Viết về nông dân ,Nam Cao thường chú ý đến những số phận bi thảm .Ông không đặt nhân vật của mình vào trong những quan hệ xã hội rộng lớn mà đi vào những vấn đề gia dình nhỏ hẹp diễn ra âm thầm trong những túp lều tối tăm .Từ những đơn vị gia đình trong quá trình bần cùng hóa và li tán ấy ,ông phản ánh được chế độ thực dân trong những ngày cuối cùng của nó bóc lột ,vơ vét người dân lao động đến sức cùng lực kiệt như thế nào
Nam Cao bị ám ảnh bởi cảnh tượng cuộc sống vô lí ,những con người bị tha hóa,bị biến chất ,bị hóa thành cái ngược lại với nó .Ngòi bút Nam Cao đặc biệt sắc sảo là khi vẽ những con người quặt kẹo ,méo mó ,đần độn ,cục súc ,táng tậm lương tâm:Chí Phèo,Thị Nở (trong Chí Phèo),lang Rận,mụ Lợi(trong Lang Rận),vợ chồng Đức(trong Nửa Đêm) ,Rự thiên lôi trong Nửa đêm ,Lúng trong Đòn chồng .….Từ hình thù đến trí khôn,hành động có một cái gì đó cỏ cây ,cầm thú.Ở cái thằng cha mệnh danh là “hắn” trong “Trẻ con không được ăn thịt chó” không còn một chút nhân tinh nào .
Trong các tác phẩm của nam Cao cũng có rất nhiều truyện ngắn viết về cuộc sống cơ cực , đầy những đau khổ của người nông dân bằng một tấm lòng yêu thương trìu mến .Đó là những “lão Hạc”,”Một đám cưới”, ”Một bữa no”
Viết về đề tài người nông dân ,Nam Cao đã có những trang viết vừa tha thiết ,vừa day dứt ,vừa thấm đẫm nỗi đau,vừa đong đầy nước mắt .Nhưng đằng sau mỗi câu văn là một tấm lòng thương yêu tha thiết ,là một niềm tin mãnh liệt vào thiện căn của con người ,khát khao của tác giả về một cuộc sống xứng đáng và lương thiện
Hai hình tượng tiêu biểu của người nông dân trong tác phẩm của Nam Cao : lão Hạc và Chí Phèo
Có thể nói “Chí Phèo” và “Lão Hạc” đều là những đỉnh của ngọn núi Nam Cao.Nếu như Chí Phèo là kẻ lưu manh độc đáo thì Lão Hạc cũng là người lương thiện độc đáo.
Chí Phèo là một kẻ đau khổ từ khi còn nằm trong bụng mẹ: hoang thai. Đẻ ra thì bị mẹ hắn vứt ra lò gạch cũ. Một vật cho không. Một món hàng từ tay người đàn bà goá mù qua tay ông phó cối. Bơ vơ, làm thuê, bị vợ ba Bá Kiến lợi dụng, bị bỏ tù oan uông 7, 8 năm trời.
Không người thân thích. Không một mái ấm nương thân. Một nông dân lương thiện bị nhà tù thực dân biến thành một tên đầu bò. Hắn ăn và ngủ trong lúc say, đập đầu, rạch mặt, chửi bới trong lúc say, để rồi say nữa, say vô tận,… Hắn đã bị cướp mất cả hình người lẫn linh hồn. Hắn đã thành quỷ dữ.Cuộc tình” của Chí với Thị Nở, bát cháo hành và sự săn sóc của thị đã đánh thức bản tính người bị tước đoạt, bị che lấp hơn mười năm nay, làm cho Chí “thèm lương thiện”, “muốn làm hòa” với mọi người! Bà cô thị Nở và thị đã chối từ quyền làm người của Chí, đã đẩy Chí Phèo chìm vào đáy bi kịch. Chỉ còn một con đường một cách đâm chết Bá Kiến và tự sát Chí Phèo mới trở lại là người lương thiện
Nam Cao miêu tả bi kịch cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo hết sức tinh tế và sâu sắc như là một quá trình tự vận động của tính cách. Từ lương thiện bị biến thành lưu manh, từ kẻ đâm thuê chém mướn bỗng thèm lương thiện, bị cự tuyệt quyền làm người thì trả thù kẻ làm hại đời mình rồi tự sát.
Với truyện ngắn “Lão Hạc”, ngòi bút của Nam Cao giúp ta nhìn ra vẻ đẹp cao thượng của người nghèo khó và thương họ vô cùng. Lão Hạc âm thầm lựa chọn cái chết để giữ trọn tình với con, với con chó, đó là sự lựa chọn đau đớn và tàn khốc của một kiếp người. Lão là người cha nhân từ, lão chết để gieo niềm sống cho con, hy vọng con được sướng hơn mình. Rồi trong truyện
“Nghèo”, người đàn ông ốm đau, tuyệt vọng, bế tắc, thương vợ con đến độ tìm cách thắt cổ tự tử để “giải thoát” cho vợ con khỏi phải vì mình mà khổ . Đây cũng là một kết cục bi thảm của một kiếp người, một vòng tròn u ám, định mệnh.Ở lão Hạc , chúng ta nhận ra vẽ đẹp của người nông dân Việt Nam hiền hòa nhưng kiên định.Tâm hồn lão như một thành trì kiên cố được xây dựng nên từ Lòng tự trọng và Tình thương .Đói khổ ,đau đớn ,không khuất phục nỗi,đúng như từ bất khuất mà nhà văn Kim Lân đã tặng lão
Qua 2 hình tượng nhân vật trên,ta nhận thấy ngòi bút Nam Cao xót xa mà không đau, buồn,mà vẫn tin ở con người.Hạt giống lương thiện quằn quại mãi ở Chí Phèo nay đã thành cây cao ngẩng đầu trong lão Hạc