Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh ký sinh trùng trên cá trắm cỏ ở giai đoạn cá giống trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 28)

3.2.1. Dụng cụ, hóa chất cần sử dụng để kiểm tra ký sinh trùng

Dụng cụ:

- Kính hiển vi, kính lúp - Lam kính, lamen

- Dụng cụ giải phẩu: dao liền cán cỡ vừa, dao cán rời. Pinxet các loại (loại có răng và loại thẳng), dùi nhọn giải phẫu, kéo các loại, kim hút dịch, bơm tiêm 5ml.

- Khay, đĩa peptri, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, lamen, lam kính, đũa thủy tinh, chày, cối sứ, đèn cồn, thước đo chiều dài, cân điện tử

Hoá chất:

Cồn (500, 700, 900 , 960, 1000), formaline 4%, formaline 10%, nước cất, Nhựa canada, hematocylin, dung dịch Carmin…

3.2.2. Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu

Phương pháp thu mẫu

- Thu mẫu ngẫu nhiên và thu mẫu chọn lọc tức là thu mẫu cá có dấu hiệu bị bệnh do ký sinh trùng.

- Mẫu cá dùng để kiểm tra ký sinh trùng phải còn sống hoặc vừa mới chết, chưa bị khô nhớt, ít bị tổn thương do đánh bắt.

- Số lượng cá thu là 30 con/1 lần thu để phục vụ cho việc phân loại ký sinh trùng.

- Cá giống được vận chuyển bằng túi nilon và để riêng từng con. - Mẫu sau khi thu được đưa về phòng thí nghiệm phân tích ngay. Xử lý mẫu

- Đo chiều dài (từ miệng đến vây đuôi) bằng thước đo và cân khối lượng của cá bằng cân điện tử. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành thu trên 90 mẫu cá Trắm Cỏ giống, chiều dài trung bình là 8,5cm ± 0,8cm; khối lượng trung bình là 5,6g ± 0,7g.

- Khi quan sát nếu phát hiện ký sinh trùng thì cần tiến hành phân loại, đếm số lượng rồi xác định tỷ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm.

Hình 3.2a: Chiều dài cá Trắm Cỏ giống Hình 3.2b: Khối lượng cá Trắm Cỏ

3.2.3. Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu toàn diện ký sinh trùng trên cá của Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007)..

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh ký sinh trùng trên cá trắm cỏ ở giai đoạn cá giống trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w