Phân tích kết quả hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định pptx (Trang 25 - 30)

* Bng 2.1: Số liệu cơ cấu cho vay

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cho vay SXKD 380.822 57,49 595.266 78,65 631.338 68,10

Cho vay đời sống 281.584 42,51 161.589 21,35 295.855 31,90 Tổng dư nợ cho vay 662.406 100 756.855 100 927.193 100

(Nguồn: Báo cáo định kì của VAB- PGD Cộng Hòa)

0 200000 400000 600000 800000 1000000 2009 2010 2011 Cho vay SXKD Cho vay đời sống Tổng dư nợ cho vay

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tình hình cho vay

Năm 2010, tổng dư nợ cho vay tăng thêm 94.449 triệu đồng (tăng 114,26%) so với năm 2009 và năm 2011, con số này tiếp tục tăng 170.338 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 22,5%. Như vậy, tổng dư nợ cho vay tại chi nhánh đang trên đà tăng trưởng. Năm 2010, sau khi bước qua khoảng thời gian khó khăn do nền kinh tế bất ổn cũng như chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, dư nợ TD của NH tăng,

nhưng không nhiều. Năm 2010, mặc dù lãi suất tăng cao nhưng hoạt động cấp TD của NH vẫn thực hiện tốt, tuy nhiên vẫn chậm lại vào cuối năm. Nếu so với các NH khác, đây có thể được xem như một thành công không nhỏ của chi nhánh. Đồng thời, PGD cần có chính sách TD tốt hơn để có thể đạt được kế hoạch đề ra trong năm 2012, một năm mà dự đoán về nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là lạm phát gia tăng.

Về cơ cấu cho vay, năm 2009, loại hình cho vay SXKD đạt 380.822 triệu đồng, chiếm 57,49% trên tổng dư nợ cho vay so với 281.584 triệu đồng dành cho cho vay đời sống, tương ứng với 42,51% trên tổng dư nợ. Năm 2010, các tỉ lệ này có bước chuyển đáng kể khi tỉ lệ cho vay SXKD tăng mạnh, đạt 595.266 triệu đồng (tăng 156,31%), chiếm 78,65% tổng dư nợ cho vay. Trong khi đó, cho vay đời sống lại giảm cả về khối lượng lẫn tỉ lệ. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do từ giữa tháng 2/2010, Phòng giao dịch đã bắt đầu đi vào thực hiện quyết định 131 của Thủ tướng Chính phủ về việc kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% đối với các khoản vay của DN nên đã thu hút được một lượng lớn khách hàng vào loại hình cho vay này. Năm 2011, tỉ lệ này giảm còn 68,1% một mặt là do ảnh hưởng bởi chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, mặt khác nhiều DN vẫn còn ngần ngại đầu tư khi dự đoán về tình hình nền kinh tế khó khăn, cũng như lãi suất tăng cao sẽ khiến cho họ chịu nhiều áp lực về lợi nhuận đạt được trong tương lai. Bên cạnh đó, sau năm 2010, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao làm cho tỉ lệ cho vay tăng từ 21,35% lên đến 31,9% trong năm 2011, nhưng tỉ trọng vẫn tương đối thấp, chỉ gần bằng một nửa so với cho vay SXKD. Qua các số liệu trên, ta có thể thấy hoạt động cho vay SXKD có thể được xem là hoạt động chủ đạo của NH.

* Bng 2.2: Số liệu cơ cấu cho vay SXKD theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 +/- % +/- % Doanh 239.012 435.378 449.851 196.366 82,16 14.473 3,32

nghiệp Cá nhân 149.810 159.887 181.487 10.077 6.72 31.600 19.76 Tổng dư nợ cho vay SXKD 380.822 595.266 631.338 214.444 56,31 36.072 6,06

(Nguồn: Báo cáo định kì của VAB – PGD Cộng Hòa)

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000

Doanh nghiệp Cá Nhân Tổng dư nợ cho

vay SXKD

20092010 2010 2011

Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện tình hình cho vay SXKD theo thành phần kinh tế

Qua số liệu trên cho thấy, dư nợ cho vay SXKD tăng đều qua các năm. Năm 2010 tổng số dư nợ cho vay SXKD tăng 214.444 triệu đồng so với năm 2009, tỉ lệ tăng đến 56,31% và năm 2011 chỉ tăng thêm 36.072 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 6,06% so với năm 2010. Trong đó, cho vay SXKD của thành phần là doanh nghiệp vẫn chiếm chủ yếu. Đặc biệt, năm 2011 là một năm đầy khó khăn nhưng PGD vẫn thu hút được một lượng khách hàng với số dư nợ đạt 631.338 triệu đồng.

Bảng số liệu cũng cho thấy KH chủ yếu của loại hình này vẫn là DN nhỏ, tuy nhiên sự chênh lệch về dư nợ cá nhân và DN là không quá cao. Các KH cá nhân vay SXKD chủ yếu là các tiểu thương, KH là DN bao gồm DN tư nhân, hộ kinh doanh và hộ gia đình. Hướng tới tương lai, NH có kế hoạch nâng dư nợ cho vay SXKD cá nhân có thể bằng hoặc cao hơn so với DN trong năm tới thông qua việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, với chỉ tiêu từ 78 điểm nâng lên 100 điểm hoạt động.

* Bng 2.3: Số liệu về cho vay SXKD theo loại hình cho vay của VAB – PGD Cộng Hòa Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cho vay ngắn hạn 218.845 57,49 408.591 68,64 396.102 62,74

Cho vay trung và dài hạn 161.877 42,51 186.675 31,36 235.236 37,26

Tổng dư nợ cho vay SXKD 380.822 100 595.266 100 631.338 100

(Nguồn: Báo cáo định kì của VAB – PGD Cộng Hòa)

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 2009 2010 2011 Cho vay ngắn hạn Cho vay trung và dài hạn Tổng dư nợ

Qua bảng số liệu trên, ta thấy cho vay SXKD theo loại hình cho vay ngắn hạn chiếm đa số và có tỉ lệ tăng nhanh hơn cho vay trung và dài hạn. Cụ thể, năm

2009, 2010 và 211, dư nợ cho vay ngắn hạn lần lượt đạt 57,49%, 68,64% và 62,74% tổng dư nợ.

Dư nợ cho vay SXKD trong ngắn hạn cao hơn so với dư nợ cho vay SXKD trung và dài hạn là do các KH vay chủ yếu hoạt động trong các ngành thương mại, sản xuất gia công và chế biến nên nhu cầu vốn phục vụ cho SXKD thường là ngắn hạn. Điều này là do loại hình DN vừa và nhỏ chiếm đại đa số. Đặc điểm của các loại hình DN này thường có nhu cầu vốn cho kinh doanh dịch vụ hơn là đầu tư vốn cho đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ... Ngoài ra, các dự án trung và dài hạn đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện vay vốn khá phức tạp của NH cũng như giá trị tài sản đảm bảo... đã hạn chế lượng KH tìm đến NH. Qua đó, ta thấy được chính sách cho vay tại NH được quản lí khá chặt chẽ và linh hoạt nên dư nợ cho vay trung và dài hạn không giảm nhiều. Hơn nữa, đa số những dự án trung và dại hạn chứa đựng rất nhiều rủi ro, mặc dù NH có thể thu được nhiều lãi hơn nhưng có thể không bù đắp lại những rủi ro mà NH gánh chịu, thậm chí thua lỗ trong hoạt động tín dụng.

* Bng 2.4: Tỉ lệ dư nợ quá hạn hoạt động cho vay SXKD trên tổng dư nợ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu

2009 2010 2011

Nợ quá hạn của hoạt động SXKD 2.225 2.962 4.515 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 0,47 0,52 0,63 Tỉ lệ dư nợ quá hạn cho vay

SXKD/Tổng dư nợ (%) 0,4 0,45 0,56

(Nguồn: Báo cáo định kì của VAB – PGD Cộng Hòa)

Qua các số liệu trên, tỉ lệ nợ quá hạn của hoạt động cho vay SXKD/Tổng dư nợ luôn chiếm tỉ lệ cao trong tỉ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ. Năm 2010 so với năm 2009, tỉ lệ này tăng không đáng kể (tăng 12,5%). Tuy nhiên lại tăng cao trong năm 2011, từ 0,45% lên 0,56% (tăng 24,44%, gần gấp đôi so với tốc độ tăng năm 2010).

Sở dĩ có sự gia tăng này là do lãi suất tín dụng tăng cao, tình hình vay vốn của DN gặp nhiều khó khăn dẫn tới chi phí giá thành sản phẩm cao, lợi nhuận giảm, kèm theo đó là năng lực tài chính suy giảm, vốn luân chuyển chậm, không thực hiện đúng kế hoạch trả nợ NH... Các DN khó khăn về tài chính đều gặp phải trở ngại trong việc thanh toán tiền hàng, việc thu tiền bán hàng chậm, DN không trả nợ đúng hạn dẫn đến các NH phải điều chỉnh kì hạn trả nợ, gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn vào các nhóm nợ thích hợp. Đây là những vấn đề mà NH cần đặc biệt quan tâm trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định pptx (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)