Nước ta có thềm lục địa rộng, có cả dải đất ven biển theo chiều dài của đất nước với nhiều dấu hiệu có mỏ khí và mỏ dầu.
Ở vùng thềm lục địa nước ta có cả ba loại khí, đó là khí thiên nhiên (mỏ khí), khí ngưng tụ, khí mỏ dàu. Từ năm 1985, trên các vùng mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng và Rồng có hàng chục giàn khoan làm việc tìm kiếm và khai thác. Với gần 50 giến khoan khai thác, song song với lượng dầu thu được, trước đây hàng ngày có hoảng 200.000 m3 khí thoát ra đốt đi làm lãng phí tới 30 đến 40 ngàn đô la Mỹ. Ngày nay, ta đã có hệ thống dẫn khí về đất liền. Nhà máy xử lí khí Dinh Cố ở Vũng Tàu ngoài việc cung cấp khí hoá lỏng còn cung cấp khí metan cho nhà máy điện, cho nhà máy sản xuất phân đạm.
Đây là khu công nghiệp Khí - Điện - Đạm đầu tiên ở nước ta. Ở mỏ Rồng có giếng khoan sâu tới 3411 - 3476m đã nhận được dòng khí tự phun 520,7m3/ngày và 194,7m3 khí ngưng tụ trong ngày.
Sau 30 năm khảo sát hàng chục ngàn km2 tuyến địa - vật lý vùng đồng bằng sông Hồng, đã khoan hàng chục giếng thăm dò, có giếng sâu tới 4.300m, nhiều nơi đã cho những tín hiệu có mỏ khí và mỏ dầu. Đặc biệt, năm 1970 đã tìm được mỏ khí ở Tiền Hải (Thái Bình) và đã đưa vào khai thác với quy mô 40 triệu m3/năm. Thái Bình đã dùng khí thiên nhiên này để phục vụ cho công nghiệp địa phương như chạy tua bin máy phát điện, làm nhiên liệu cho các nhà máy gốm, sứ, thuỷ tinh.
Về trữ lượng khí thiên nhiên ở nước ta, Saclo Gioxơn, người làm việc cho các chương trình tài nguyên của Trung tâm Đông - Tây ở Haoai đã đánh giá: hơi đốt tự
nhiên ở Việt Nam có thể nhiều, trữ lượng có thể tới 300 đến 400 tỷ m3 hoặc hơn thế
nữa.
Khí thiên nhiên ở nước ta còn có thể khai thác ở các vùng mỏ than kéo dài 200 km từ đảo Cái Bầu (Cẩm Phả) lên Bắc Giang, Quán Triều, Phấn Mễ... Công nghệ chưng than đá, luyện cốc cũng là nguồn cung cấp khí đáng kể.