Bài đặc điểm loại hình Tiếng Việt

Một phần của tài liệu Một số điểm cần lưu ý khi dạy văn nâng cao 11 (Trang 29 - 39)

ấy phiền lụy đến cả ông)

2.5. Bài đặc điểm loại hình Tiếng Việt

Ngôn ngữ có thể phân loại theo quan hệ họ hàng hay theo những đặc điểm nội tại của chúng. Cách thứ hai được gọi là phân loại theo loại hình.

Phân loại theo loại hình cũng có nhiều góc độ.

Chẳng hạn, nếu căn cứ vào trật tự của chủ ngữ

(S), bổ ngữ (O) và động từ (V), thì các tiếng Việt, Hán, Thái, Anh, Tây Ban Nha, Ý,... thuộc vào loại SVO, trong khi các tiếng Mi-an-ma, Nhật, Hàn,... thuộc vào loại SOV.

căn cứ vào sự kiện từ có biến đổi hình thái

hay không để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, tương quan giữa dạng thức với ý nghĩa ngữ pháp, v.v., thì tiếng Việt thuộc loại không biến hình hay đơn lập.

Phân tích ngôn ngữ thành những đơn vị ngày càng nhỏ hơn, người ta sẽ đi đến một đơn vị nhỏ nhất mà vẫn có nghĩa, đấy là đơn vị ngữ pháp cơ bản, sách ngữ pháp thường gọi là

hình vị.

Trong tiếng Việt, như SGK đã nói rõ, đơn vị ngữ pháp cơ bản ấy thường có hình thức là một âm tiết, với ranh giới dứt khoát.

Trong các ngôn ngữ biến hình, hình vị có thể nhỏ hơn một âm tiết, lớn hơn một âm tiết hay bằng một âm tiết, nhưng ngay cả khi bằng một âm tiết, đấy chỉ là hiện tượng tạm thời. Hiện tượng đọc nối sẽ làm ranh giới âm tiết bị “xô lệch” so với ranh giới hình vị.

Như thế, cubanize “Cuba hóa” đồng âm với

Cuban eyes “những đôi mắt Cuba”; a name

“tên gọi” đồng âm với an aim “mục đích”.

So sánh với tiếng Việt: xem ô tô xe mô tô; phát hành phá thành.

Như thế, khác với tiếng Việt, trong các ngôn ngữ biến hình sự chia cắt lời nói theo âm tiết và theo hình vị tỏ ra không liên quan gì đến nhau.

Vì thế, trong tiếng Việt, âm tiết có một cương vị ngôn ngữ học rất lớn, Nó là đơn vị cấu tạo từ. Nó là cơ sở để giải thích những hiện tượng như:

Cái cảm thức phân biệt “tiếng Việt/không phải

tiếng Việt” trong các từ mượn: vd. tem (< timbre), xăng (< essence), kem (< crème), xi (< cire), săm (< chambre (à air), lốp (< enveloppe)

… / a-xít (< acide), boóc-đô (< bordeaux), pê-ni- xi-lin (< pénicilline)

Việc dùng khoảng trống để phân biệt âm tiết

Cái thói quen đếm độ dài văn bản bằng âm tiết

(so sánh tiếng Anh: a = internationality)

Cơ sở âm tiết của các thể thơ (lục bát, song

thất lục bát, thất ngôn,...)

Thiên hướng nói lái của người Việt (so sánh

hiện tượng spoonerism trong tiếng Anh, chẳng hạn "You are all tons of soil“ (Các bạn là hàng tấn đất) và "You are all sons of toil” (Các bạn đều là những người lao động vất vả))

Xu hướng gán nghĩa cho những âm tiết vốn

không có nghĩa (chơi chữ, nhầm nghĩa, nói tắt/không nói tắt)

Không dùng sự biến đổi hình thái để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, thì bù lại, tiếng Việt đẩy mạnh việc sử dụng trật tự từ. Như thế, vai trò quan trọng của trật tự từ là một vấn đề có ý nghĩa loại hình học.

Điều đó không có nghĩa các ngôn ngữ thuộc loại hình phi đơn lập không sử dụng trật tự từ, nhưng có thể nói ngôn ngữ càng đẩy mạnh việc biến đổi hình thái thì trật tự từ càng mất đi tầm quan trọng. Cần lưu ý rằng không phải bao giờ thay đổi trật tự từ

cũng dẫn đến sự thay đổi về quan hệ ngữ pháp hay về thông tin cơ bản của câu; nhưng ngay trong trường hợp này, so với trật tự từ thông thường, bao giờ cũng có cái thường được gọi là "thông tin bổ sung".

Trong văn chương, nhất là thơ, để đạt hiệu quả cần thiết, nhiều tác giả không ngần ngại vi phạm trật tự từ.

Tản Đà vẫn viết: Cỏ vàng cây đỏ bóng tà tà dương.

Nguyễn Du vẫn viết: Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng.

Chú ý: Khi dạy bài Đặc điểm loại hình tiếng Việt, cần khai thác hai bài luyện tập về hiện tượng tách từ (tập 1) và về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu (tập 2) đã dạy trước đó.

Bên cạnh việc sử dụng trật tự từ, tiếng Việt còn sử dụng hư từ. Như thế, đây cũng là một vấn đề có ý nghĩa loại hình học.

Một cách tổng quát, có thể cho hư từ là từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực. Thuộc vào hư từ là những từ loại như:

liên từ (và, với,...),

giới từ (của, trong,...),

Cần lưu ý là nhiều hư từ vốn bắt nguồn từ thực từ và cùng tồn tại song hành với thực từ ấy. Điều này gây khó khăn trong việc nhận diện hư từ.

Lấy cho1 tôi cuốn sách ấy và Anh cho2 nó cuốn sách.

Xin chị đi1 đi2 !

Số tiền ấy không khéo mất1 mất2 !

Mặt khác, cũng nên lưu ý hiện tượng một hư từ có thể có nhiều cách dùng.

So sánh: Những người bạc ác tinh ma Đi đâu mà quần áo những bùn là bùn.

Một phần của tài liệu Một số điểm cần lưu ý khi dạy văn nâng cao 11 (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(59 trang)