Hệ thống lò đốt

Một phần của tài liệu bao_cao_thuc_tap_tai_cong_ty_kinh_noi_viet_nam_5566 (Trang 26 - 32)

Nhiên liệu đưa vào lò sẽ được đốt nóng để tạo thành thuỷ tinh nóng chảy.

a) Hệ thống cấp dầu cho lò

* Hệ thống cấp dầu lên giàn dầu

Dầu từ Petrolimex được bơm vào 2 tanh chứa dầu ( 15 m3 một tanh). Tại tanh dầu được sấy sơ bộ lên đến 500C nhờ Heater có công suất 56KW x 2. Từ đây dầu được một trong hai động cơ có công suất 7,5 kW bơm qua hệ thống van điều áp giữ áp suất dầu ở 0,75 MPa.

Sau khi qua hệ thống van điều áp thì dầu được đưa qua hệ thống Heater để nâng nhiệt độ dầu lên khoảng 1040C trước khi lên giàn dầu.

Hình 3.7 Sơđồ cp du lên giàn du

* Hệ thống cấp dầu từ giàn dầu vào lò

Dầu từ giàn dầu được bơm vào đường cấp tới lò nung. Giả sử đốt bên Left. Lúc này van dầu V1 mở, còn các van V2, V3, V4 đóng lại. Dầu được bơm vào sẽ qua van dầu V1 để phun vào lò. Để đạt được hiệu suất cao khi cháy thì xung quanh vòi phun dầu có những vòi khí (atomize air) tạo mù. Khí tạo mù được phun vào cùng dầu với áp suất cao sẽ xé tan và làm tơi bung dầu, do vậy dầu sẽ cháy với hiệu suất cao.

Hệ thống ổn định lưu lượng dầu (FIC) có nhiệm vụ ổn định lưu lượng dầu đốt để cho ngọn lửa được cháy đều trong lò.

Khí tạo mù cũng được ổn định áp suất thông qua hệ thống điều khiển PIC

Mỗi một Damper có 2 đường: + Đường cho khí đốt vào + Đường cho khói ra

Khi đốt ở bên Left thì Damper1 mở cho khí đốt đi vào. Khí đốt qua Damper1 sẽ qua buồng tích nhiệt để làm nóng trước khi cho vào lò, như vậy quá trình đốt cháy sẽ dễ dàng hơn.

Sau khoảng 20 phút, hệ thống đảo chiều đốt sẽ đóng van dầu V1 lại, mở van hồi dầu V2 để động cơ hồi dầu bơm dầu còn dư ở bên Left trở về tanh dầu.

Hai Damper được điều khiển bởi một động cơ 7,5 kW, đảo chiều bằng đảo pha và có hệ thống phanh bằng điện. Trong quá trình đảo chiều từ Left sang Right, Damper2 sẽ mở cho khói đi ra. Trước khi khói đi ra sẽ qua buồng tích nhiệt để trao đổi nhiệt, giữ nhiệt lại trong buồng.

Sau một khoảng thời gian động cơ bơm dầu hồi dừng, van dầu V3 mở ra và dầu được cấp vào trong lò ở bên Right.

Quá trình đảo chiều từ Right sang Left diễn ra tương tự như trên. Nhiệt độ trong lò nung khoảng 16000C.

Điều khiển các van dầu, các động cơ đều được thực hiện từ hệ thống DCS

Hình 3.9 Sơđồ khi điu chnh nhit độ ca du

Hình 3.11 Sơđồ cp du cho lò

Để nâng cao tuổi thọ của lò cũng như để không ảnh hưởng đến nhiệt độ trong lò thì cần phải ổn định áp suất trong lò

Hình 3.12 Sơđồn định áp sut trong lò

DPI là áp kế vi sai dùng để đo chênh áp giữa áp suất trong lò với áp suất của tường lò, sự chênh áp đó sẽ được chuyển thành tín hiệu điện để đưa về bộ PID trong DCS. DCS sẽ tính toán và đưa tín hiệu điều khiển về SV.

SV khi nhận được tín hiệu điện sẽ chuyển thành tín hiệu khí nén và điều chỉnh pittông đóng mở cửa thoát khói. Nếu áp suất trong lò cao thì cửa thoát khói sẽ mở rộng để khói thoát ra nhiều do đó áp suất trong lò sẽ giảm xuống. Nếu áp suất trong lò thấp thì cửa thoát khói sẽ mở hẹp để khói thoát ra ít do đó áp suất trong lò sẽ tăng lên.

VII. Bể thiếc

Bể thiếc là khâu tạo hình và độ phẳng cho kính. Thuỷ tinh lỏng từ lò nung được đưa sang bể thiếc và chảy trên bề mặt thiếc nóng chảy. Nhiệt lượng trong bể thiếc chủ yếu được thuỷ tinh lỏng mang từ lò nung sang. Nhiệt độ đầu vào bể thiếc khoảng (11000C ÷ 12000C) và đầu ra khoảng 6000C.

Để gia nhiệt thêm cho bể thiếc người ta còn bố trí hệ thống 36MBA trên nóc bể cấp nguồn cho các Heater làm nóng bề.

Để định dạng và xác định độ dày băng kính người ta dùng 16 Top Roll.

Do trong thuỷ tinh có thành phần Si dễ bị oxi hoá tạo xỉ (SiO2), ảnh hưởng đến chất lượng của tấm kính nên để loại trừ hiện tượng này người ta bơm hỗn hợp khí N2 và H2 vào bể thiếc để tạo áp suất dương trong lò. N2 sẽ đẩy O2 ra ngoài. Nếu O2 không ra hết thì H2 sẽ tác dụng với O2 tạo thành hơi nước bay ra ngoài.

a) Hệ thống gia nhiệt cho bể thiếc

Đầu vào bể thiếc các Heater được bố trí thưa do nhiệt độ của thuỷ tinh lỏng từ lò nung đưa sang còn cao. Giữa bể thiếc tập trung nhiều Heater hơn bởi vì ở đay diễn ra quá trình định hình, độ dày mỏng của kính. Gần cuối bể thiếc kính đã cơ bản được định hình nên cần giảm nhiệt độ

Hình 3.13 Sơđồ b trí Heater trong b thiếc

b) Hệ thống định dạng và xác định độ dày băng kính

Để định dạng và xác định độ dày băng kính người ta sử dụng 16 Top Roll. Mỗi Top Roll gồm một hệ:

+ Một động cơ chính 0,4 kW điều khiển tốc độ quay của Top Roll. Động cơ được điều khiển bằng biến tần, có phản hồi tốc độ nhờ máy phát xung PG

+ Một động cơ phụ 90 W được dùng để đẩy Top Roll vào bể.

Các Top Roll được đồng bộ tốc độ nhờ hệ thống DCS. Để điều chỉnh chiều dày và độ rộng của băng kính người ta điều chỉnh tốc độ quay và góc quay của Top Roll

Hình 3.14Sơđồ khi điu khin tc độđộng cơ điu khin Top Roll

c) Hệ thống bơm khí N2, H2 vào bể thiếc

Để tránh hiện tượng tạo xỉ trên bề mặt thuỷ tinh ở nhiệt độ cao trong bể thiếc, người ta sử dụng phương pháp bơm hỗn hợp khí N2, H2 vào bể thiếc để đẩy O2 ra ngoài tạo môi trường khí trơ trong bể thiếc. Khí N2 có nhiệm vụ đẩy O2 ra ngoài tạo môi trường khí trơ trong bể thiếc còn khí H2

có nhiệm vụ khử nốt O2 nếu O2 còn tồn tại. Thể tích khí N2 : 1070 m3/ h

Thể tích khí H2 : 70 m3/ h

Hình 3.15 Sơđồ h thng bơm hn hp khí N2 và H2 vào b thiếc

Một phần của tài liệu bao_cao_thuc_tap_tai_cong_ty_kinh_noi_viet_nam_5566 (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)