Đặc điểm của Điều lệ Đảng

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng cảm tình Đảng (Trang 40 - 42)

III. Việc thực hiện Cương lĩnh năm 1991 trong 15 năm qua và sự phát triển một

2. Đặc điểm của Điều lệ Đảng

• Điều lệ Đảng là văn bản pháp lý cơ bản của Đảng, nên được viết ngắn gọn, chặt chẽ, dễ hiểu, hiểu cùng một nghĩa và được chia thành các phần, chương, điều, điểm để chấp hành thống nhất.

Những vấn đề cụ thể không đưa vào Điều lệ Đảng thì được các cơ quan có thẩm quyền của Đảng là Bộ Chính trị, Ban Bí thư quy định, hoặc các cơ quan chức năng( như Ban Tổ chức Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương...) hướng dẫn thi hành, bảo đảm cho Điều lệ Đảng được thi hành thống nhất, nghiêm minh.

• Điều lệ Đảng có giá trị và hiệu lực thi hành trong toàn Đảng. Đảng

Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền nên một số nội dung của Điều lệ Đảng được thể hiện trong Hiến pháp, một số bộ luật của Nhà nước và một số văn kiện cơ bản của các tổ chức chính trị – xã hội. Điều lệ Đảng cũng dành những chương riêng(Chương IX, chương X) để nêu rõ các quy định về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các đoàn thể chính trị – xã hội, đặc biệt là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Đặc điểm của Điều lệ Đảng

• Điều lệ Đảng có tính ổn định tương đối, tính kế thừa và được phát triển cùng với quá trình phát triển của cách mạng và của Đảng. Đây là yêu cầu khách quan và là tính thực tiễn của Điều lệ Đảng. Mỗi nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, cùng với việc quyết định quan điểm, đường lối chính trị cho thời kỳ mới, Điều lệ Đảng được Đại hội xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng. Từ Điều lệ đầu tiên(Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam) được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng ngày 3-2-1930 đến nay, Điều lệ Đảng đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần.

• Điều lệ Đảng hiện hành được Đại hội đại biểu toàn quốc thứ X của Đảng thông qua ngày 25-4-2006.

II. Nội dung cơ bản của Điều lệ Đảng

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng cảm tình Đảng (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(96 trang)