Ở các nước việc sử dụng đồng bộ cả thuế quan và hạn ngạch để bảo hộ
sản xuất trong nước thường được tiến hành. Tuỳ theo điều kiện cụ thể về kinh
tế-xã hội của các nước mà hạn ngạch hay thuế được đặt ra một cách hợp lý
nhằm điều khiển kinh tế, thương mại theo đúng chiến lược, định hướng của Nhà nước.
Một dẫn chứng tiêu biểu nhất đó là việc sử dụng hạn ngạch ở các nước
OPEC vừa qua. Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (Oil and
Petroleum Export Countries) cùng nhau thoả thuận sử dụng hạn ngạch khai
thác và xuất khẩu dầu mỏ nhằm mục đích hạn chế khai thác tài nguyên thiên
nhiên, tăng giá dầu trên thị trường thế giới và tăng doanh thu từ xuất khẩu
dầu. Cơ sở để thực hiện quy định này là các nước OPEC có sản lượng dầu mỏ
sản xuất và xuất khẩu chiếm tuyệt đại đa số sản lượng dầu mỏ của thế giới
(trên 70% sản lượng dầu mỏ) vì vậy họ có thể tác động điều chỉnh tác động
giá dầu thế giới. Trong năm 1999, 13 nước thành viên của OPEC đã thoả
thuận giảm mức sản xuất xuống còn 27 triệu thùng một ngày và dự điịnh sẽ
kéo dài hạn ngạch này tới tháng 3 năm 2000. Quyết định trên đã làm giá dầu
thế giới trong năm 1999 tăng từ 27,5 USD một thùng lên mức 33 USD một
thùng.
Điều này có tác động rất lớn đến các nước phát triển. Các công nghệ
nước OPEC giảm lượng dầu xuất sang thì có thể dẫn tới ảnh hưởng lớn. Đây
cũng sẽ là một công cụ rất hữu hiệu khi giữa hai nước tiến hành các biện pháp
trừng phạt về kinh tế hay có những xung đột. Khác với thuế quan hạn ngạch
có thể hạn chế một cách chính xác lương hàng xuất nhập khẩu theo đúng quy định của Chính phủ nước đó.
Tại thị trường EU, Uỷ ban liên minh Châu âu cũng đã quy định hạn
ngạch cho Nhật Bản được phép xuất khẩu xe hơi vào thị trường EU là 3%
tổng nhu cầu về xe hơi của thị trường này. Mức hạn ngạch này còn được duy
trì tới năm 2003.
Ở Mỹ trong những năm gần đây giá đường thế giới thấp ở mức 4 cent
một pao trong khi đó giá đường ở Mỹ vẫn trên 25 cent một pao. Tại sao vậy?
Bằng việc hạn chế nhập khẩu Chính phủ Mỹ bảo hộ ngành công nghiệp đường
trong nước 3 tỷ USD ngành này có thể bị đóng cửa nếu nó phải cạnh tranh với
các nhà sản xuất nước ngoài có chi phí thấp, đây là một điều tốt lành cho các nhà sản xuất đường ở Mỹ. Thậm chí cũng là điều tốt lành cho một số nhà sản
xuất đường nước ngoài- những người đã thành công vận động hành lang để
nhận được phần lớn hạn ngạch. Nhưng cũng giống như phần lớn các chính
sách cùng loại nó là điều không tốt với người tiêu dùng. Ta có số liệu cụ thể
tại thị trường Mỹ năm 1989 như sau:
Tổng sảnlượng đường sản xuất ở Mỹ là 13,7 tỷ pound.
Tổng nhu cầu tiêu dùng đường là 17,5 tỷ pound.
Giá đường tại Mỹ là 23 cent một pound.
Từ số liệu đó ta tính được hàm cung về đường của Mỹ:
Qs = -7,46 + 0,92.P
Trong đó Q tính bằng tỷ pound đường, P là giá tính băng cent trên một
pound.
Và hàm cầu của Mỹ về đường: Qd = 22,8-0,23.P
Hình vẽ dưới đây mô tả tác động của hạn ngạch đường.
Ở mức giá thế giới 12,5 cent một pound, các nhà sản xuất của Mỹ chỉ
có thể cung cấp 4 tỷ pound và tiêu dùng lại ở mức 20 tỷ pound như vậy phải
nhập khẩu tới 80% nhu cầu tức là 16 tỷ pound. Khi Chính phủ Mỹ áp đặt hạn
ngạch 3,8 tỷ pound đã làm giá cả trong nước tăng lên mức 23 cent một pound.
P S D
Pd=23
Qua đó ta tính được: Người sản xuất trong nước được lợi 929 triệu
USD, các nhà sản xuất nước ngoài được cấp hạn ngạch thu lợi 399 triệu USD
và xã hội Mỹ bị mất không 635 triệu USD.
Như vậy với một số hàng hoá trong nước mà chi phí sản xuất trong nước còn cao thì Nhà nước cần áp dụng hạn ngạch hạn ngạch để giảm bớt
khối lượng hàng hoá nhập khẩu để cạnh tranh.
Hay như là với việc nhập khẩu ô tô từ Nhật Bản trong những năm 1980.
Chính quyền Reagan dưới áp lực của các nhà sản xuất ô tô trong nước đã
thương lượng với Nhật về các hạn chế tự nguyện nhập khẩu, theo đó người
Nhật đồng ý hạn chế sô ô tô đưa vào Mỹ. Do vậy người Nhật có thể bán được
chiếc xe đó với một mức giá cao hơn mức giá thế giới và thu được lợi nhuận
cao hơn từ mỗi chiếc xe. Nước Mỹ đã có thể tốt hơn đơn giản bằng cách đánh
thuế nhập khẩu.