Trễ truyền thông trong mạng CAN

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH CỦA TRỄ TRUYỀN THÔNG TRONG HỆ ĐIỀU KHIỂN PHÂN TÁN (DCS) pptx (Trang 88)

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU TRỄ TRUYỀN THÔNG TRONG MỘT SỐ MẠNG TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP TIÊU BIỂU

3.3.Trễ truyền thông trong mạng CAN

Mạng CAN (Controller Area Network) được phát triển lần đầu tiên tại hãng Robert Bosch (CHLB Đức) vào nămg 1986. Mục tiêu ban đầu được đặt ra là phát triển một hệ truyền thông kết nối các bộ điều khiển điện tử trong xe ôtô. CAN là mạng truyền thông nối tiếp sử dụng phương tiện truyền thông là hai dây, chế độ truyền bán song công. CAN phù hợp với các ứng dụng tốc độ cao và với thông điệp ngắn. Về mặt lý thuyết CAN cho phép kết nối 2032 nút mạng trên một phân đoạn nhưng do giới hạn về công suất của phần cứng CAN chỉ có thể kết nối tối đa 110 nút mạng trong một phân đoạn mạng. Về mặt tốc độ, CAN hỗ trợ tốc độ tối đa là 1Mbps. CAN sử dụng phương pháp điều khiển truy nhập mạng CSMA/AMP (hay CSMA/CA(*)) như đã trình bày trong mục 2.2.

Mạng CAN sau khi ra đời đã nhanh chóng trở thành chuẩn của Châu Âu và chuẩn quốc tế. Định dạng khung truyền tin chuẩn của CAN có mã căn cước 11-bit và sau này phát triển thêm phiên bản mạng CAN với mã căn cước 29-bit. Với 29 bits mã căn cước, phiên bản mới có thể hỗ trợ tới hơn 500 triệu loại thông điệp với mức ưu tiên khác nhau [11] [12]. Tuy nhiên điều này không có ý nghĩa vì CAN chỉ có thể liên kết tối đa 110 nút mạng. Phiên bản với mã căn cước 29-bit có nhiều nhược điểm hơn so với định dạng khung truyền tin chuẩn như thời gian truy nhập mạng lớn hơn, hệ số sử dụng đường truyền thấp hơn, xác suất xảy ra lỗi lớn hơn nên trong hầu hết các ứng dụng công nghiệp hiện nay là sử dụng định dạng khung truyền tin chuẩn của CAN với mã căn cước 11-bít.

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH CỦA TRỄ TRUYỀN THÔNG TRONG HỆ ĐIỀU KHIỂN PHÂN TÁN (DCS) pptx (Trang 88)