực tuổi cay con mắt/ Đốt trúc khua na đắng lỗ tai . Mỗi lần được thêm tuổi, được nghe pháo trúc xua tà ma là một lần giác quan Nguyễn Trãi ngấm thêm nỗi cay đắng của đời từ mắt thấy t ai nghe. Nỗi lòng
ưu ái cũ/ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông. Và còn có một lòng âu việc nước/ Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung . Thức suốt đêm vẫn chỉ vì thủy chung với việc nước. Nguyễn Trãi tiêu biểu cho những trí thức lớn của mọi thời quên phận riêng để nghĩ cho đại nghĩa.
Nguyễn Trãi, ở trong những câu thơ ngỡ như chỉ nói tính tình, thậm chí cảm giác, ta cũng nhận ra được cốt cách một trí tuệ lớn. Nghỉ trong hang núi một ngôi chùa bỗng thấy cái lạnh ngấm vào da, ông viết Vân quy thiền tháp lãnh
(Mây về giường sư lạnh). Trong câu thơ nói cảm giác này có sự giao hòa của cá thể người với vũ trụ, nhận ra từ tiểu ngã cái đổi thay của đại ngã. Ông có cách nhìn thời gian chủ động, bản lĩnh, thấy cái đổi thay Dịp trúc còn khoe tiết cứng/ Rầy liễu đã rủ tơ mềm. Mới đó trúc còn khoe cứng (mùa đông) mà nay liễu mềm đã tràn ngập (mùa xuân). Nguyễn Trãi lại viết: Chẳng thấy ngoài hiên tơ liễu rủ/ Mỗi phen liễu rủ một phen mềm. Mỗi xuân, một lần liễu rủ, càng nhiều mùa đi qua liễu càng mềm. Đấy là cái mềm để không gãy. Ông cũng "hiện sinh" Cầm đuốc chơi đêm bởi tiếc xuân