Bài học kinh nghiệm # 2 Vai trò điều phối của Chính phủ trong hoạt động du lịch
3.2.2. VIỆT NAM CẦN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO, CẢI THIỆN TÍNH MINH BẠCH VÀ HIỆU QUẢ CỦA LĨNH VỰC NÀY
TÍNH MINH BẠCH VÀ HIỆU QUẢ CỦA LĨNH VỰC NÀY
Phát triển nhân tài là một trong những yếu tố động lực để Việt Nam có thể chuyển dịch sang các hoạt động kinh tế có năng suất và giá trị gia tăng cao hơn. Các cuộc phỏng vấn do MGI thực hiện với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong nước và các công ty đa quốc gia (MNC) cho thấy đang tồn tại hai vấn đề chính về phương diện phát triển nhân tài. Thứ nhất, trong ngành công nghiệp chế tạo – chế biến cũng như dịch vụ, những người mới vào nghề vẫn chưa thể đảm nhận ngay cả những công việc cơ bản. Nhiều doanh nghiệp ở các nước khác đã giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả bằng cách tổ chức đào tạo ngay tại doanh nghiệp trước khi một nhân viên mới bắt đầu nhận việc rồi tiếp tục đào tạo qua công việc thực tế. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp như FPT Software, một công ty phát triển phần mềm hàng đầu trong nước, đã cho thấy rằng các chương trình đào tạo do doanh nghiệp tự tổ chức thực hiện cũng có thể đem lại thành công.
Thách thức thứ hai thường được nhắc đến trong các cuộc phỏng vấn là sự thiếu hụt đội ngũ kỹ sư và cán bộ quản lý cấp trung có trình độ. Đây cũng là tình trạng phổ biến ở các nền kinh tế đang phát triển nhanh20. Tuy nhiên, theo các bằng chứng thu thập được qua khảo sát (Hình minh họa 14)21, tình hình tại Việt Nam còn có phần khó khăn hơn so với các nền kinh tế Châu Á khác. Song song với một nỗ lực trên diện rộng nhằm nâng cao số lượng và chất lượng giáo dục công lập ở bậc trên trung học, Việt Nam có thể tiếp tục chắt lọc mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục ngoài công lập để giải quyết những thách thức liên quan đến kỹ năng này.
20 The emerging global labor market (Tạm dịch: Thị trường mới nổi về lao động trên toàn cầu), Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey, tháng 6/2005 (www.mckinsey.com/mgi). 21 Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản. Hình minh họa 14 25 28 38 38 51 53 Ấn Độ (n = 69) Singapore (n = 96) Philippines (n = 185) Malaysia (n = 172) Việt Nam (n = 85) Thái Lan (n = 201)
GHI CHÚ: Dựa trên kết quảkhảo sát 808 doanh nghiệp hoạtđộng tại Châu Á.
NGUỒN: Tổchức Ngoại thương Nhật Bản; Phân tích của Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey
Trìnhđộkỹnăng của laođộng Việt Nam còn thua khá xa so với yêu cầu
Nguồn vốn con người tại Việt Nam
% Sốlượng doanh nghiệp phàn nàn về
những khó khăn trong việc tuyển
dụng kỹsưcó tay nghềcao . . . cán b. . . và trong viộquản lý lành nghệc tuyển dềụng
2630 30 38 36 59 43
Chính phủ Việt Nam còn có thể đóng một vai trò quan trọng khác là tạo điều kiện tăng cường tính minh bạch và kiểm soát chất lượng của hệ thống giáo dục tư thục non trẻ. Một cơ hội hiển nhiên mà Chính phủ có thể tận dụng là công khai chất lượng và hiệu quả hoạt động của các trường tư thục bằng các biện pháp đơn giản như thu thập và công bố các số liệu thống kê về hoạt động của các trường tư thục, tổ chức thăm dò ý kiến trực tuyến để học sinh, sinh viên có thể đánh giá chương trình giảng dạy của trường mình và yêu cầu các giáo viên, giảng viên chứng thực trình độ và nghiệp vụ22. Các biện pháp này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục, đào tạo chú trọng hơn tới việc tăng cường chất lượng thay vì chỉ chạy theo mục tiêu số lượng. Những thay đổi này cũng sẽ góp phần làm tăng sức hấp dẫn của các chương trình giáo dục đào tạo tư thục đối với các học sinh, sinh viên đang dự định đăng ký theo học. Do thẩm quyền quản lý việc cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo công lập và tư thục được giao cho nhiều cơ quan nhà nước khác nhau ở các cấp địa phương và trung ương, nên có thể thấy rõ khả năng áp dụng những chuẩn mực chung cho tất cả các cấp một cách minh bạch.
Một biện pháp khác mà Chính phủ có thể áp dụng là cấp chứng chỉ cho những người đã hoàn thành xong các chương trình đào tạo được chính thức công nhận để thể hiện rằng họ đã nắm vững những kỹ năng nhất định. Chứng chỉ này sẽ khiến cho việc tham gia vào các chương trình đào tạo do doanh nghiệp tổ chức trở nên hấp dẫn hơn đối với những đối tượng được đào tạo, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức thêm các chương trình đào tạo tổng quát – thậm chí ngay từ lúc bắt đầu tuyển dụng. Mặc dù đã có những cơ chế khuyến khích về tài chính dành cho các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo, Chính phủ cũng nên phân loại chính sách trợ cấp thành nhiều cấp độ để ưu tiên cho các chương trình đào tạo những kỹ năng có tính ứng dụng rộng rãi trong nền kinh tế.