1. Văn hoá là gì?
- Là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra. - Là những giá trị tinh thần trong lối sống, ứng xử... của con người.
Ví dụ tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, trang phục, lễ hội, giao tiếp: những tác phẩm văn học nghệ thuật, ca dao, tục ngữ, đình chùa, công trình kiến trúc, danh lam, thắng cảnh nhân tạo... đều là những giá trị văn hoá.
- Chức năng và ý nghĩa của văn hoá: Văn hoá thúc đẩy sự phát triển con người, xã hội bồi dưỡng nhân cách con người từ đó ổn định xã hội, an ninh quốc gia...
2. Các chính sách về văn hoá của Đảng và nhà nước ta:
- Cương lĩnh chính trị 1930: Đảng chỉ ra những vấn đề chủ yếu như giải phóng dân tộc, nâng cao dân trí, tự do báo chí.
- Đề cương văn hoá 1943 khẳng định văn hoá bao gồm tư tưởng, học thuật, nghệ thuật, là 1 trong 3 mặt trận quan trọng (kinh tế, chính trị tôn giáo).
- Hội nghị văn hoá toàn quốc lần 2 (1948) mở rộng văn hoá bao gồm cả văn hoá, nghệ thuật, khoa học triết học, phong tục, tôn giáo lối sống dân tộc.
- Quan điểm về văn hoá của Đảng thể hiện ở các văn kiện đại hội III, IV, V (1960 - 1985). - Từ 1986, đổi mới đường lối của Đảng trong đó có đổi mới về văn hoá.
- Hiến pháp 1992 khẳng định rõ chính sách văn hoá của nhà nước.
+ Bảo tồn phát triển văn hoá VN, tiếp thu văn hoá nhân loại, bài trừ VH đồi truỵ, mê tín hủ tục. + VH góp phần bồi dưỡng nhân cách và tinh thần cao đẹp của con người VN.
3. Nội dung 1 số điều khoản của Công ước LHQ về quyền trẻ em có liên quan:
- Điều 13: trẻ em có quyền được tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
- Điều 17: khuyến khích các cơ quan thông tin đại chúng phổ biến các thông tin có liên quan đến quyền lợi về mặt xã hội và văn hoá cho trẻ em.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:1. Giáo viên: 1. Giáo viên:
- Định hướng nội dung cần tìm hiểu về chính sách văn hoá của Đảng và nhà nước. - Hướng dẫn đọc điều 13 và 17 trong Công ước LHQ về quyền trẻ em.
- Gợi ý 1 số câu hỏi giúp HS tổ chức hoạt động thi tìm hiểu chính sách văn hoá của Đảng và nhà nước.
- Giao cho cán bộ lớp và BCH chi đoàn phối hợp tổ chức hoạt động.
- Mời GV môn GDCD làm cố vấn cho hoạt động thi tìm hiểu của HS và chuẩn bị đáp án cho các câu hỏi.
2. Học sinh:
- BCS lớp và BCH đoàn xây dựng chương trình cử người điều khiển. - Cử Ban giám khảo.
Mời GVCN và GV môn GDCD làm cố vấn. - Giao các tổ chuẩn bị nội dung sẵn sàng tham gia. - Chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ.
- Chuẩn bị giấy A0 cho các tổ - Phân công trang trí, kê lại bàn ghế.