Nhận xét – dặn dò

Một phần của tài liệu Ky Thuat (Trang 26 - 75)

- GV nhận xét ý thức học tập của HS.

- Hớng dẫn HS đọc trớc bài “Luộc rau” và tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị và cách luộc ở gia đình.

Ngày dạy : ../… …… ……/ . Kĩ THUậT Bài 10 Luộc rau (1 Tiết) I - Mục tiêu HS cần phải:

- Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị vàcác bớc luộc rau. - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn. II - Đồ dùng dạy học

- Rau muống, rau cải củ hoặc bắp cải, đậu quả . (tuỳ mùa rau) còn t… ơi, non; nớc sạch

- Nồi, soong cỡ vừa, đĩa (để bay rau luộc). - Bếp dầu hoặc bếp ga du lịch.

- Hai cái rổ, chậu nhựa hoặc chậu nhôm. - Đũa nấu.

- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS. III- Các hoạt động dạy – học

Giới thiệu bài

GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.

Hoạt động 1. Tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau

- Đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu những công việc đợc thực hiện khi luộc rau. (thông qua nhiệm vụ GV giao ở giờ học trớc, tìm hiểu công việc luộc rau ở gia đình).

- Hớng dẫn HS quan sát hình 1 (SGK) và đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu tên các nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau.

- Đặt câu hỏi để yêu cầu HS nhắc lại cách sơ chế rau đã học ở bài 8.

- HS quan sát hình 2 và đọc nội dung mục 1b (SGK) để nêu cách sơ chế rau trớc khi luộc, trong đó có loại rau mà GV đã chuẩn bị.

- Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác sơ chế rau. GV nhận xét và uốn nắn thao tác cha đúng. hớng dẫn thêm một số thao tác nh ngắt cuộng rau muống, cắt rau cải thành những đoạn ngắn; tớc xơ ở vỏ qủa đậu cô ve,…

Lu ý HS: Đối với một số loại rau nh rau cải, bắp cải, su hào, đậu cô ve, nên ngắt,

cắt thành đoạn ngắn hoặc thái nhỏ sau khi đã rửa sạch để giữ đợc chất dinh dỡng của rau.

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách luộc rau

- Hớng dẫn HS đọc nội dung mục 2 kết hợp với quan sát hình 3 (SGK) và nhớ lại cách luộc rau ở gia đình để nêu cách luộc rau.

- Nhận xét và hớng dẫn HS cách luộc rau. Khi hớng dẫn, GV lu ý HS một số điểm sau:

+ Nên cho nhiều nớc khi luộc rau để rau chín đều và xanh.

+ Nên cho một ít muối hoặc bột canh vào nớc luộc để rau đậm và xanh. + Nếu luộc các loại rau xanh cần đun nớc sôi mới cho rau vào.

+ Sau khi cho rau vào nồi, cần lật rau 2-3 lần để rau chín đều. + Đun to và đều lửa.

+Tuỳ khẩu vị của từng ngời mà luộc rau chín tới hoặc chín mềm.

+ Nếu luộc rau muống thì sau khi vớt ra đĩa, có thể cho quả sấu, me, vào …

nớc luộc đun tiếp hoặc vắt chanh vào nớc luộc để nguội để nớc luộc có vị chua.

Khi nêu những lu ý trên, GV kết hợp sử dụng vật thật và thực hiện từng thao tác với giải thich, hớng dẫn để HS hiểu rõ cách luộc rau.

Ngoài cách tổ chức giờ học nh trên, GV có thể tổ chức giờ học theo cách:

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm về những công việc chuẩn bị và cách luộc rau.

- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Hớng dẫn các thao tác chuẩn bị và luộc rau.

Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập

- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.

- Dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài đánh giá kết quả học tập của HS.

- GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh gía kết quả học tập của mình.

- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.

IV – nhận xét – dặn dò

- GV nhận xét ý thức học tập của HS và động viên HS thực hành luộc rau giúp gia đình.

- Hớng dẫn HS đọc trớc bài “Rán đậu phụ” và tìm hiểu cách rán đậu phụ ở gia đình. Ngày dạy : ../… …… ……/ . Kĩ THUậT Bài 11 Rán đậu phụ (1 Tiết) I - Mục tiêu HS cần phải:

- Biết cách chuẩn bị và các bớc rán đậu phụ.

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn. II - Đồ dùng dạy học

- 3-4 bìa đậu phụ - Dầu (hoặc mỡ) rán. - Chảo rán, đĩa.

-Đũa nấu.

- Phiếu đánh giá kết quả học tập III- Các hoạt động dạy – học

Giới thiệu bài

- GV nêu tác dụng của việc sử dụng đậu phụ làm thức ăn và một số cách chế biến món ăn từ đậu phụ (có thể đặt câu hỏi để HS nêu các cách chế biến món ăn từ đậu phụ ở gia đình nh đậu luộc, rán, sốt cà chua, )…

- GV nêu mục đích bài học.

Hoạt động 1. Tìm hiểu cách chuẩn bị rán đậu phụ

- GV nêu câu hỏi để HS nhớ lại và nêu cách chuẩn bị rán đậu phụ ở gia đình các em (thông qua nhiệm vụ GV giao ở giờ học trớc).

- Hớng dẫn HS quan sát hình 1(SGK) kết hợp với quan sát thực tế nấu ăn ở gia đình để kể tên những nguyên liệu, dụng cụ cần chuẩn bị để rán đậu.

- Nhận xét và nhắc lại những nguyên liệu, dụng cụ dùng để rán đậu phụ. - Hớng dẫn HS quan sát hình 2 và đọc nội dung mục 1b(SGK) để nêu cách sơ chế đậu phụ.GV nhận xét và tóm tắt cách sơ chế đậu phụ theo nội dung SGK.

Lu ý HS một số điểm sau:

+ Chọn đậu phụ mềm, mịn, thơm mùi đậu. Không nên chọn đậu cứng, đã có mùi chua.

+ Rửa đậu nhẹ nhàng để đậu không bị vỡ.

+ Xếp đậu vào rổ cho thật ráo nớc trớc khi rán để tránh bị dầu hoặc mỡ bắn vào ngời khi cho đậu vào rán.

+ Không nên cắt bìa đậu thành những miếng mỏng quá sẽ khó rán, miếng đậu dễ bị vỡ và khô.

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách rán đậu phụ

- Gợi ý HS nhớ lại cách rán đậu mà em đã quan sát đợc ở gia đình để nêu cách rán đậu.

- Hớng dẫn HS quan sát hình 3 và đọc nội dung mục 2(SGK). GV đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu cách rán đậu phụ.

- Nhận xét và hớng dẫn HS cách rán đậu theo nội dung SGK.

Lu ý HS một số điểm sau:

+ Nên dùng chảo chuyên dùng để rán vào đun sôi. + Đun chảo cho khô hết nớc, cho dầu rán vào đun sôi.

+ Trong quá trình rán đậu phải đun nhỏ lửa để đậu không bị cháy. Lật đều hai mặt của miếng đậu để tạo thành lớp vỏ màu vàng rơm.

+ Khi lật đậu, nếu thấy đậu bị sát thì nên dùng vật dụng có lỡi mỏng để lật từ từ từng miếng đậu.

GV nên sử dụng vật thật và thực hiện từng thao tác kết hợp với giải thích, hớng dẫn để HS hiểu rõ cách rán đậu.

GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về cách rán đậu thông qua các câu hỏisau đó đại diện từng nhóm trình bầy kết quả thảo luận.

- Hớng dẫn HS về nhà thực hành “rán đậu phụ”để giúp đỡ gia đình..

Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập

- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh gía kết quả học tập của HS.

- GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.

- HS báo cáo kếtquả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.

IV – nhận xét – dặn dò

- GV nhận xét ý thức học tập của HS.

- Hớng dẫn HS đọc trớc bài “ Bày, dọn bữa ăn trong gia đình” và tìm hiểu cách bày, dọn bữa ăn trong gia đình.

Ngày dạy : ../… …… ……/ .

Kĩ THUậT

Bài 12

Bày, dọn bữa ăn trong gia đình

(1 Tiết)

I - Mục tiêu HS cần phải:

- Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.

- Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trớc và sau bữa ăn. II - Đồ dùng dạy học

- Tranh ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ở các gia đình thành phố và nông thôn.

- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS. III- Các hoạt động dạy – học

Giới thiệu bài

Hoạt động 1. Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trớc bữa ăn

- Hớng dẫn HS quan sát hình 1, đọc nội dung mục 1a (SGK)và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trớc bữa ăn.

GV tóm tắt các ý trả lời của HS và giải thích, minh hoạ mục đích, tác dụng của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trớc bữa ăn.

- Gợi ý để HS nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trớc bữa ăn ở gia đình các em.

Nhận xét và tóm tắt một số cách trình bày bàn ăn phổ biến ở nông thôn, thành phố, (nhiều gia đình sắp xếp món ăn, bát, đũa vào mâm và đặt mâm ăn lên bàn ăn, phản gỗ, chõng tre hoặc chiếu trải dới đất. Cũng có nhiều gia đình sắp xếp món ăn, bát, đũa, thìa, dĩa trực tiếp lên bàn ăn). GV giới thiệu tranh, ảnh một số cách bày món ăn, dụng cụ ăn uống để minh hoạ.

- Nêu yêu cầu của việc bày dọn trớc bữa ăn: Dụng cụ ăn uống và dụng cụ bày món ăn phải khô ráo, vệ sinh. Các món ăn đợc sắp xếp hợp lý, thuân tiện cho mọi ngời ăn uống.

- Đặt câu hỏi, yêu cầu HS nêu các công việc cần thực hiện khi bày món ăn và dụng cụ ăn uống trớc bữa ăn nhằm đảm bảo các yêu cầu trên.

- Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1: Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trớc bữa ăn một cách hợp lý giúp mọi ngời ăn uống đợc thuận tiện, vệ sinh. Khi bày trớc bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ dụng cụ ăn uống cho mọi thành viên trong gia đình; dụng cụ ăn uống phải khô ráo, sạch sẽ.

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn

- HS trình bày cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình các em.

-HS nêu mục đích, cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình, liên hệ thực tế để so sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình các em với cách thu dọn sau bữa ăn nêu trong SGK .

- Nhận xét và tóm tắt những ý HS vừa trình bày.

- Hớng dẫn cách thu dọn sau bữa ăn theo nội dung SGK.

Lu ý HS: Công việc thu dọn sau bữa ăn đợc thực hiện ngay sau khi mọi ngời trong

gia đình đã ăn xong. Không thu dọn khi có ngời còn đang ăn hoặc cũng không để qua bữa quá lâu mới thu dọn

- Hớng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình bày, dọn bữa ăn.

ngoài ra, GV bổ sung cho HS biết khi cất thức ăn vào tủ lạnh, thức ăn phải đợc đậy kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy.

Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập

-Dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài đánh giá kết quả học tập của HS.

- GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.

- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.

IV – nhận xét – dặn dò

- GV nhận xét ý thức và kết quả học tập của HS.

- Động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình trong công việc nội trợ.

- Hớng dẫn HS về nhà đọc trớc bài: “ Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống” và tìm hiểu cách rửa dụng cụ nấu ăn ở gia đình.

Ngày dạy : ../… …… ……/ .

Kĩ THUậT

Bài 13

Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống

(1 Tiết)

I - Mục tiêu HS cần phải:

- Nêu đợc tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.

- BIết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình. - Có ý thức giúp gia đình .

II - Đồ dùng dạy học

- Một số bát, đũa và dụng cụ, nớc rửa bát (chén). - Tranh ảnh minh hoạ theo nội dung SGK

- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS III- Các hoạt động dạy – học

Giới thiệu bài

GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.

Nhân dân ta có câu” Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” . ĐIều đó cho thấy là muốn có đợc bữa cơm ngon, hấp dẫn thì không chỉ cần chế biến món ăn ngon mà còn phải biết cách làm cho dụng cụ ăn uống sạch sẽ, khô ráo.

Hoạt động 1. Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống

- HS nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thừng dùng (đã học ở bài 7). - Hớng dẫn HS đọc nội dung mục 1(SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau bữa ăn. GV nêu vấn đề: Nếu nh dụng cụ nấu ăn, bát, đũa không đợc rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ nh thế nào?

- Nhận xét và tóm tắt nội dung của hoạt động 1: Bát, đũa, thìa, đĩa sau khi đợc sử dụng để ăn uóng nhất thiết phải đợc cọ rửa sạch sẽ, không để lu cữu qua bữa sau hoặc qua đêm. Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống không những làm cho các dụng cụ đó sạch sẽ, khô ráo, ngăn chặn đợc vi trùng gây bệnh mà còn có tác dụng bảo quản, giữ cho các dụng cụ không bị hoen rỉ.

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách rửa sạch dụng nấu ăn và ăn uông.

- HS mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình.

- Hớng dẫn HS quan sát hình, đọc nội dung mục 2(SGK) và đặt câu hỏi để yêu cầu HS so sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát đợc trình bày trong SGK .

- Nhận xét và hớng dẫn HS các bớc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống theo nội dung SGK . GV lu ý HS một số điểm sau:

+ Trớc khi rửa bát cần dồn hết thức ăn, cơm còn lại trên bát đĩa vào một chỗ. Sau đó tráng qua một lợt bằng nớc sạch tất cả dụng cụ nấu ăn và ăn uống.

+ Không rửa cốt (li) uống nớc cùng với bát, đĩa, thìa, dĩa, để tránh làm cốc…

có mùi mỡ hoặc mùi thức ăn.

+Nên dùng nớc rửa bát để rửa sạch mỡ và mùi thức ăn trên bát, đĩa. Về mùa đông, nên hoà nớc rửa bát vào nớc ấm để rửa cho sạch mỡ. Có thể dùng nớc vo gạo để rửa bát cũng rất sạch.

+ Dụng cụ nấu ăn và ăn uống phải đợc rửa hai lần bằng nớc sạch. Có thể rửa bát vào chậu, cũng có thể rửa trực tiếp dới vòi nớc. Dùng miếng rửa bát hoặc xơ mớp khô, búi rửa bát cọ sạch cả mặt trong và mặt ngòi của dụng cụ nấu ăn và ăn uống.

+ úp từng dụng cụ ăn uống đã rửa sạch vào rổ cho ráo nớc rồi mới úp vào chạn. Nếu trời nắng, nên phơi rổ úp bát dới nắng cho khô ráo.

Nếu chuẩn bị đợc một số bát, đĩa, dụng cụ và nớc rửa bát, GV thực hiện một số thao tác minh hoạ cho HS hiểu rõ hơn cách thực hiện.

- Hớng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình rửa bát.

Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập

- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh gía kết quả học tập của HS.

-Dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài iệm kết hợp với sử dụng câu hỏi

Một phần của tài liệu Ky Thuat (Trang 26 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w