Tên dân tộc: Mường (Mol, Mual, Moi, Moi Bi, Au Tá, Ao Tá)
Dân số: 1.137.515 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Cư trú ở nhiều tỉnh phía bắc, tập trung đông ở Hoà Bình và miền núi Thanh Hoá. Sống định canh định cư nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn.
Phong tục tập quán:
đạo chia nhau cai quản các vùng. Ðứng đầu mỗi mường có các Lang Cun, dưới Lang Cun có các Lang Xóm hoặc Đạo Xóm.
Hôn lễ của người Mường gần giống người Kinh. Khi trong nhà có người sinh nở thì rào cầu thang chính bằng phên nứa. Khi trẻ lớn khoảng một tuổi mới đặt tên.
Khi có người chết, tang lễ được tổ chức theo nghi thức nghiêm ngặt.
Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường.
Văn hoá:
Kho tàng văn nghệ dân gian khá phong phú: thơ, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Có nhiều bài hát: ru em, đồng giao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi... Nhạc cụ có cồng, nhị, sáo trống, khèn lù. Có nhiều ngày hội trong năm: hội xuống đồng (khuông mùa), hội cầu mưa, lễ rửa lá lúa, lễ cơm mới...
Trang phục:
Nam mặc quần áo màu chàm. Nữ mặc áo, váy, áo ngắn thân xẻ ngực (có nơi xẻ vai), ít cài cúc và mặc yếm. Váy khá dài, cao đến nách, cạp váy dệt bằng tơ nhuộm màu, có hoa văn trang trí rất đẹp. Ðầu đội khăn màu trắng hình chữ nhật.
Kinh tế:
Làm ruộng từ lâu đời. Lúa nước là cây lương thực chủ yếu. Kinh tế phụ là khai thác lâm thổ sản. Nghề thủ công có dệt vải, đan lát, ươm tơ. Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ công với kỹ nghệ khá tinh xảo.