A.Mục tiêu:
+ Kiến thức: Kiểm tra lại những kiến thức cơ bản đã học. + Kỹ năng: Vận dụng những kiến thức đã học vào bài kiểm tra. + Thái độ: nghiêm túc.
B.Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Giáo án và các tài liệu có liên quan. + Học sinh: giấy kiểm tra.
C.Tiến trình giờ dạy:
I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: II.Kiểm tra bài cũ:
III.Bài mới:
Đề bài:
Tệp bài làm có tên là A.xls ( A là tên của HS) Cho mẫu biểu sau:
Số dân của 18 dân tộc đông dân nhất
STT Dân tộc Số dân 1 Ba-na 174.5 2 Chăm 132.9 3 Cơ-ho 128.7 4 Dao 620.5 5 Ê-đê 270.3 6 Gia-rai 317.6 7 Hoa 862.4 8 Hrê 113.1 9 Khơ-me 1055.2 10 Kinh 65795.7 11 Mông 787.6 12 Mường 1137.5 13 Nùng 856.4 14 Sán Chay 147.3 15 Sán Dìu 126.2 16 Tày 1477.5 17 Thái 1328.7 18 Xơ-đăng 127.1
Thực hiện các yêu cầu sau:
1) Nhập dữ liệu như bảng dữ liệu trên.
2) Sắp xếp các dân tộc theo thứ tự số dân từ cao đến thấp 3) Lọc ra 5 dân tộc có số dân đông nhất.
Đáp án
Câu 1: 4 điểm Câu 2: 3 điểm Câu 3: 3 điểm IV.Củng cố:
~.~.~.~.~.~.~.~.~.~.o0o.~.~.~.~.~.~.~.~.~.~ Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết67: ÔN TẬP A.Mục tiêu:
+ Kiến thức: HDHS các kiến thức đã học qua một số bài tập. + Kỹ năng: học sinh làm được bài tập.
+ Thái độ: nghiêm túc, tích cực học tập.
B.Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Giáo án
+ Học sinh: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2).
C.Tiến trình giờ dạy:
I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ III.Bài mới:
Bài tập 1: Hãy kết nối mỗi thành phần ở cột A với thành phần ở cột B tương ứng để thành câu đúng. A B (2) Ô (3) Hàm (4) Trang tính (5) Khối (6) Kí tự (7) Công thức
(a) Là một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật.
(b) Là biểu thức viết trong ô, bắt đầu là dấu “=”. Toán hạng tham gia vào biểu thức có thể là địa chỉ.
(c) Là dãy các chữ cái, chữ số và kí hiệu. (d) Là vùng giao nhau giữa cột và hàng của
trang tính.
(e) Là công thức được định nghĩa từ trước. (f) Gồm các cột và các hàng, là miền làm
Trả lời: 1d, 2e, 3f, 4a, 5c, 6b.
Bài tập 2: Những phát biểu sau đúng hay sai? Cho biết ý kiến của em bằng cách đánh dấu (x) vào ô (đúng hay là sai) tương ứng.
Đúng Sai
[ ] [ ] 1. Theo ngầm định, dữ liệu số được căn phải còn dữ liệu kí tự được căn trái.
[ ] [ ] 2. Khi chọn một khối thì tất cả các ô trong khối đó đều đồng thời được kích hoạt.
[ ] [ ] 3. Dữ liệu kí tự không thể căn phải được.
[ ] [ ] 4. Ta có thể thay đổi ô được kích hoạt bằng cách gõ địa chỉ ô mới vào hộp tên.
[ ] [ ] 5. Mỗi lần chỉ có thể xắp xếp dữ liệu trên trang tính theo một tiêu chí duy nhất.
[ ] [ ] 6. Sau khi thực hiện lọc, dữ liệu được sắp xếp lại.
[ ] [ ] 7. Khi dữ liệu thay đổi thì biểu đồ xây dựng từ dữ liệu đó cũng được tự động cập nhật.
[ ] [ ] 8. Khi sao chép một ô có nội dung là công thức chứa địa chỉ, các địa chỉ được điều chỉnh để giữ nguyên quan hệ tương đối về vị trí so với ô đích. [ ] [ ] 9. Khi di chuyển nội dung các ô có công thức, các địa chỉ được điều chỉnh
để giữ nguyên quan hệ tương đối về vị trí so với ô đích.
[ ] [ ] 10. Bất kì nhóm ô nào cũng có thể tạo thành một khối hợp lệ, miễn là chúng nằm liền kề nhau.
Trả lời: 1-đúng, 2-sai, 3-sai, 4-đúng, 5-sai, 6-sai, 7-đúng, 8-đúng, 9-sai, 10-sai.
Bài tập 3: Thông thường, các hãng hàng không cần quản lí một cơ sở dữ liệu lớn các thông tin về các chuyến bay gồm: điểm xuất phát, điểm đến, thời gian bay, phi hành đoàn, loại máy bay, có trạm chuyển tiếp không,….Em có nghĩ rằng bảng tính là thích hợp cho việc quản lí này không? Hãy giải thích lựa chọn của em.
Trả lời: Các chương trình bảng tính thao tác trên các thong tin số dưới dạng bang gồm hàng và cột. Do vậy chúng không thật thích hợp cho nhiệm vụ quản lí của các hàng hang không (Các đối tượng quản lí chính không phải là các số và các thao tác chủ yếu không phải là tính toán). Lĩnh vực ứng dụng đầu tiên và phổ biến nhất của chương trình bảng tính là lĩnh vực tài chính, ngân hang.
Bài tâp 4: Hãy kết nối mỗi thành phần ở cột A với thành phần tương ứng ở cột B trong bảng sau để tạo thành câu hợp lí.
A B (1) Max(C12:C22) (2) AVERAGE(A5,A6,A13) (3) (4) (5) SUM(A1:F1) (a) Là tổng các số trong các ô hàng thứ nhất từ cột A đến cột F.
(b) Dùng để tô màu nền cho ô.
(c) Là số lớn nhất trong các ô ở cột C từ hàng 12 đến hàng 22.
(d) Dùng để gộp ô và căn giữa.
(6) giảm dần.
(f) Là trung bình cộng của các số trong các ô A5, A6, A13.
Trả lời:
1-c, 2-f, 3-d, 4-b, 5-a, 6-e IVCủng cố: NX tiết học
VHướng dẫn về nhà: Ôn tập lại những kiến thức đã học.
~.~.~.~.~.~.~.~.~.~.o0o.~.~.~.~.~.~.~.~.~.~ Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết68: ÔN TẬP A.Mục tiêu:
+ Kiến thức: HDHS các kiến thức đã học qua một số bài tập. + Kỹ năng: học sinh làm được bài tập.
+ Thái độ: nghiêm túc, tích cực học tập.
B.Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Giáo án
+ Học sinh: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2).
C.Tiến trình giờ dạy:
I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ III.Bài mới:
Bài tập 5: Chọn phương án ghép đúng. Mỗi ô trên trang tính có thể chứa:
(A) số; (B) Kí tự và số;
(C) Công thức, kí tự, số và thời gian (D) Công thức và số Hãy chọn phương án ghép đúng.
Trả lời: phương án (C)
Bài tập 6: Ý kiến nào đúng nhất trong các ý kiến sau:
(A) Khi nội dung trong ô A1 quá dài thì các kí tự của ô A1 sẽ bị các kí tự của ô B1 đè lên (kể cả kí tự trống và khi ô B1 không có dữ liệu);
(B) Khi nội dung trong ô A1 quá dài thì các kí tự của ô A1 sẽ bị các kí tự của ô B1 đè lên (trừ kí tự trống);
(C) Khi nội dung trong ô A1 quá dài thì các kí tự của ô A1 sẽ bị các kí tự của ô B1 đè lên (Kể cả kí tự trống và chỉ khi ô B1 chứa dữ liệu);
(D) Khi nội dung trong ô A1 quá dài thì các kí tự của ô A1 sẽ không bị các kí tự của ô B1 đè lên.
Trả lời: phương án C. Bài tập 7:
Một công ty sản xuất điện thoại di động dự định đưa ra thị trường một mẫu điện thoại mới, nhưng chưa quyết định sẽ định giá bán như thế nào. Biết rằng giá thành điện thoại là 980000 đồng và có thể bán với giá từ 1000000 đồng cho tới 1500000 đồng. Nếu bán giá đắt thì lợi nhuận thu được trên mỗi điện thoại lớn hơn nhưng số người mua sẽ ít hơn so với bán giá rẻ. Bộ phận nghiên cứu thị trường cung cấp số lượng dự kiến người mua trong từng trường hợp như sau:
Giá bán (đồng) Số lượng người mua
1 000 000 20 000
1 200 000 5 000
1 500 000 1 000
Hãy đề xuất giá bán cho điện thoại mới sao cho tổng tiền lợi nhuận cao nhất. Hướng dẫn:
SBT trang 98.(Bài tập 7) IVCủng cố: NX tiết học.
VHướng dẫn về nhà: Ôn tập lại những kiến thức đã học, chuẩn bị giờ sau kiểm tra HK.
~.~.~.~.~.~.~.~.~.~.o0o.~.~.~.~.~.~.~.~.~.~ Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết69-70: KIỂM TRA HỌC KÌ A.Mục tiêu:
+ Kiến thức: Kiểm tra lại những kiến thức cơ bản đã học. + Kỹ năng: Vận dụng những kiến thức đã học vào bài kiểm tra. + Thái độ: nghiêm túc.
+ Giáo viên: Giáo án và các tài liệu có liên quan. + Học sinh: giấy kiểm tra.
C.Tiến trình giờ dạy:
I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: II.Kiểm tra bài cũ: III.Bài mới:
Đề bài:
Câu 1: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:
(A) Để định dạng nội dung của một (hoặc nhiều ô tính) em cần chọn ô tính (hoặc các ô tính) đó. Sau khi định dạng lại, nội dung cơ bản của các ô tính sẽ được thay đổi tương ứng với kiểu định dạng;
(B) Trên một bảng tính, dữ liệu kiểu số luôn căn lề phải, còn dữ liệu kí tự luôn căn lề trái;
(C) Trong MS Excel, ta chỉ định dạng được phông chữ, kiểu chữ và cỡ chữ, căn lề và tô màu chữ, tô màu nền;
(D) Tạo viền cho các ô tính là một chức năng trong định dạng trang tính;
Câu 2: Hãy cho biết hình b nhận được từ hình a bằng cách chọn phần văn bản rồi dùng nút lệnh nào trong các nút lệnh sau đây:
(A) (B) (C) (D)
Hình a Hình b
Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa và tác dụng của các nút lệnh trên thanh công cụ Print Preview
Câu 4: Có việc gì khác nhau giữa việc sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ và sử dụng lệnh DataSort…trên bảng chọn.
Câu 5: Sử dụng hàm Max(), Min() với 1 cột nào đó sẽ cho kết quả là giá trị lớn nhất (nhỏ nhất) trong cột đó. Việc sử dụng hàm như thế có tương đương với việc sử dụng lệnh lọc ra 1 giá trị lớn nhất (nhỏ nhất) trong cột đó hay không?
Đáp án
Câu 1: D Câu 2: B
Câu 3: Nút Next: Hiển thị trang in tiếp theo Nút Previous: Hiển thị trang in trước đó
Nút Page Break Preview: Xem dưới dạng ngắt trang Nút Setup: Mở hộp thoại thiết đặt trang
Nút Close: Quay về trang tính Excel
Nút Margins: Hiện hoặc ẩn các đường lưới trong chế độ Print Previous Nút Print: Mở hộp thoại in.
Câu 4: Với việc dung DataSort… -Có thể sắp xếp sử dụng nhiều cột;
-Có thể thực hiện sắp xếp với nhiều lựa chọn khác nhau.
Câu 5: Không tương đương vì hàm Max (Min) chỉ cho kết quả là giá trị lớn nhất (hoác nhỏ nhất) đó, còn với lệnh lọc thì ngoài giá trị đó ta còn biết vị trí đạt đựơc giá trị đó ở đâu (hàng nào).
V.Hướng dẫn về nhà: Tự ôn tập lại những kiến thức đã học trong năm.