Thiết kế móng cọc.

Một phần của tài liệu RDsuite HDSD v108 (Trang 59 - 65)

- Các dạng biểu đồ và sơ đồ hiển thị:

B.Thiết kế móng cọc.

Bước 7: Khai báo tiết diện cọc. Người dùng vào thực đơn Móng -> Tiết diện cọc:

-Số liệu cọc:

+ Tên cọc: Do người dùng đặt.

+ Tiết diện cọc: Cọcvuông (đóng, ép), tròn (nhồi), chữ nhật (cọc baret).

+ Chiều rộng.

+ Chiều cao.

+ Chiều dài cọc: Người dùng lựa chọn sao cho cọc cắm vào lớp đất tốt.

+ Số đoạn cọc:Tùy theo chiều dài cọc người dùng chia số đoạn cọc sao cho hớp lý.

+ Thi công: Chọn phương pháp thi công.

+ KC bảo vệ (m): Khoảng cách bảo vệ cốt thép.

+ Cấp độ bền: Cấp độ bền của bê tông cọc.

+ Nhóm thép dọc:Nhóm cốt thép dọc chịu lực cho cọc.

+ Bố trí thép: Cách bố trí thép trong cọc.

+ Số thanh thép: Số thanh thép dọc trong cọc.

+ Nhóm thép đai: Nhóm cốt thép đai cọc.

+ ĐK thép đai: Đường kính théo đai.

+ KC thép đai: Khoảng cách cốt thép đai.

-Phương pháp tính toán sức chịu tải: RDSUITE cung cấp nhiều phương pháp tính sức chịu tải cọc khách nhau. Người dùng lựa chọn phương pháp tính sức chịu tải sao cho hợp lý và phù hợp với tiêu chuẩn sử dụng. Các phương pháp tính sức chịu tải gồm:

+ TCXD 205-98 – Cơ lý (PLA): Sức chịu tải cọc theo các chỉ tiêu phụ lục A tiêu chuẩn 205-1998.

+ TCXD 205-98 – C. độ (PLB): Sức chịu tải cọc theo các chỉ tiêu phụ lục B tiêu chuẩn 205-1998.

+ Xuyên tĩnh CPT.

+ SPT – Meyerhof.

+ SPT – Nhật Bản.

+ Thí nghiệm nén tĩnh.

+ Giá trị nhỏ nhất: Là giá trị sức chịu tải nhỏ nhất trong các phưpng pháp tính

toán trên, thường dùng để làm sức chịu tải trong tính toán cọc.

+ Giá trị nhập: Ngoài các phương pháp tính toán trong tiêu chuẩn, người dùng

có thể nhập các giá trị sức chịu tải cho cọc (sức chịu tải nén, sức chịu tải nhổ), kiểu làm việc của cọc (Kháng mũi + Ma sát, Kháng mũi, Ma sát). Hệ số điều kiện làm việc cọc. Chiều dài cọc lớn nhất của cọc là chiều dài lớn nhất do người dùng lựa chọn khi đã biết sức chịu tải mà chưa biết chiều dài cọc (Ví dụ: Nếu muốn thiết kế sức chịu tải là 60 Tấn mà chưa biết chiểu dài cọc là bao nhiêu, thì người dùng nhập giá trị sức chịu tải của cọc vào trong ô sức chịu tải chịu nén của cọc (chữ màu đỏ), sau đó nhập chiều dài lớn nhất của cọc, phần mềm sẽ tự động xác định chiều dài của cọc).

-Đất nền: Chỉ tiêu cơ lý của cọc (để xuất báo cáo), còn khi thiết kế sẽ lấy mũi khoan cơ lý của đài cọc tương ứng.

-Thí nghiệm nén tĩnh: Nếu cọc có thí nghiệm nén tĩnh, lựa chọn vào mục thí nghiệm nén tĩnh, và chọn nút ,người dùng nhập các số liệu P nén, độ lún tương ứng.

- Cọc vữa XM đất: người dùng lựa chọn , nhập các thông số cọc xi măng đất: + Hàm lượng xi măng (Kgf/m3). + Hệ số an toàn dài hạn. + Hệ số an toàn ngắn hạn. + C.Độ vữa XM – Fc (T/m2). + M.đun ĐH vữa XM – Ep (T/m2).

-> Người dùng chọn nút Thêm, Thay đổi hoặc Xoá để thêm, sửa hay xoá một tiết diện cọc.

- Sau khi đã nhập xong các số liệu cọc người dùng nhấn nút để vẽ các dạng biểu đồ thể hiện:

+ Sức chịu tải của cọc: Theo các phương pháp tính toán khác nhau đã chọn ở

Chú ý: Trên hình vẽ đồ hoạ của cọc, người dùng nhấn phím chuột phải và chọn các lệnh như phóng to, dịch chuyển hay xuất biểu đồ, bản vẽ ra AutoCAD.

Bước 8: Gán số liệu đài cọc. Người dùng lựa chọn các móng cần thiết kế móng cọc. Nhấn vào nút trên thanh công cụ dọc hoặc vào thực đơn Móng -> Gán thiết kế móng cọc:

- Tên cấu kiện móng: Tên cấu kiện móng do người dụng đặt. Nếu người dùng không khai báo tên móng, phần mềm sẽ tự động đặt tên cho móng (MD-1, MD- 2, MC-1, MC-2…).

- Thông số chung đài cọc:

+ Mũi khoan cơ lý:Chọn mũi khoan đã khai báo ở bước nhập cơ lý đất nền.

+ Loại cọc: Chọn loại cọc muốn sử dụng, đã khai báo ở bước nhập tiết diện cọc.

+ Phương bố trí: Lựa chọn bố trí cọc theo phương X hoặc Y (cạnh ngắn của móng sẽ vuông góc với phương bố trí).

+ Kiểu bố trí cọc: Lựa chọn kiểu bố trí cọc, có thể bố trí theo Hàng cột, theo

Hoa mai hoặc Tròn.

+ Khoảng cách mép:Khoảng cách mép đài đến cọc (1.d).

+ Số cọc nhỏ nhất.

- Thông số hình học đài:

+ Chiều sâu móng: Người dùng nhập chiều sâu đặt móng (đáy đài).

+ Chiều cao tầng ngầm: Chiều cao tầng hầm.

+ Chiều cao ban đầu: Số cọc ban đầu và chiều cao ban đầu. Phần mềm sẽ lấy số

cọc ban đầu để bố trí và chiều cao ban đầu để kiểm tra. Nếu không thỏa mãn các điều kiện thì phần mềm sẽ tăng số cọc và chiều cao của đài từ các thông số ban đầu.

+ Hệ số nền của đài:Nhập hệ số nền đất đáy đài.

+ Lệch tâm X: Thông số lệch tâm phương X. Lệch tâm trái và lệch tâm phải. Nếu có lệch tâm thì chọn lệch tâm (trái, phải) và nhập độ lệch tâm. Độ lệch tâm

được định nghĩa là số dương và là khoảng cách từ mép móng đến mép cột. Quan

sát trên hình vẽ để xem nhập độ lệch tâm đúng hay sai. Tương tự khai báo lệch tâm của cột theo phương Y.

+ Độ lệch tâm X: Nhập độ lệch tâm theo phương X.

+ Lệch tâm Y: Tương tự phương X.

+ Độ lệch tâm Y: Nhập độ lệch tâm theo phương Y.

+ Hệ số lệch tâm.

+ Xét momen cột lệch tâm: Lựa chọn có xét đến ảnh hưởng của momen lệch tâm. Khi có cột lệch tâm thì sẽ có mô men lệch tâm phát sinh. Theo cách tính truyền thống mô men đó sẽ là M=hslt.N.e trong đó N là lực dọc, e là khoảng cách lệch tâm và hslt là hệ số lệch tâm do người dùng nhập. Còn nếu tính theo phương pháp phần tử hữu hạn thì Rdsuite sẽ mô hình thành móng, cột và giằng thành các phần tử khối solid, đất nền là các lò so spring và dựa trên quan hệ độ cứng để phân phối mô men lệch tâm cho các cấu kiện.

- Thông số thiết kế đài:

+ Cấp độ bền: Lựa chọn cấp độ bền cho bê tông đài.

+ HSĐK làm việc bê tông: Hệ số điều kiện làm việc của bê tông.

+ Khoảng cách trọng tâm.

+ Hàm lượng tối thiểu %: Hàm lượng cốt thép chịu lực tối thiểu.

+ Nhóm thép dọc: Nhóm cốt thép dọc chịu lực.

+ Đường kính thép phương X. + Đường kính thép phương Y. + ĐK thép cấu tạo.

+ Khoảng cách thép cấu tạo.

Bước 9: Nhập số liệu thiết kế giằng móng giằng móng (nếu có): Nhập số liệu thiết kế giằng móng được hướng dẫn ở phần D.

Bước 10: Tính toán thiết kế và kiểm tra móng: Được hướng dẫn thực hiện tại phần G.

Chú ý:

- Để tính toán hệ giằng móng này người sử dụng phải khai báo hệ giằng trong Etabs hoặc SAP.

- Khi tính toán móng theo phương pháp phần tử hữu hạn, bài toán đồng thời, hệ

giằng được nhận dạng để tham gia làm việc cùng móng, cọc, cột.

- Trong quá trình thi công cọc do điều kiện nền đất và công nghệ thi công cọc

thường bị nghiêng một so với phương thẳng đứng gây giảm sức chịu tải của cọc.

RDSUITE cho phép người dùng nhập độ lệch của cọc so với hai phương X, Y từ

đó tính lại sức chịu tải của cọc. Qua đó biết được cọc có đảm bảo sức chịu tải

không. Người dùng lựa chọn cọc bị lệch bằng cách sử dụng biểu tượng , sau

đo vào thực đơn Móng -> :

-> Sau khi đã nhập xong, người dùng chạy lại chương trình, kiểm tra bằng phần

tử hữu hạn. Sử dụng nút để xem sức chịu tải của cọc đã thay đổi.

Một phần của tài liệu RDsuite HDSD v108 (Trang 59 - 65)