Các vấn đề cần chuẩn bị cho đàn ong vào vụ mật

Một phần của tài liệu HTX Huyết Nông pptx (Trang 32 - 44)

Mùa hoa nở, cây trái đơm chồi, nảy lộc là mùa con ong đi lấy mật, mùa cho năng suất hiệu quả cao nhất của những người nuôi ong. Bởi vậy việc chuẩn bị đàn ong trước vụ mật là rất cần thiết.

Kết hợp giữa phương pháp dân gian và kỹ thuật khoa học, kinh nghiệm từng vùng, mỗi hộ nuôi ong có những bí quyết riêng để chuẩn bị nguồn lực, điều kiện cho vụ mật. Nghề nuôi ong có những điểm khá đặc biệt. Các hộ nuôi ong không có sự cạnh tranh mà trái lại luôn tương trợ, giúp đỡ nhau. Đặc biệt vào vụ mật, họ có thể lập hội di chuyển đàn ong tới những vùng nhiều hoa để cùng khai thác

mật. Đây cũng là nét độc đáo thể hiện thú chơi tao nhã, tinh thần đoàn kết của các hộ nuôi ong.

Với kinh nghiệm hàng chục năm trong nghề, bác Vũ Đình Khôi và bác Nguyễn Văn Cường chia sẻ những bí quyết khi chuẩn bị vào vụ mật:

Nuôi ong kết hợp với trồng cây cảnh và chim cảnh

Tận dụng ưu thế địa hình, khí hậu, nhiều hộ nông dân nuôi ong kết hợp trồng cây cảnh, chim cảnh để gia tăng thu nhập. Đây cũng là hình thức kết hợp có sự bổ trợ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo kinh nghiệm của nhiều hộ nông dân, cây cảnh và chim cảnh có thể tìm kiếm trên rừng mỗi khi di chuyển đàn ong đi lấy mật.

Nuôi ong và trồng cây cảnh vừa là thú vui tao nhã vừa là hình thức kinh doanh hiệu quả của nhiều hộ nông dân miền núi

Nghệ thuật Bonsai đem lại thu nhập vài trăm triệu một năm cho gia đình bác Khôi

Bác Khôi tâm sự: “Tận dụng lợi thế đất vườn vải thiều rộng, 6 năm trước tôi lặn lội vào rừng để tìm cây cảnh; đồng thời mua thêm cây phôi của người dân trong vùng để mang về nhà trồng. Tích tiểu thành đại, giờ đây khu vườn của gia đình tôi cũng có khoảng vài trăm cây cảnh khác nhau, trong đó chủ yếu là cây lộc vừng, sanh, si, sung, mai chiếu thuỷ… Bằng kinh nghiệm học hỏi được từ bạn bè và qua sách báo, hằng ngày tôi cố gắng áp dụng vào uốn, tỉa cây cảnh theo các thế: long, ly, quy, phượng”.

Với nghề nuôi ong kết hợp trồng cây cảnh, rất nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Thu nhập từ nghề ong của gia đình bác Vũ Đình Khôi và bác Nguyễn Văn Cường lên tới hàng trăm triệu đồng/năm, cao hơn so với làm nghề nông thuần túy. Đến thăm gia đình hai bác ở huyện miền núi Yên Thế, Bắc Giang, chúng tôi nhận thấy sự khang trang, đầy đủ từ cuộc sống vật chất đến đời sống tinh thần không kém gì các gia đình dưới xuôi, đặc biệt con cái được học hành đầy đủ,

đỗ đạt cao.

thành công với nghề nuôi ong đòi hỏi người làm nghề cần có niềm đam mê và trên hết là cái tâm với nghề. Lắng nghe tâm sự của những người đã nửa đời gắn bó với nghề nuôi ong, bạn sẽ hiểu được giá trị của từng giọt mật. Mỗi giọt mật ong không chỉ là sự kết tinh những gì tinh túy nhất của thiên nhiên, tạo hóa mà trong đó còn thấm đẫm những giọt mồ hôi lao động và trên hết là sự ấm nồng của tình người, tình đời.

11h06' | 29/03/2012 Người gửi Silent wind

Bạn hãy đăng nhập để bình luận Bình luận

Hoa Gửi lúc 16h56' (29/03/12)

Hi, mình phải cóp bài này cho ông anh đọc mới được. Mua được đâu tổ ong mật về mà mãi chẳng nhân lên được gì cả, đến mùa xuân mới có tí mật, chỉ đủ ăn và làm đẹp thoai

Hoàng Gửi lúc 17h33' (29/03/12)

Đọc bài này muốn về quê làm nông dân quá Ở thành phố mệt mỏi, bon chen mà thu nhập cả năm chưa bằng một góc vườn của các bác

wind Gửi lúc 17h34' (29/03/12)

Kỷ niệm vui nhất là đi phỏng vấn, hý hửng ra xem đàn ong bị một con đốt vào đầu vì vào hôm trời lạnh nên chúng hơi đanh đá, hj, sưng 1 tuần liền. Nhưng dù sao vẫn rất vui, yêu loài ong hơn và quý giọt mật ong hơn.

Bình Gửi lúc 20h05' (29/03/12)

Mật ong từ hoa mới quý chứ mật ong ăn đường thì chả tác dụng gì đâu

chương Gửi lúc 08h33' (30/03/12)

da thiet ! nhin chiec xe cua bac ay thick thiet@@@

Phương Gửi lúc 10h12' (30/03/12)

Mật ong là món ưa thích của mình đấy. Cảm ơn bạn Dịu vì bài viết công phu này nhé.

Hai Manh Gửi lúc 12h09' (30/03/12) Hay!

Trí Gửi lúc 14h44' (30/03/12) đáng học hỏi

Ngoc Tu Gửi lúc 09h39' (31/03/12)

Mat ong la mon minh rat thich vi no co rat nhieu tac dung mang den cho minh nhieu loi ich

Xuân Hội Gửi lúc 20h51' (03/04/12) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ban dang len dieu nay dung la so thic cua mh do.Ngay be mh da rat thic nuoi ong

hai son Gửi lúc 03h31' (15/04/12)

Hay quá rât đáng học hỏi.mình đang bán mật mía ai có nhu cầu xin liên hệ:0985.811.843 xin cảm ơn.

Nguyên Gửi lúc 22h21' (16/04/12)

Nguyên Gửi lúc 22h24' (16/04/12)

nhà mình cũng mới nuôi ong, nhưng mà không hiểu sao qua mùa rét nó đi hết, giờ chỉ còn cái tổ ko thôi

Nguyên Gửi lúc 22h43' (16/04/12)

nhà mình cũng mới nuôi ong, nhưng mà không hiểu sao qua mùa rét nó đi hết, giờ chỉ còn cái tổ ko thôi

Thanh Gửi lúc 06h29' (19/04/12)

Hiện tôi có nguồn mật ong lấy từ rừng U Minh Cà Mau đảm bảo mật ong từ hoa không ăn đường. Nguồn cung cấp mỗi ngày khoản 30l mật rất ổn định. Bác nào có nhu cầu thì pm nhé! Thanks

huy Gửi lúc 07h56' (21/04/12)

nhà mình có vài thùng,mà đất chật quá,làm sao đây nhỉ

duong Gửi lúc 21h42' (26/04/12)

ong mat thi co ma nuoi. day la ong ruoi ban a!

cuom Gửi lúc 05h35' (27/04/12)

ong nay la ong nhan tao ban a ban nao o mien nam muon mua mat thi hay goy cho minh theo sdt 0983054240 + 0935243253

cuom Gửi lúc 05h39' (27/04/12)

o mien bac vua nuoi ong vua lam cay canh dc la vua co von dau tu la ok rui ko so j het

neu ai muon thi hay lam theo nhu loi bac day va se dc nhung j minh mong doi rat tiec la minh o mien nam loi nhuan ko cao bang bac ay hĩ oi bac giang ....

LiOa Gửi lúc 10h32' (21/06/12)

Năm 2002 Người nuôi Ong ờ VN, ai cũng giàu vì mật rất trúng. Xuất khẩu sang EU giá cao.

Mình có người anh,nuôi Ong 22 năm. Trên khắp 4 vùng đất nước Vn. bạn nào thích tìm hiểu thực tế về nghành Ong Lh với mình nhé!

Hữu Gửi lúc 13h32' (11/07/12)

Mình cũng nuôi một số thùng...đa số là tự bắt ngoài vườn về nuôi...ở Bến Tre quê mình có rất nhiều ong hoang dã...1 ngày có thể tìm, lấy, và bắt cả 5 -> 10 tổ....

Hữu Gửi lúc 13h52' (11/07/12)

Mình cũng nuôi một số thùng...đa số là tự bắt ngoài vườn về nuôi...ở Bến Tre quê mình có rất nhiều ong hoang dã...1 ngày có thể tìm, lấy, và bắt cả 5 -> 10 tổ....

Bạn cần có một cái hộp gỗ, vỏ dày hơn 1 centimét . Gỗ phải sạch, không có mùi như gỗ thông, không có mùi chất hoá học như băng phiến, không có mùi thức ăn, vân vân. Nếu đó là cái tủ, thì cũng được,

nhưng phải để ở ngoài trời, kê chèn thật chắc chắn. Sau đó, phải cài chặt được cửa, không cho gió giật làm động lạch cạch. Bạn khoan chừng 5 lỗ nhỏ ở dưới, thành một hàng ngang, trên mặt sàn đáy tủ, cách nhau 3-4 centimet, đường kính 6 đến 8 milimet. Hộp gỗ đó sẽ là đõ ong vĩnh viễn của bạn. Đõ ong tiêu chuẩn thì mỗi chiều chừng 40 centimet. Vậy bạn nên làm hộp gỗ cỡ đó.

*

Sau đó, bạn cần một hộp nhỏ hơn, bằng bìa cũng được, không được có mùi gì, và phải sạch sẽ, to chừng 40 centimét mỗi chiều, vừa đủ đựng được đàn ong hoang đang sẻ đàn đó. Bạn cần một cái chổi lúa, làm bằng rơm mới, sạch sẽ, dúng nước, rồi vảy nhẹ cho không còn nước rỏ tong tong nữa. Sau đó bạn bắc thang lên tận đàn ong. Một tay đưa hộp mở nắp hứng sát vào đàn ong, một tay cầm chổi ướt quét nhẹ đàn ong vào hộp. Nhớ làm chậm rãi, nhẹ nhàng . Chỉ cần quét 1 hay vài nhát là được việc rồi . Sau đó chờ một lát cho những con ong sót chưa quét tự bám theo vào đàn trong hộp . Mang hộp xuống, bỏ vào trong tủ, rồi cài chặt cửa tủ lại. Đừng sợ ong đốt, nhưng bạn nên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo sạch, không ăn cá tanh, không uống rượu, và không hút thuốc lá khi làm việc với ong . Nếu người có mùi, có thể không làm được việc . Cũng không được làm mạnh tay, không được vụng về lỡ tay làm chẹt chết ong, sẽ bị chúng bâu vào đốt đấy. Tôi chưa trực tiếp bắt tay làm, nhưng nhiều lần đứng cạnh coi bà con đưa tay vào đõ ong và hớt hàng nắm ong trong tay . Có người còn bị ong bâu che kín mặt phải đứng yên thật lâu cho chúng dần bỏ đi, chứ không dám mạnh tay xua đuổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*

Nhớ để tủ nơi khô ráo, không bị giọt gianh, không bị góc gió chướng, không quay về hướng Tây, Bắc, và Đông, tránh gió Bắc và ánh nắng rọi thẳng vào cửa tổ (mấy lỗ khoan nhỏ). Nên để đõ ong dưới bóng cây, ở gốc phía Nam của cây, dựa vào gốc cây . Lợp mái che nóc tủ, và gie thêm để che mưa gió cửa đõ ong nữa. Trước mặt đõ, có thể kê một đĩa đựng một vài thìa mật ong cho chúng, hay để nghiêng một đĩa có 1 thìa đường có nhỏ 1 thìa nước uống sach, sao cho một chút đường còn khô ở trên, và nước đường ở mé dưới . Ong vẫn đỗ và bò trên đĩa được không bị dính chân. Đặt bên cạnh đó 1 đĩa nghiêng có vài thìa nước uống.

Cho ăn uống vài ngày đầu, rồi mùa Xuân Hè không cần cho ăn nữa, nhưng một số người vẫn cho ăn đường quanh năm, để tăng sản lượng mật. Đõ ong tiêu chuẩn thường kê trên chén hay cốc sành sứ, thuỷ tinh, úp

trong mấy bát nước để kiến không bò lên đõ ong được

Link: http://agriviet.com/home/threads/50317-Xin-chi-giup-em-cach-giu-lai-dan-ong? s=10e254c528efccd005d57c902c81829e#ixzz26bpJGYg0

Xin cám ơn, nhưng Hathu ko biết còn phần sáp (có chút mật) thì xử lý thế nào ạ? Trong đó hình như có con ong chúa nữa, nếu ko lấy được cả sáp và ong chúa thì liệu đàn ong có hoạt động được nữa ko ạ?

Link: http://agriviet.com/home/threads/50317-Xin-chi-giup-em-cach-giu-lai-dan-ong? s=10e254c528efccd005d57c902c81829e#ixzz26bpuEf9r

Phần sáp có mật thì bỏ đi, không có giá trị đáng kể . Ong Chúa không nằm trong sáp, mà nó luôn luôn đi lại, nhất là đẻ trứng . Khi ở yên chỗ, ong thợ bắt đầu nhả sáp xây tổ, thì ong chúa bắt đầu đẻ, cứ mấy phút đẻ một trái trứng . Nó cũng ăn rất nhiều, từ miệng ong thợ mớm cho, gọi là Sữa Chúa, một chất lỏng trắng nhạt rất bổ, thì ong chúa mỗi ngày mới đẻ hàng trăm trứng được chứ . Ong thợ già chết hàng ngày, thì trứng lớn lên thừa thay thế ong chết, và còn nhiều hơn nữa, làm tổ ong càng to thêm . Ngưòi nuôi ong giỏi thích để đõ ong lớn gấp 3-4 đõ ong thường, kích thước lên tới 1 mét mỗi chiều, gồm nhiều buồng ghép lại . Số ong lên tới hàng nghìn hàng vạn con. Đõ ong thường mỗi chiều 40 centimet thì mỗi ngày có thể lấy được nửa lít mật ong, dồn lại mấy ngày mới lấy mật một lần. Vì thế, chỗ sáp và mật đó không cần suy nghĩ tới.

Link: http://agriviet.com/home/threads/50317-Xin-chi-giup-em-cach-giu-lai-dan-ong? s=10e254c528efccd005d57c902c81829e#ixzz26bq13dzp

bác coi lại ong làm tổ trên cây hay là ong nghỉ cánh nếu là ong ruồi làm tổ trên cây thì không có cách nào nuôi hết thường là chúng đậu cây nào làm mật cây đó một thời gian hết mật quân số đông thì sẽ tự bay đi tìm nguồn mật khác.đặc điểm của loài này là thường tìm những cây rậm nhánh cây nhỏ để làm mật thường thì phần mật làm bên trên phần nhộng làm bên dưới ong sẵn sàng bỏ chúa để đi bỏ mặc ong chúa lại.ong chúa của loài này to gấp 4 đến 5 lần ong thợ đuôi dài thân hình màu vàng nhiều lông tơ.bác thử làm một ống tre rỗng nhốt chúa lại có để nhiều lỗ để lổ đễ ong thợ cho thức ăn miễn làm sao ong chúa không bay ra lưu ý loài ong này chỉ làm mật trên cây chứ không làm trong thùng bác lấy thùng cho quân vào bảo đảm với bác là ong không ở.còn loài thứ 2 là ong nuôi hay còn gọi là ong mè ong này thì làm tổ trong hốc cây trong thùng tủ hộp gổ diện tích vừa phải thường là cao 40cm rộng 40cm trở lên thì ong sẻ ở nhưng tổ phải sạch sẽ không có mùi hôi.cách bắt ong lấy bao trùm nguyên tổ về bỏ trong mùng để tìm chúa ong chúa loài này có màu đen bóng đuôi dài to gấp rưỡi ong thợ cánh và chân hơi có màu vàng cam.bắt chúa cho vào ống tre rỗng chẻ ống cho mỏng và téc lấy khe hở một đầu bịt nắp lại miễn sao chúa không thoát ra được cột ống cân bằng trên nắp thùng không được dốc ong sẽ làm tổ vì loài này rất mê chúa không thả chúa ra ong sẽ không bỏ đi.khi ong làm mật thấy ong lấy phấn hoa về thì lúc đó thả chúa ra...chúc bác thành công!!!!!!! lưu ý phân biệt ong ruồi với ong mè ong ruồi con thợ nhỏ hơn 1 nữa ong mè nhưng chúa và ong đực 2 loài này khích thước ngang nhau ong chúa chỉ khác màu là vàng và đen ong mè thường nghỉ chân ở cây 2 đến 3 ngày tìm được tổ ong sẽ bay.khi đã nhốt được chúa của ong mè nhốt ở bất cứ thùng nào ong cũng sẽ làm tổ với điều kiện nơi làm tổ phải rộng gấp 3

lần đàn ong như trrong lu,vại, thùng sắt thùng nhựa ống tre bọng giếng xi măng..v.v bằng gỗ là good nhất phải kiến đáo chỉ để lối ra bằng ngón tay.

Link: http://agriviet.com/home/threads/50317-Xin-chi-giup-em-cach-giu-lai-dan-ong? s=10e254c528efccd005d57c902c81829e#ixzz26brDYFWF

Hix, sao bác Thuy-canh có xì-tai giông giống bác Tám lúa. Bác "kê đũa" Hathu thôi. Nó chích đúng là có để lại cây kim, mà ong này là giống gì mà.."khôn" quá. Hathu nghe nói mỗi con ong chỉ chích có 1 cái, mất luôn kim rồi chết. Thế mà con này bò tới bò lui (Hathu ko la)..rồi chích tới 2 phát mới mất kim. Ôi!!! Hathu thì chật vật với bài học đầu tiên, còn bác thì cứ thong thong, thả thả. "Chơi" với ong cũng thích lắm. Chúng có nhiều trò, quan-sát không chán. Bắt ong Chúa dể lắm! Thỉnh-thoảng tui vẫn vạch bầy ong ra xem ong Chúa chơi".

Hoặc nếu hathu muốn nay để ổ ong đó chỗ nầy, mai để chỗ khác chơi cũng không khó gì." Bác chỉ Hathu cách với, cách gì mà làm dc mà nó ko chích í, sợ quá. Hình như nó là ong ruồi bác ạ. Người nó có sọc ngang, màu đen đen, cứ 1 nùi lúc nhúc ko dám nhìn.

Link: http://agriviet.com/home/threads/50317-Xin-chi-giup-em-cach-giu-lai-dan-ong? s=10e254c528efccd005d57c902c81829e#ixzz26btGAaPE

Vậy để tui tiếp tục "kê" thêm hathu 1 "đữa" nữa cho đủ đôi :

- Khi ong chích, cây kim để lại, kéo theo bộ ruột của nó nữa... và cây kim cùng bộ ruột nầy vẫn còn tiếp tục nhúc-nhích khá lâu trước khi ngừng hẵn. Vậy, chắc chắn là mỗi con ong chỉ có 1 cây kim thôi. Nhưng tui không cãi lại, mà cũng không công-nhận hathu đúng được! Hathu biết tại sao không? Là bởi vì tui không dại gì cãi với con gái, bởi kết cuộc rồi thì cũng... thua thôi! Hì hì... - Bầy ong mà hathu đang có đó là ong Ruồi, có chỗ gọi là ong Sắc. Cẩn-thận-chút. Loại nầy hơi

Một phần của tài liệu HTX Huyết Nông pptx (Trang 32 - 44)