Định hướng mục tiêu năm 2009

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ và sự lựa chọn của Việt Nam (Trang 27 - 29)

II. Chính sách tài chính tiền tệ với mục tiêu kiềm chế lạm phát kết hợp tăng trưởng kinh

4. Định hướng mục tiêu năm 2009

Mục tiêu Chính phủ đề ra cho năm 2009 vẫn là "Tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát theo hướng giảm dần (năm 2009 dưới 15%), đến 2010 đưa tốc độ lạm phát xuống còn một con số, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý (năm 2009 khoảng 7%)..." .

Báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư xác định trong năm 2009, nhiệm vụ trọng tâm là tiếp

tục ưu tiên kiềm chế lạm phát theo hướng giảm dần, phấn đấu đến năm 2010 đưa tốc độ

lạm phát xuống một con số, từ đó ổn định dần kinh tế vĩ mô, bảo đảm tốt hơn an sinh xã hội; tạo mọi điều kiện để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý bền vững.

Về lĩnh vực kinh tế, tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định các cân đối kinh tế vĩ mô, trước hết là chính sách tài chính, tiền tệ. Bảo đảm cân đối cung cầu

hàng hoá, các vật tư đầu vào quan trọng và hàng tiêu dùng thiết yếu. Tiếp tục thực hiện

cải cách tiền lương, đồng thời với việc triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ cho người nghèo, người có thu nhập thấp...

Về chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và môi trường năm 2009, Bộ Kế hoạch - Đầu tư dự

kiến tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 7% so với năm 2008, tổng kim ngạch

xuất khẩu đạt 76,7 tỷ USD, tăng 18% so với năm nay; tổng nguồn vốn đầu tư phát triển

toàn xã hội khoảng 725 nghìn tỷ đồng, bằng 40% GDP; bội chi ngân sách nhà nước

khoảng 87,3 nghìn tỷ đồng, bằng 4,8% GDP; chỉ số tăng giá tiêu dùng dưới 15%.

Bộ Kế hoạch - Đầu tư đề ra 9 giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch trong năm 2009. Trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện tốt chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá để kiềm

chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thúc đẩy đầu tư phát

triển sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; thực hiện các giải pháp chính sách để tạo việc làm, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội; đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hoá trong các lĩnh vực

Kết luận

Những kết quả thực tiễn cho thấy, chính sách tiền tệ mà chính phủ Việt Nam đang đề ra là tương đối phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, tất cả chỉ mới là bước dạo đầu khi mới chập chững hội nhập cùng nền kinh tế thế giới. Vấn đề lựa chọn

mục tiêu luôn là vấn đề cấp thiết nhất của mỗi quốc gia.

Để có thể cạnh tranh với các nền kinh tế khác, đồng thời đưa nước ta đi lên công nghiệp hóa hiện đại hóa hoàn toàn, chúng ta cần phải nỗ lực hết sức mình, tính toán những bước đi phù hợp với một cơ chế chính sách thỏa đáng.

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ và sự lựa chọn của Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)