TIẾN HOÁ LỚN

Một phần của tài liệu 1300 câu trắc nghiệm ôn thi TN THPT và CĐ-ĐH (Trang 141 - 143)

DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

TIẾN HOÁ LỚN

A. 9900 B 900 C 8100 D 1800.

TIẾN HOÁ LỚN

1. Thuyết tiến hoá giải thích quá trình hình thành các đơn vị phân loại sinh vật trên loài là

A. tiến hoá lớn. B. tiến hoá nhỏ.

C. tiến hoá bằng sự chọn lọc các đột biến trung tính. D. tiến hoá tổng hợp.

2. Xét các yếu tố sau đây: (A)-Phát sinh đột biến; (B)-Phát tán đột biến qua giao phối; (C)-Sự chọn lọc các đột biến có lợi; (D)-Sự cách li sinh sản giữa quần thể biến đổi với quần thể gốc. Trong tự nhiên để hình thành các đơn vị phân loại sinh vật trên loài, trải qua thời gian lâu dài và qui mô rộng lớn, sinh vật chịu tác dụng của những yếu tố nào sau đây ?

A. (A), (B). B. (C), (D).

C. (A), (B), (C). D. (A), (B), (C), (D).3. Nội dung của tiến hóa lớn là 3. Nội dung của tiến hóa lớn là

A. quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài: Chi, Họ, Bộ, Lớp, Ngành.

B. quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể bao gồm: Phát sinh đột biến, phát sinh đột biến qua giao phối, chọn lọc các đột biến có lợi, cách li sinh sản giữa quần thể biến đổi và quần thể gốc.

C. sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan gì đến tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

D. bao gồm 2 mặt song song vừa tích lũy biến dị có lợi vừa đào thải biến dị có hại cho sinh vật.

4. Kết quả của tiến hóa lớn là hình thành

A. nòi mới. B. thứ mới. C. các nhóm phân loại trên loài. D. loài mới.

5. Qua sơ đồ phân li tính trạng, ta có thể kết luận toàn bộ sinh giới đa dạng ngày nay đều

A. không có chung nguồn gốc. B. có chung nguồn gốc. C. có tổ chức cao. D. được thích nghi cao độ. 6. Trong việc giải thích nguồn gốc chung của loài, quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định ?

A. Quá trình đột biến. B. Quá trình giao phối.

C. Quá trình phân ly tính trạng. D. Quá trình chọn lọc tự nhiên. 7. Hiện tượng đồng qui tính trạng là hiện tượng

A. có kiểu hình tương tự ở các nòi sinh vật cùng loài.

B. một số nhóm sinh vật có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những loài khác nhau, những nhóm phân loại khác nhau.

C. tiến hóa diễn ra theo hướng phân li, tạo thành những nhóm khác nhau có chung nguồn gốc.

D. các nhóm phân loại trên loài đã hình thành theo con đường phân li, mỗi nhóm bắt nguồn từ một loài tổ tiên.

8. Sự đồng qui tính trạng biểu hiện ở

A. cá mập và cá voi. B. cá mập và ngư long. C. ngư long và cá voi. D. tất cả đều đúng. 9. Cá mập, ngư long, cá voi có những đặc điểm giống nhau do

A. sống chung trong môi trường. B. nguồn thức ăn giống nhau. C. sự đồng qui tính trạng. D. tổ chức ngày càng cao. 10. Nguyên nhân của hiện tượng đồng quy tính trạng ở các loài khác nhau là

A. do điều kiện sống giống nhau nên đã được chọn lọc theo cùng 1 hướng, tích lũy những đột biến tương tự.

B. do điều kiện sống khác nhau nên được chọn lọc theo nhiều hướng. C. do có kiểu gen khác nhau.

D. do có tập quán sống giống nhau.

11. Hiện tượng các loài khác nhau trong điều kiện sống giống nhau mang những đặc điểm tương tự nhau được gọi là

A. sự phân hoá tính trạng. B. sự phân li tính trạng. C. sự đồng qui tính trạng. D. sự tương đồng tính trạng. 12. Trong các hướng tiến hoá của sinh giới, hướng tiến hoá cơ bản nhất là

A. ngày càng đa dạng và phong phú. B. thích nghi ngày càng hợp lí. C. tổ chức ngày càng cao, phức tạp.

D. hướng tăng tính đa dạng và phức tạp hoá tổ chức.

13. Ngày nay vẫn tồn tại những nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. nguồn thức ăn cho nhóm sinh vật có tổ chức thấp phong phú.

B. các nhóm sinh vật có tổ chức thấp có khả năng ký sinh trên cơ thể nhóm sinh vật có tổ chức cao.

C. nhóm sinh vật bậc thấp có những thay đổi thích nghi với điều kiện sống.

D. điều kiện sống không thay đổi.

Một phần của tài liệu 1300 câu trắc nghiệm ôn thi TN THPT và CĐ-ĐH (Trang 141 - 143)