2. Một số đề xuất ý kiến
2.2. Điều khiển các nhân tố để tăng năng suất
Thông qua kết quả mô hình, tôi đưa ra giải pháo giúp bà con tăng sản lượng nuôi tôm.
Trong các biến được phân tích, biến ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất là độ sâu ao nuôi, độ sâu tác động cùng chiều với năng suất tôm. Các ao nuôi ở địa phương phần lớn có đáy là cát bùn rất nhiều dinh dưỡng khi được khai thác ở độ sâu thích hợp sẽ làm ổn định môi trường ao nuôi giúp tôm tăng trưởng nhanh, không bệnh. Bà con nên nuôi tôm ở mức sâu hơn (không quá 1.8 m) để tận dụng tầng đáy ao nuôi.
Nhân tố tiếp theo là mật độ thả con giống, đây là biến tác động cùng chiều với năng suất. Bà con nên tăng mật độ thả, mật độ thả trung bình hiện tại là 22 con/cm2. Mức độ thâm canh các hộ nuôi chưa cao, nên đầu tư thâm máy móc và bổ sung kiến thức nuôi để thả tôm với mật độ dày hơn.
Thứ 3 là biến độ trong, độ trong tác động ngược chiều với năng suất tôm. Độ trong trung bình là 31cm, đây là độ trong lý tưởng để tôm sú phát triên. Nên quản lý môi trường ao để giữa độ trong này.
Thứ tư là biến thời gian nuôi, kết quả mô hình cho thấy thời gian nuôi tôm tỷ lệ thuận với năng suất nhưng nuôi lâu không hẳn là tốt nếu nguồn thức ăn dư thừa làm ô nhiễm ao. Đặc điểm con tôm sú là thời gian nuôi tôm lâu, so sánh với thời gian nuôi con tôm thẻ khoảng 3 tháng là thu hoạch trong khi con tôm sú là 5 tháng. Bà con có thể rút ngắn thời gian nuôi bằng cách tăng mức thâm canh trong ao nuôi.
Thứ 5 là biến diễn tích. Phân tích mô hình cho thấy mở rộng diện tích sẽ làm gia tăng năng suất. Tuy nhiên, với xu hướng nuôi thâm canh, và siêu thâm canh thì gia tăng diễn tích để tăng sản lượng không còn là hướng đi đúng vì đất sản xuất ngày càng thu hẹp. Vơi diễn tích trung bình là 0.606 đây là mức thích hợp tiện quản lý ao.
Biến kinh nghiệm, mô hình phân tích cũng chỉ ra rằng kinh nghiệm tỷ lệ thuận với năng suất tôm. Kinh nghiêm nuôi tôm được tích lũy nhiều năm giúp bà con có cách quản lý ao hiệu quả. Tuy nhiên, đây là biến tác động kém nhất trong mô hình điều đó cho thấy áp dụng kiến thức kinh nghiệm bà con chưa mang lại nhiều hiệu quả. Bà con cần bổ sung và tìm hiểu thêm kiến thức nuôi.