bảo cho việc gá đặt và tháo nhanh chi tiết gia công, các chi tiết trên đồ gá phải thực hiện nhanh các thao tác. Để cho an toàn các đồ gá này không nên có phần nhô lớn, khi làm việc cần có bộ phận che chắn bảo vệ
7.3.Trình tự thiết kế đồ gá
Khi thiết kế đồ gá cần tuân theo các bước sau đây:
1. Xác định kích thước của bàn máy, khoảng cách từ bàn máy tới trục chính, khoảng cách giữa các mũi tâm. Đó là những số liệu cần thiết để xác định kích thước đồ gá.
3. Trong trường hợp có phôi để gia công cụ thể cần xác định kích thước thực của bề mặt dùng làm chuẩn để từ đó chọn kết cấu đồ định vị cho hợp lý (cơ cấu cố định hay điều chỉnh)
4. Vẽ đường bao của chi tiết tại nguyên công thiết kế đồ gá (nên theo tỷ lệ 1:1). Đường bao của chi tiết nên vẽ bằng đường chấm gạch. Việc thể hiện hai hoặc ba hình chiếu là tùy thuộc vào mức độ phức tạp của đồ gá. Hình chiếu thứ nhất của chi tiết phải được thể hiện đúng vị trí đang gia công trên máy.
5. Xác định phương, chiều, điểm đặt của lực cắt, lực kẹp.
6. Xác định vị trí và vẽ kết cấu của đồ định vị (cần đảm bảo cho lực cắt, lực kẹp hướng vào đồ định vị vuông góc với chúng)
7. Tính lực kẹp cần thiết.
8. Chọn cơ cấu kẹp chặt. Cơ cấu này phụ thuộc vào loại đồ gá một vị trí hay nhiều vị trí, phụ thuộc vào sản lượng chi tiết hay trị số lực kẹp.
9. Vẽ cơ cấu dẫn hướng và so dao.
10. Vẽ các chi tiết phụ của đồ gá như vít, lò xo, đai ốc và các bộ phận khác như cơ cấu phân độ
11. Vẽ thân đồ gá.
12. Vẽ ba hình chiếu của đồ gá và xác định đúng vị trí của tất cả các chi tiết trong đồ gá. Cần chú ý tới tính công nghệ khi gia công và lắp ráp, đồng thời phải chú ý tới phương pháp gá và tháo chi tiết, phương pháp thoát khỏi khi gia công.
13. Vẽ những phần cắt trích cần thiết của đồ gá 14. Lập bảng kê khai các chi tiết của đồ gá. 15. Tính sai số chế tạo cho phép của đồ gá [εct].
16. Dựa vào sai số chế tạo cho phép đặt yêu cầu kỹ thuật của đồ gá.