Con người với tình yêu và thù hận, tội ác, trừng phạt

Một phần của tài liệu Luận văn Ngữ văn (Trang 49 - 53)

2. Các kiểu con người

2.4. Con người với tình yêu và thù hận, tội ác, trừng phạt

Danh ngôn của B. Rô-Se (Pháp) cho rằng; “Trên đời này chỉ có một việc đáng nói. Đó là tình yêu, vì đó là nguyên nhân của mọi sự sung sướng và là mầm móng của mọi sự đau khổ”.

Truyện ngắn Hậu hiện đại không còn mô típ phát triển theo kiểu truyền thống (yêu nhau - trắc trơ - đoàn tụ). Khám phá truyện ngắn của Balzac chúng ta tìm thấy cội nguồn của mọi đau khổ do tình yêu và tiền bạc tạo nên. Đồng tiền chiến thắng tình yêu, mua được hạnh phúc và điều khiển được con người. Tiền biết đi đi lại lại, biết nhảy múa, biết sinh đẻ và biết làm cho con người vui vẽ thăng hoa.

Tình yêu là tinh hoa của cuộc sống, đi bên cạnh hạnh phúc, tình yêu đổ vỡ bao giờ cũng để lại vết thương lòng. Vì hình như trên cỏi nhân sinh này, mọi cuộc chia ly đều nhuộm màu tím ngắt. Không sự đổ vỡ nào, kể cả khi hai người cùng muốn, mang màu hồng. Từ sự mất mát trong tình yêu và trong cuộc sống hôn nhân, những mối tình bàng bạc, buồn buồn được Ngọc Tư đẩy lên một cung bậc mới, sự bất ưng ý trong lứa đôi khiến cho nhân vật tìm cách trả thù. Lúc đầu cha hoặc mẹ ấy thấy những đứa con giống người phản bội là đánh, lâu dần lòng thù hận che hết sân tình thương. Má trong Chuyện của Điệp đánh Điệp mỗi ngày chỉ vì Điệp giống ba, má ghét Điệp, lúc đầu Điệp cay đắng, uất giận mẹ lắm nhưng khi lớn lên Điệp hiểu và không còn hận má nữa, Điệp đã tha thứ, còn má lại không thể tha thứ cho ba. Hể má thấy người đàn ông nào na ná giống người phản bội là

chộp lấy, không cần yêu. Cho nên, má Điệp đi qua rất nhiều đời chồng nhưng lòng chưa nguôi hận để yêu, để sống hạnh phúc.

Hạ bút viết Cánh đồng bất tận, Ngọc Tư dù cố ý hay vô tình thì truyện ảnh hưởng học thuyết Freud. Ông Vũ bị vợ cắm sừng, mất niềm tinh yêu ở phụ nữ, từ đó ông quay sang trả thù tình bằng cách yêu nhanh, chiếm đoạt nhanh và bội bạc càng nhanh hơn bất kỳ người đàn bà nào ông gặp trên con đường du mục mà quên mất hai đứa con, chúng là của để dành cho đời, là nhân loại bé nhỏ sống trong cùng khoang thuyền với mình. Hình ảnh người cha khiến cho tôi liên tưởng đến nhân vật Sở Khanh trong Truyện Kiều - Nguyễn Du, Don Juan trong Don Juan - Môlie. Song, ai cũng nhận thấy, người cha không phải tầng lớp trên mà là một anh “hai lúa” chính hiệu, ông không giống ai trong hai người đó. Tôi gọi ông là một “Don Juan, Sở Khanh nuôi vịt chạy đồng”.

Dẫu là “hai lúa” nhưng vẽ bề ngoài của ông rất ấn tượng, khiến cho người phụ nữ nào cũng chết mê, theo lời nhận xét của chị Sương: “ba mấy cưng đẹp trai dễ sợ”. Còn Điền và Nương nhận thấy: “Cha không tốn nhiều công sức cho việc chinh phục. “…tôi tự hỏi mình khi người đàn ông vào tuổi bốn mươi, quyến rũ từ cái cười, từ câu nói, ánh nhìn thăm thẳm, ngọt ngào. Trời ơi, trừ chị em tôi, không ai thấy được đằng sau khuôn mặt chữ điền ngời ngời đó là một hố sâu đen thẳm, bến bờ mờ mịt, chơi vơi, dễ hụt chân” [78, tr 190]. Ông ta luôn luôn tính toán con đường quyến rũ sao cho khi người đàn bà vừa bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ chồng, bỏ con để cuốn gói theo tiếng gọi tình yêu thì ngay lập tức bị hắn bỏ rơi. Mọi sự vừa khít không thừa không thiếu, như thế nỗi đau cũng vừa cho họ gặm nhấm, hắn không thấy cắn rứt, xấu hổ và sợ hãi, cũng chẳng nghĩ tới chuyện báo ứng và hậu quả mình gieo. Nhĩ nhiên rồi, nếu hắn biết thẹn, biết xấu, biết sợ thì hắn sẽ có ý thức về định chế xã hội là luật pháp. Hắn không che đậy hành vi lừa dối mà tự mình “trải rộng sân hận, thu hẹp sân yêu” và hả hê mỗi khi dắt mũi xong một con mồi. Chính cách trả thù lạch lạc đã tạo điều kiện cho đau khổ trổ hoa. Ông Vũ chơi trò đùa bằng cánh bắt tình, bắt nữa đồng loại nữ giới cùng gặm nhấm nỗi đau với mình. Những nẻo đường ông ta đi qua lại gieo rắc thêm hàng chục thằng Hận thằng Thù. “Nên mỗi lần cha nhìn đăm đăm và mỉm cười với một người đàn bà mới, chúng tôi lại thắt thẻo. Thêm mối tình đau trước cả ngày thứ nhất. Tôi có cảm

giác cha quắp lấy người ấy vùi mặt vào da thịt, ngấu nghiến mà lòng cha lạnh ngắt…“Cha làm chuyện đó thì cũng giống như những con vịt đạp mái…”…cha hơi khác con - người. Nhạt nhẻo hơn cả việc quan hệ theo mùa, theo bản năng, trong cha tôi không còn một chút cảm xúc nào, nét mặt tràn ngập những rắp tâm, chưa gặp mặt đã tính chuyện phụ phàng” [78, tr.190-191].

Nuôi lòng hận thù tức nuôi dưỡng mầm móng tội ác và tạo nên tội ác, trên con đường đi chinh phục ông Vũ “đánh nhanh thắng nhanh” và “đánh đâu thắng đó”. Hắn ta đang quay về với con người tự nhiên và hơn cả việc “đói ăn, khát uống”, con người không xúc cảm và thua hẳn con vật, Nương nhìn nhận và đánh giá “khi tôi phát hiện ra chúng chẳng bao giờ cưỡng đoạt và gạ gẫm nhau. Khoảng thời gian trước khi con trống trèo lên lưng con mái rất thật, mềm mại, êm đềm… Tuyệt không có gì là thô tục. Tôi sửng sốt. Trời ơi, khác với những gì chúng tôi biết (qua cha tôi, má tôi), trong sự hoan lạc (của những con vịt) đầy ắp thứ gọi là tình - yêu” [78, tr.200]. Tội ác của ông ta được hai giọt máu của mình chứng kiến ngọn ngành từ đầu tới cuối. Hai đứa trẻ thấy mình xấu hổ vì làm con của cha, chúng có thể từ bỏ những cái gì liên quan đến cha và má, nhưng làm sao từ bỏ được hình hài này? Hành trình trả thù dài dằng dặc ấy đã có lúc được Nương nhận thấy; “cha giống như con thú trở về tổ sau khi no mồi. Con thú nằm mơ màng nhấm nháp lại hương vị của miếng mồi, và ngẩm ngợi thòm thèm con mồi kế tiếp. Có lúc sự vật lộn làm vết thương cũ của con thú đau, nó liếm lám vết máu và tôi hãi hùng nhận ra chỗ đau ấy cứ rộng thêm ra” [78, tr.189].

Khác với văn học hiện thực 1930 -1945, những thằng cha khốn nạn như: Nghị Quế trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Nghị Hách trong Giông tố của Vũ Trọng Phụng,…Họ là những thằng khốn nạn nhất trong những thằng khốn nạn, nhưng lương tâm của các vị không cắn rứt, không dằn vặt, không đau khổ, còn người cha trong Cánh đồng bất tận chẳng ai đánh mà đau, ông ta tưởng trả thù sẽ làm mình nguôi ngoai đau khổ, ngược lại kéo theo một dây chuyền những người đàn bà đau khổ bằng hoặc hơn mình. Và trong lộ trình trả thù, cuối cùng ông ta lờ mờ hiểu ra tránh nhiệm của mình đối với đứa con gái (thể hiện ở chi tiết ông mua cho con chiếc nhẫn để dành khi lấy chồng), nhưng Nương thấy nó đã muộn mất rồi. Nương cảm nhận ngày báo ứng đang chờ đâu đó rất gần.

Cùng chủ đề thù hận, tội ác và trừng phạt nhưng Tội ác và trừng phạt của Nguyễn Huy Thiệp đi ngược lại, cô gái mười sáu tuổi giết bố và ba đứa em vì một lần đi đường người bố không kìm hảm được thú tính của mình đã hiếp dâm đứa con gái. Đau khổ, uất hận đứa con gái chờ lúc bố ngủ đã dùng rìu bổ vào giữa trán ông ta và phóng hỏa ngôi nhà thiêu sống ba đứa em tội nghiệp…Trong tác phẩm ông lý giải: “Tội ác không bao giờ biết đến tình yêu, tội ác sinh ra tội ác”. Tội ác trở thành man rợ do “khi xem các thống kê tội phạm, người ta dễ nhận thấy người có trình độ văn hóa thấp chiếm tỷ lệ cao. Đời sống tinh thần nhạt nhẽo, tăm tối cùng với hoàn cảnh quẩn bách tạo ra tội ác”. Bên cạnh đó, còn có nhiều lí do dẫn đến tội ác, đó là sự buồn chán, “sự ghen tuông, tính đố kị, mê tính dị đoan…”.

Cánh đồng bất tận, tội ác của ông Vũ khó định danh, khó gọi tên, mang tính thách đố pháp luật. Ông mang tội giết người nhưng không phải giết chết thể xác một con người cụ thể mà giết chết tâm hồn của một nữa nhân loại, tội ác ấy đáng lên án nhưng con cái và cả trên trăm người tình không ai tố cáo. Chung cuộc, nợ đời “có vay có trả”, cái giá phải trả cũng cực đắt, đứa con gái vô tội lại đền tội thay cha, âu cũng là “đời cha ăn mặn, đời con khát nước” nhưng sao đau đớn quá. Nương bị “những đứa trẻ tên Hận, tên Thù mang khuôn mặt rắp tâm của cha tôi, với đôi mắt sâu và chiếc mũi thẳng, những đứa trẻ nhàu úa, cộc cằn, cắm cẳn, chỉ tiếng chửi thề là tươi rói, nhảy ra xoi xói ở đầu môi” [78, tr.208]. Nương được xem như món hàng bị đè ngã ngửa ngay trên đồng ruộng, tận cùng đau khổ Nương cất tiếng gọi “Điền ơi”, người cha chết lặng, “đau đến sững sờ,… ông há hóc mồm”, trời ơi “trong ý thức cầu cứu, một bản năng đơn giản nhất, đứa con gái đã quên mất người cha”. Sự trừng phạt quá đắt và vượt quá sức tưởng tượng của ông. Bọn chúng không đánh ông, “nó đè nghiến, giữ cho mặt cha hướng về phía tôi. Và bọn chúng thay phiên nhau, giữ cho cha một tư thế đó” [78, tr.211]. Không có một cách nào diễn tả nỗi đau hơn thế.

Đúng là một sự dồn đuổi làm cho người đọc ngợp thở. Song bản lĩnh của chị Tư đã níu giữ được người đọc khi đứng cheo leo ở mé bờ vực thẳm của tuyệt vọng. Trong ê chề đau đớn người con gái tên Nương vẫn hy vọng, ước mơ. “Đứa con gái thoáng nghĩ rớt nước mắt,…có thể mình sẽ sinh con… Đứa bé đó nhất định nó sẽ đặt tên là Thương là Nhớ …Đứa bé không cha nhưng chắc chắn được

đến trường, sẽ tươi tĩnh và vui vẻ sống đến hết đời…” [78,tr.213]. Sự ăn năn tội của người cha biết rằng đã muộn màng, nhưng lương tâm ông bắt đầu thức tỉnh, dừng lại, lòng yêu thương đã được thắp sáng và nó sẽ cháy bùng lên bằng sự tha thứ của đứa con gái tên Nương. Vâng, tha thứ làm cho con người dịch lại gần nhau, vì sống mà trong lòng mang đầy thù hận và tìm mọi cách để trả thù thì rốt cuộc tất cả đều bị tổn thương. Một con người khi mang trọng bệnh về thể xác anh ta hủy hoại chính bản thân mình, nhưng một người mang trọng bệnh về tâm hồn anh ta hủy hoại một thế hệ (ứng với người cha). Chị đã đi đến tận cùng bi kịch, sau bi kịch - thông điệp nhà văn gửi đến cuộc đời.

Một phần của tài liệu Luận văn Ngữ văn (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w