L ỜI MỞ ĐẦU
3.3.1.4 Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển vùng nguyên phụ liệu cho
ngành dệt may
Cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp phụ trợ đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của ngành dệt may. Tuy nhiên, một điểm bất lợi cho dệt may Việt Nam là không có sẵn nguồn nguyên phụ liệu. Hàng
năm Việt Nam phải nhập khẩu 70% nguyên phụ liệu để sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. Chính vì vậy, giá thành các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam thường có sức cạnh tranh kém, so với Trung Quốc và các nước
đang phát triển khác như Ấn Độ, Inđônêsia… giá thành các sản phẩm dệt may Việt Nam cao hơn khoảng 20-30% so với sản phẩm cùng loại của họ. Bên cạnh đó, nhập khẩu với số lượng lớn nguyên phụ liệu sẽ làm cho ngành dệt may Việt nam phải chịu sức ép của các nhà cung cấp nước ngoài và gặp khó
khăn khi thực hiện những đơn hàng lớn.
Với những yêu cầu bức thiết như trên, nhà nước cần có chiến lược và quy hoạch cụ thể nhằm phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cũng như
các vùng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may trong nước. Ngành dệt may cần kết hợp với ngành nông nghiệp để phát triển các vùng trồng bông,
tăng diện tích trồng bông ở Tây Nguyên và mở rộng ra các vùng khác.
Bên cạnh đó, việc mời các chuyên gia kỹ thuật giỏi ở các nước phát triển ngành trồng bông trên thế giới như Hoa Kỳ, úc vềtư vấn, giám sát về kỹ
thuật trồng bông để tạo ra bông có chất lượng cao đáp ứng được tiêu chuẩn để
sản xuất hàng may xuất khẩu, cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học trồng trọt là hết sức cần thiết.
Đồng thời cần phát triển ngành dệt để đuổi kịp ngành may, phát triển nguyên liệu như các loại tơ cho ngành dệt, có những chính sách ưu đãi và hỗ
trợ kỹ thuật cho ngành này để đảm bảo tạo ra được các sản phẩm sợi, vải đủ
tiêu chuẩn cho mặt hàng dệt may xuất khẩu.