XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỆ THỐNG

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Điện Tử Viễn Thông (Trang 66 - 68)

I. Cấu trúc phần cứng của 8251: 1 Sơ đồ khối:

XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỆ THỐNG

___ oOo ___

I. KHÁI NIỆM:

Như đã biết, cấu tạo của máy tính được chia làm hai phần: phần cứng và phần mềm, phần mềm là các chương trình điều khiển máy tính để giải quyết các yêu cầu đặt ra trong thực tế.

Kỹ thuật xậy dựng phần mềm là kỹ thuật lập trình, đây là một nghệ thuật đòi hỏi kỹ năng và sáng tạo nhưng dần dần nó được kỹ thuật hóa nhằm đơn giản và nâng cao hiệu suất xây dựng phần mềm.

Lập trình là tạo một chương trình điều khiển thiết bị bằng một ngôn ngữ nào đó để điều khiển cách xử lý dữ liệu theo từng yêu cầu cụ thể của bài toán. Vì vậy, bên cạnh sự hiểu biết về cơ chế hoạt động của máy tính người lập trình còn phải nắm vững cách tổ chức dữ liệu và cách xử lý (thuật giải) dữ liệu đó để đạt được kết quả mong muốn. Có thể nói chương trình là cách tổ chức dữ liệu cộng với thuật giải, trên thực tế có nhiều phương pháp lập trình khác tùy thuộc vào:

- Công cụ sử dụng: máy tính thông thường, máy chuyên dùng, thiết bị điều khiển trong công nghiệp.

- Mức độ chuyên sâu: lập trình hệ thống, lập trình ứng dụng.

- Ngôn ngữ sử dụng: ngôn ngữ máy, ngôn ngữ cấp cao.

- Lĩnh lực ứng dụng: khoa học kỹ thuật, quản lý, điều khiển.

1). Thuật giải:

Là cách giải quyết vấn đề bằng những thao tác cụ thể được sắp xếp theo một trình tự nhất định.

Trong kỹ thuật máy tính, thuật giải là cốt lõi mang tính sáng tạo việc lập trình. Thuật giải thường đi kèm với tổ chức dữ liệu, bản thân thuật giải là một chuyên ngành được nghiên cứu chuyên sâu và không ngừng phát triển.

2). Thao tác:

Còn gọi là tác vụ, lệnh hoặc chỉ thị là một hành động cần được thực hiện bởi cơ chế thực hiện thuật giãi. Thao tác được diễn giải bởi một nhóm từ mà chủ yếu là một động từ, cần chọn động từ chỉ dẫn chính xác và xúc tích.

Mỗi một thao tác cần một thời gian và tiêu hao vật chất để thực hiện. Thời gian và tiêu hao phụ thuộc vào từng thao tác.

Mỗi thao tác có thể phân thành các thao tác nhỏ hơn. Vấn đề là chọn thao tác ở mức độ chi tiết nào để trình bày là hợp lý nhất. Nếu thao tác tổng quát thì sẽ khó hiểu ngược lại nếu quá chi tiết thì sẽ rắc rối dễ nhầm lẫn. Cần chọn thao tác ở mức độ tổng quát nhất mà đối tượng sử dụng có thể hiểu được.

Cùng một thao tác nhưng sắp đặt theo trình tự khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Cơ cấu trình tự cần thể hiện trong thao tác gọi là cấu trúc điều khiển.

Cấu trúc tuần tự:

Cấu trúc lặp:

Lặp lại A cho đến khi điều kiện C đúng, thao tác phải thực hiện ít nhất một lần.

Lặp lại A vô điều kiện khi cho đến khi có lệnh thoát.

Nếu điều kiện C đúng thì thực hiện A (tùy theo giá trị của C thao tác A có thể thực hiện 0, 1 hoặc nhiều lần).

Cấu trúc lựa:

Chọn thực hiện hoặc không thực hiện một thao tác.

Chọn lựa một trong hai thao tác.

A C? C? Đ S A A C ? Đ S A C ? Đ S A C ? Đ S B A B

Tóm lại một thuật giải tốt tối thiểu cần có những điều kiện sau:

- Công việc phải cụ thể và thực hiện được trên máy tính.

- Số bước thực hiện phải rõ ràng và hữu hạn.

- Có số liệu vào.

- Có số liệu ra.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Điện Tử Viễn Thông (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w