Hoạt động giám sát của toà án đối với trọng tà

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở việt nam pdf (Trang 27 - 30)

3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI VÀ TOÀ ÁN.

3.2.Hoạt động giám sát của toà án đối với trọng tà

Toà án thường thực hiện một sự giám sát nhất định đối với trọng tài

thương mại. Mặc dù quá trình giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là

khá độc lập nhưng trong quá trình giải quyết, nếu các bên yêu cầu, toà án sẽ có

những hành động xem xét, giám sát hoạt động của trọng tài thương mại.

Toà án có thẩm quyền đưa ra phán quyết về giá trị pháp lý của thoả thuận hay điều khoản trọng tài. Điều 30 pháp lệnh 2003 quy định:"Các bên có quyền

yêu cầu toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định xem xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài", "Trong trường hợp toà án quyết định vụ tranh chấp

không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, vụ tranh chấp không thoả thuận

trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu thì Hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ tranh chấp". Điều đó có nghĩa là toà án đã thực hiện

27

chấp. Toà án có quyền ra quyết định về thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp thương mại bằng trọng tài thể hiện ở việc xác định giá trị pháp lý của thoả thuận

trọng tài.

Ngoài ra, theo điều 10 pháp lệnh 2003, thoả thuận trọng tài vô hiệu trong

một số trường hợp sau: người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký

kết đầy đủ theo pháp lệnh này hay không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

thoả thuạn trọng tài không quy định rõ đối tượng tranh chấp, thoả thuận trọng tài

không được lập bằng văn bản (thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác); bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối hay đe doạ hoặc

có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu.Thời hiệu yêu cầu tuyên bố

thoả thuận trọng tài vô hiệu trong trường hợp bị lừa dối ép buộc là 6 tháng kể từ

ngày ký kết thoả thuận trọng tài.

Toà án không chỉ xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài

thương mại mà còn có thẩm quyền huỷ quyết định của trọng tài thương mại mặc

dù quyết định đó là trung thẩm. Liệu như vậy thì toà án có thực hiện chức năng

giám sát quá sâu vào hoạt động của trọng tài không? câu trả lời phụ thuộc vào những căn cứ nào để toà án dựa vào để quyết định hủy quyết định trọng tài. Những căn cứ này được quy định rõ ở điều 54 pháp lệnh 2003:

- Không có thoả thuận trọng tài

- Thoả thuận trọng tài vô hiệu theo quy định tại điều 10 pháp lệnh

- Thành phần Hội đồng trọng tài, tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả

thuận của các bên theo quy định của pháp lệnh.

- Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài trong

trường hợp quyết định trọng tài có một phần không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì phần quyết định này bị hủy.

- Bên yêu cầu chứng minh được trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp

có trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của trọng tài viên quy định tài khoản 2 điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13 của pháp lệnh.

- Quyết định trọng tài với lợi ích công cộng của Cộng hoà xã hội chủ

Như vậy, trọng tài thương mại phi chính phủ không hoạt động độc lập với

toà án mà hoạt động trong mỗi quan hệ nhất định với toà án. Toà án không chỉ

giám sát hoạt động của trọng tài mà còn hỗ trợ để trọng tài có điều kiện hoạt động tốt hơn.

29

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở việt nam pdf (Trang 27 - 30)