- Các nghiên cứu về biến động số lượng quần thể
Bảo tồn loài bằng pháp chế
Các bộ luật Quốc gia
Công cụ pháp chế hay luật pháp có thể được áp dụng tại các cấp địa phương, quốc gia hay quốc tế để bảo vệ tất cả các khía cạnh của đa dạng sinh học.
Các thoả thuận Quốc tế
Việc bảo tồn đa dạng sinh học cần phải được giải quyết ở mọi cấp khác nhau trong chính phủ của từng quốc gia và giữa các chính phủ. Hợp tác quốc tế là một điều kiện tiên quyết vì nhiều lý do khác nhau:
Trước hết, các loài thường di chuyển qua các biên giới.
Thứ hai, việc buôn bán quốc tế về các sản phẩm sinh học có thể gây nên hậu quả khai thác quá mức các loài nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại. Thứ ba, những lợi ích của đa dạng sinh học là có tầm quan trọng quốc tế. Cuối cùng, rất nhiều vấn đề của các loài hay các hệ sinh thái bị đe dọa có
Hiệp ước quan trọng nhất trong việc bảo vệ các loài ở qui mô quốc tế là Công ước về buôn bán các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng (CITES, Convention on International Trade in Endangered Species) được ra đời năm 1973 cùng với sự ra đời của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNDP).
Một hiệp ước quốc tế quan trọng khác là Công ước về bảo vệ các loài động vật di cư, ký năm 1979, mà trọng tâm là các loài chim di cư.
Còn có các thỏa thuận quốc tế khác nhằm bảo vệ các loài, đó là:
Công ước về Bảo tồn các loài sinh vật biển vùng Nam Cực
Công ước Quốc tế về kiểm soát cá voi
Công ước Quốc tế về bảo vệ các loài chim và Công ước Benelux về việc săn bắn và bảo vệ các loài chim
Công ước về đánh bắt và bảo vệ sinh vật trong biển Bantic