0
Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Tranh cãi về Thuyết Tiến Hóa.

Một phần của tài liệu TRUYỆN KỂ CÁC NHÀ BÁC HỌC SINH HỌC 2 (Trang 41 -51 )

[/b]

Trái ngược với điều mà mọi người hằng tin tưởng, Charles Darwin không phải là nhân vật đầu tiên tìm ra lý thuyết Tiến Hóa. Các nhà khoa học xuất sắc như Buffon, Goethe, Eramus Darwin (ông nội của Charles Darwin), Lamarck và Herbert Spencer đã ủng hộ lý thuyết này. Nhưng công trình đóng góp của Charles Darwin là ông đã thu lượm đầy đủ các dữ kiện để chứng minh sự tiến hóa và ông cũng đi xa hơn trong lý thuyết chọn lựa tự nhiên do cách cắt nghĩa phương pháp tiến hóa.

Tác phẩm “Nguồn Gốc các Chủng Loại” đã xuất hiện như một tia chớp đánh vào vựa rơm. Nếu lý thuyết mới và mang tính cách mạng này có giá trị, thì câu chuyện trong Thánh Kinh về Chúa tạo ra con người sẽ không còn được

chấp nhận. Giáo Hội Thiên Chúa vì thế đã coi luận đề của Charles Darwin là nguy hiểm cho tôn giáo, nên đã gây ra một trận bão tố phản đối. Dù cho Charles Darwin đã cẩn thận tránh né việc áp dụng lý thuyết của ông vào nhân loại nhưng lời buộc tội đã coi tác giả cho rằng con người bắt nguồn từ con khỉ. Nhiều lời diễu cợt đã được dùng làm cách bác bỏ lý thuyết của Charles Darwin. Tạp chí Quarterly Review đã gọi Darwin là một con người nông nổi, làm ô danh Khoa Học. Ông Darwin còn bị tố cáo là đã thu thập nhiều dự kiện để cụ thể hóa một “nguyên tắc sai”. Tại ngôi trường cũ, Đại Học Trinity ở Cambridge, ông William Whewell đã không cho phép một ấn bản nào của tác phẩm “Nguồn Gốc” được đặt trong thư viện của nhà trường. Trong số các nhân vật bảo thủ chống đối, có ông Robert Owen, nhà xã hội và kỹ nghệ tại nước Anh và ông Louis Agassiz, nhà động vật học và địa chất học người Hoa Kỳ, cả hai đều cho rằng lý thuyết của Charles Darwin là một tà thuyết khoa học, chẳng bao lâu sẽ bị quên lãng. Nhà thiên văn lừng danh người Anh Sir John Herschel đã mô tả lý thuyết này là “một định luật bừa bãi”. Vị giáo sư địa chất cũ của Darwin là ông Sedgwick, đã coi chủ thuyết Darwin là sai nhầm nặng nề.

Tuy nhiên Charles Darwin đã không thiếu người bênh vực đầy can đảm. Đứng hàng đầu trong số nhân vật này là Sir Charles Lyell, nhà địa chất, Thomas Huxley, nhà sinh học, Sir Joseph Hooker, nhà thực vật học và Asa Gray, nhà thực vật học danh tiếng của Hoa Kỳ. Trong số các vị uy tín này, Darwin nhờ tới ông Huxley nhiều nhất. Darwin đã không xuất hiện trước công chúng để bênh vực lý thuyết của mình. Phần lớn sự bảo vệ là do khả năng của ông Huxley và đấu trường là buổi họp của Hội Anh Quốc (the British Association) tại thành phố Oxford vào năm 1860 với chủ đề là Chủ Thuyết Darwin (Darwinism). Đứng đầu phe đả phá là Tổng Giám Mục Wilberforce của miền Oxford. Trong bài diễn văn kết luận, vị Tổng Giám Mục này tin rằng có thể đè bẹp lý thuyết Darwin nên đã hướng về ông Huxley và hỏi một cách châm biếm: “Tôi hỏi Giáo Sư Huxley, liệu có phải phía ông nội hay bà nội của ngài có nguồn gốc từ loài khỉ phải không?”. Ông Huxley quay sang một người bạn và nói nhỏ: “Chúa đã giao ông ta vào tay tôi rồi!”. Ông Huxley bèn đứng lên và phát biểu: “Một người không có lý do gì phải xấu hổ khi có một con khỉ là ông nội. Nếu tôi xấu hổ chỉ vì có một ông tổ trí thức gặp một câu hỏi không biết rõ, làm mờ tối câu hỏi này vì lời hùng biện không chủ đích, làm lãng trí các người nghe bằng các lời lẽ lạc đề lại khéo léo dùng tới thành kiến tôn giáo”.

Nhà Thờ và Khoa Học về chủ thuyết Darwin. Qua tác phẩm “Nguồn Gốc”, Charles Darwin đã đề cập một cách nhẹ nhàng về nguồn gốc của con người nhưng về sau, qua cuốn sách “Dòng dõi của Con Người” (The Descent of Man), một khối lượng lớn dữ kiện của Darwin đã chứng minh rằng con người cũng là sản phẩm của định luật Tiến Hóa, từ các hình thức thấp kém hơn.

Định luật Tiến Hóa của Charles Darwin dần dần được coi là chính xác, đã ảnh hưởng tới rất nhiều phạm vi học thuật chính. Chủ thuyết Tiến Hóa Hữu Cơ (the organic evolution) đã được chấp nhận bởi các nhà sinh học, địa chất, hóa học, vật lý, nhân chủng, tâm lý, giáo dục, triết học, xã hội học và ngay cả các nhà sử học, khoa học chính trị, ngữ văn (philologists). Charles

Darwin đã làm cách mạng không chỉ đối với bộ môn Sinh Học, mà còn ảnh hưởng sâu rộng tới các phạm vi Khoa Học khác, từ Thiên Văn tới Lịch Sử, từ môn Cổ Sinh Vật tới Tâm Lý Học, từ ngành Phôi Thai Học tới Tôn Giáo. Vì vậy ông Charles Ellwood đã tuyên bố rằng Charles Darwin xứng đáng với hàng danh dự cao nhất dành cho Nhà Tư Tưởng đã mang lại các kết quả sâu rộng nhất trong Thế Kỷ 19.

Qua thế kỷ 20, Chủ Thuyết Darwin với ý tưởng chọn lựa tự nhiên, đã bị chế độ Đức Quốc Xã dùng vào việc tuyên truyền và tiêu diệt một số dân tộc thiểu số. Các cuộc chiến tranh giữa các quốc gia đã được biện hộ một cách sai lạc rằng đây là một phương tiện để diệt trừ các kẻ yếu, và về sau khi tranh giành quyền lực, các người Cộng Sản Mác Xít cũng áp dụng lý thuyết tranh đấu để sống còn vào chủ trương “đấu tranh giai cấp” của họ.

Charles Darwin qua đời vào ngày 19/4/1882 vì bệnh tim. Tin buồn này được nhiều tờ báo đăng tải bởi vì vào thời kỳ này, lý thuyết của ông đã được nhiều người công nhận. Nhật báo London Standard đã viết rằng: “Các tín đồ Thiên Chúa Giáo chân chính có thể chấp nhận các sự kiện của Luật Tiến Hóa giống như họ đã làm đối với ngành Thiên Văn và ngành Địa Chất, không vì các thành kiến do các niềm tin lâu đời và được ưa thích”.

Charles Darwin mong muốn được an táng trong ngôi làng Downe, hạt Kent, nhưng giới Khoa Học của nước Anh đã đặt di cốt của ông tại Tu Viện

Westminster danh tiếng, bên cạnh ngôi mộ của một nhà khoa học khác lừng danh trên Thế Giới, là Sir

Charles Darwin - Người làm thay đổi các quan điểm của tôn giáo[/size=4]

Charles Darwin sinh ngày 12/2/1809 tại thành phố Shrewbury nước Anh trong một gia đình trí thức. Cha của ông là một bác sĩ giỏi, anh trai ông cũng là một bác sĩ. Ông bố rất muốn Charles cũng trở thành bác sĩ nhưng ngay từ bé cậu chẳng thích thú gì với nghề này, chỉ thích săn bắt và rong chơi. Người cha đã phải thất vọng nói với Charles: “Mày chẳng quan tâm đến thứ gì khác ngoài việc săn bắt, rồi mày sẽ là một điều ô nhục cho bản thân mày và gia đình mày”. Các thầy giáo ở nhà trường cũng đồng quan điểm đó với cha ông. Khi xong trung học, Darwin dành nhiều thời gian để đi lang thang trong những cánh rừng quanh vùng, cậu thích sưu tập những vật như đá, côn trùng,cây cỏ,v.v khiến người cha càng điên tiết.

Người cha đã buộc cậu phải đến Edinburg học trường đại học Y, nhưng khi tới đó, Darwin lao vào sưu tầm các sinh vật biển, gặp gỡ những người khác quan tâm đến sinh vật và gia nhập vào giới nghiên cứu lịch sử tự nhiên. Việc học ở trường Y bị sao nhãng, sau đó cậu bỏ hẳn. Người cha rất thất vọng khi Darwin không thể nào trở thành bác sĩ, nhưng dầu sao cậu cũng phải có một nghề gì đó để vào đời, thế là người cha quyết định cậu sẽ trở thành một cha đạo ở nông thôn. Nhưng muốn làm giáo sĩ thì phải có học, vì vậy cậu phải đi học. Thế là Charles Darwin lại xuống miền Nam, vào học đại học

Cambridge. Trong thời gian này cậu chỉ chú tâm vào hai việc: sưu tầm bọ cánh cứng và săn bắn. ở đây, có hai người rất đồng cảm với sự quan tâm của cậu về khoa học và sau này là bạn cậu, đó là nhà thực vật học John Henslow và nhà địa chất Adam Sedgwick. Henslow đã mở rộng tầm nhìn của Darwin, ông dẫn cậu đi theo những đợt khảo sát thực tập, tiếp đón cậu tại nhà và cho cậu đọc các tác phẩm của nhà thám hiểm và nhà tự nhiên học nổi tiếng của Đức là Alexander von Humboldt.

Mặc dù học hành phất phơ, Darwin vẫn xoay xở để đạt được mảnh bằng tốt nghiệp đại học vào năm 1831. Tháng 8 năm đó Darwin nhận được một lá thư làm thay đổi cả cuộc đời cậu. Henslow và George Peacok, một nhà khoa học ở đại học Cambridge, đã viết thư thông báo cho Darwin là Chính phủ Anh đang tiến hành khảo sát bờ biển Nam Mỹ và một vài hòn đảo ở Thái Bình Dương. Họ được yêu cầu tiến cử một người để làm việc với tư cách là nhà tự nhiên học cho chuyến đi, quan sát, ghi chép và sưu tầm bất cứ thứ gì liên quan đến các vùng đất mà con tàu ghé thăm. Họ đã chuyển lời mời này đến Darwin. Lời mời khiến Darwin hồi hộp, cậu hầu như không tin vào điều đó. Tại sao người ta lại mời cậu - một người vừa tập tễnh bước vào môn khoa học tự nhiên? Thì ra lý do rất đơn giản: thuyền trưởng con tàu khảo sát là một thanh niên không lớn hơn Darwin bao nhiêu, ông ta cũng muốn có bầu bạn cùng trang lứa trong suốt cuộc hành trình.

Quá sung sướng, Darwin ngay lập tức nhận lời nhưng cậu gặp phải cản trở là cha cậu, ông chỉ muốn cậu có một công việc “xứng đáng” theo ý ông. Ông tuyên bố: Nếu con tìm được bất cứ người nào có lương tri khuyên con nên đi thì ba sẽ bằng lòng.

Chán nản, Charles Darwin bỏ đi chơi thăm bà con, bạn bè trong vùng và đến chỗ ông cậu săn gà gô. Cậu ruột ông- Josiah khi nghe cháu kể lại chuyện bị cha cản trở không cho đi khảo sát ở Nam Mỹ thì rất bức xúc, ông cho rằng đây là dịp may tuyệt vời và ngay lập tức kéo Darwin về nhà thuyết phục cha của Darwin. Cha cậu buộc phải chấp nhận vì rõ ràng cậu Josiah là người “có lương tri”.

Hành trình khám phá thế giới tự nhiên

Ngày 27 tháng 12 năm 1831 con tàu Beagle nhổ neo khởi hành tiến vào Đại Tây Dương mang theo Charles Darwin - người mà sau đó đã làm chấn động nhân loại vì học thuyết của mình.

Darwin đến Nam Mỹ sau 63 ngày lênh đênh trên biển. Nơi đây là một thiên đường giành cho chim thú, côn trùng và thảo mộc. Công việc của Darwin là săn lùng các mẫu vật, lột da và nhồi bông để gửi về quê hương nước Anh. ở Achentina, Darwin đã phát hiện ra một nghĩa địa của những con vật khổng lồ, những “quái vật” đã bị tuyệt chủng. Những mẩu xương đầu tiên mà Darwin khai quật xưa kia thuộc về một sinh vật khổng lồ gọi là

Megatherium, tiếp đó là một loài thú gặm nhấm Megalonyx, sau đó là con Scelidotherium, v.v. Hết sức phấn khởi, Darwin đã mang những vật khổng lồ sưu tầm được về tàu khiến thuỷ thủ đoàn tức điên lên vì họ cho là ông làm bẩn tàu. Trong khi đó Darwin nghiền ngẫm kho tàng quý báu của mình, ông đặt câu hỏi: Mối quan hệ giữa các vật hoá thạch và các loài tương cận hiện nay là gì? Tại sao các sinh vật khổng lồ này biến mất? Chúng đã biến mất như thế nào?.

Theo Darwin, có những thay đổi nào đó trong những điều kiện sống đã tiêu diệt những loài thú khổng lồ. Nhưng là những thay đổi nào? Vì sao tất cả đều bị huỷ diệt? Những bản sao nhỏ hơn của chúng như con lười, con ta-tu và con Capybana sao còn tồn tại? Những loài thú này có cạnh tranh với các loài thú khổng lồ và ngốn hết thức ăn của chúng hay không?.

Hành trình men theo bờ biển phía Đông càng ngày càng làm Darwin hiểu thêm nhiều điều về sức mạnh của tự nhiên và tác động của nó. Trên dải núi

Anđét, ông bắt gặp những lớp vỏ sò hoá thạch còn sót lại trên đỉnh núi. Khi tàu bỏ neo ở bờ biển Chilê, ông chứng kiến núi lửa phun. Không lâu sau đó ở thành phố Conception ông đã chứng kiến hậu quả khủng khiếp của động đất làm thay đổi bề mặt của vùng đất đó… Ông luôn quan sát, ghi chép cẩn thận mọi điều. Ngày 15/9/1835 tàu đến quần đảo Galapagos, đây là một nơi bảo tồn thế giới động vật tự nhiên cực kỳ phong phú. Darwin đã bị mê hoặc bởi các sinh vật trên đảo và khám phá ra nhiều điều lạ như rùa ở các đảo khác nhau có những dấu hiệu khác nhau, chỉ một loài chim Kim Oanh cũng có những kiểu mỏ khác nhau, v.v. Sau cuộc hải trình đến Thái Bình Dương, qua ấn Độ Dương và tiến lên phía bắc vượt Đại Tây Dương, vào tháng 10/1836, sau 5 năm lênh đênh khắp châu Mỹ ông đã về quê hương nước Anh. Ông hết sức ngỡ ngàng và thích thú khi thấy mọi người đều biết đến ông và công việc của ông, thì ra họ đã đọc những bức thư và xem các mẫu vật ông gửi về. Hiệp hội địa chất đã chấp nhận ông làm thành viên và sau đó bổ nhiệm ông làm thư ký Hiệp hội. Tiếp theo là thời gian bận rộn nhất, Darwin phải nghiên cứu tất cả các mẫu vật ông đã sưu tập như quan sát xếp loại, ghi chép các kết quả. Ông đã cho phát hành bộ sách gồm 5 tập mô tả việc nghiên cứu động vật qua chuyến đi khảo sát, ông còn viết một quyển nhật ký hành trình có tên “Nhật ký về những cuộc khảo sát trong cuộc hành trình trên tàu Beagle”.

Năm 1842 Darwin bắt đầu công việc làm ông nổi tiếng trên toàn thế giới sau này. Ông quan sát và làm thí nghiệm không biết mệt mỏi như chọn bồ câu, nghiên cứu việc thụ phấn của những cây nhựa ruồi, lai tạo những loại bắp cải và phân tích các kết quả. Darwin nghiên cứu một lý thuyết để kiểm tra ngược lại các khám phá, để hình dung và kiểm tra lại một lần nữa.

Thuyết tiến hoá gây chấn động thế giới

Năm 1838 tình cờ ông đọc được quyển sách của nhà kinh tế học người Anh nổi tiếng Thomas Malthus có tên: “Tiểu luận về nguyên tắc dân số”. Thomas mô tả tương lai bi thảm của loài người do gia tăng dân số qúa nhanh, cứ 25 năm dân số sẽ tăng gấp đôi. Nguồn dự trữ lương thực không gia tăng nhanh như vậy, do đó con người luôn bị nạn đói đe doạ. Những yếu tố kiểm soát được dân số là những thảm họa như chiến tranh, đói kém và bệnh dịch, nếu một số người còn sống thì số khác phải chết, cuộc sống chính là một cuộc đấu tranh triền miên…

Đọc sách của Malthus, lập tức Darwin liên tưởng đến thế giới động thực vật. Động thực vật gia tăng còn nhanh gấp nhiều lần con người. Tất cả mọi sinh

vật đều phải ganh đua nguồn thức ăn, phải đấu tranh với nhau để tồn tại. Những loài tồn tại được là những loài thích ứng tốt nhất với hoàn cảnh, chúng có đặc điểm nhỏ so với đồng loại của chúng. Khi tồn tại chúng sẽ sinh sản con cái và cháu chắt của chúng cũng với hình thức như thế. Ông đã đưa ra ý tưởng các loài trên thế giới không phải được hình thành bởi sự sáng tạo đơn giản, đột ngột của Thượng đế. Thay vào đó chúng đã phát triển, tiến hoá từ những loài có mặt sớm hơn. Sức mạnh làm cho các loài mãi tiến hoá đó là sự chọn lọc tự nhiên. Quá trình bảo tồn các đặc điểm giúp cho một cá thể sinh tồn. Trong mỗi loài những đặc điểm riêng sẽ truyền từ thế hệ những con vật sống sót này đến thế hệ tiếp theo, sau cùng chúng được chia sẻ bởi một số lớn cá thể. Bây giờ tất cả những cá thể này đều là thành phần của một loài mới, khác với loài mà từ đó nó đã phát sinh.

Một phần của tài liệu TRUYỆN KỂ CÁC NHÀ BÁC HỌC SINH HỌC 2 (Trang 41 -51 )

×