III- Tiến trình dạy học
Học hát: Bài Nối vòng tay lớn I Mục tiêu :
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài Nối vòng tay lớn, thể hiện rõ tính hành khúc của bài hát.
- HS biết trình bày bài hát bằng cách hát hoà giọng, lĩnh xướng, nối tiếp. - Qua nội dung của bài hát, giáo dục HS tình đoàn kết, hướng tới lí tưởng nhân ái cao cả.
II- Giáo viên chuẩn bị
- Nhạc cụ quen dùng
- Tranh ảnh chân dung của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. - Đàn và hát thuần thục bài Nối vòng tay lớn
III- Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới :
Thời g i a n
HĐ của GV Nội dung HĐ của HS
15phút 30phút GV ghi bảng GV thuyết trình GV điều khiển Học hát NỐI VÒNG TAY LỚN
* Giới thiệu về tác giả bài Nối vòng tay lớn
- GV giới thiệu chân dung Trịnh Công Sơn.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh năm 1939 tại Huế và mất năm 2001 tại TP. HCM. Ông được nhiều người biết đến qua các ca khúc viết về tình yêu và thân phận con người. Với hơn 600 bài hát, mở đầu là bài Ướt mi, Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ Việt Nam rất thành công trong sáng tác ca khúc. Ông viết một số bài hát cho tuổi thơ và được các em yêu thích như Em là bông hồng nhỏ, Tiếng ve gọi hè (Học ở lớp 7), Khăn quàng thắp sáng bình minh, Tuổi đời mênh mông (học lớp 8).
Trịnh Công Sơn viết bài Nối vòng tay lớn
vào khoảng năm 1972, khi đất nước còn bị chia cắt. Trong các cuộc biểu tình phản đối chế độ Mĩ Nguỵ, những thanh niên Việt Nam đã cùng xuống đường và cất cao tiếng hát Nối vòng tay lớn để thúc giục, động viên nhân dân đồng lòng chống Mĩ. Âm nhạc và lời ca là tiếng gọi tha thiết để mọi người cùng nắm tay, sát cánh đấu tranh cho ngày đất nước thống nhất.
* GV cho HS nghe băng mẫu. * Cấu trúc của bài hát:
Bài hát sử dụng kí hiệu gì ? Kết thúc bài ở đâu?
HS ghi bài
HS theo dõi
GV hỏi GV thuyết trình GV đàn GV hướng dẫn GV chỉ định GV điều khiển GV chỉ định GV hướng dẫn GV chỉ định GV đàn GV hướng dẫn và đệm đàn
Có dấu hồi và kết thúc ở “một vòng tử sinh”. Bài hát được viết theo cấu trúc a-b-á: - Đoạn a: Rừng núi vang tay….Việt Nam
- Đoạn b: Cờ nối gió ….nối trên môi.
- Đoạn á: Từ Bắc vô Nam ….tử sinh. * Luyện thanh: 1 – 2 phút
* Tập hát từng câu: Dịch bài hát xuống giọng Rê thứ. - Đoạn a chia làm hai câu hát. GV đàn giai điệu mỗi câu 2 – 3 lần, yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo.
- GV bắt nhịp (2 – 1), đàn giai điệu để HS hát hòa theo.
Trong bài hát cần thể hiện đúng trường độ , GV có thể hát mẫu hoặc chỉ định HS có năng khiếu làm mẫu cho các bạn.
- Khi tập xong 2 câu, GV cho hát nối liền 2 câu. Đoạn a cần hát nhấn từng tiếng, thể hiện tính chất thành khúc.
- GV chỉ định 1 – 2 HS hát lại 2 câu này. - Tiến hành dạy đoạn b tương tự. Đoạn b HS cần tập hát nhanh, rõ lời, tính chất thôi thúc.
- GV chỉ định 1 – 2 HS hát đoạn b, giúp các em chỉnh sửa những chỗ chưa đạt.
- Giai điệu đoạn á giống giai điệu đoạn a
để HS tự hát.
* Hát đầy đủ cả bài
GV hướng dẫn cách phát âm, nhắc HS lấy hơi và sửa chỗ hát sai nếu có.
* Trình bày bài hát
GV chọn tiết điệu March, tốc độ khoảng 118.
Hát toàn bộ bài và nhắc lại câu “Biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh”
HS trả lời HS ghi nhớ HS luyện thanh HS tập hát HS trình bày HS thực hiện HS trình bày HS hát đoạn b HS trình bày HS hát đoạn á HS thực hiện
GV đệm đàn thêm hai lần nữa. HS trình bày
4.Củng cố:
- Bài hát Nối vòng tay lớn cần hát với sự nhiệt tình trái bỏng và tha thiết, vì thế GV yêu cầu cả lớp đứng thể hiện bài hát.
- Sử dụng cách hát đối đáp, hoà giọng và lĩnh xướng: + Tốp ca nam: Rừng núi…..sơn hà.
+ Tốp ca nữ: Mặt đất…….Việt Nam
+ Cả lớp hát hòa giọng: Cờ nối gió…trên môi
+ Lĩnh xướng: Từ Bắc vô Nam……núi đồi
+ Cả lớp hát hòa giọng: Vượt thác….tử sinh.
+ Kết: Nhắc lại câu Biển xanh…..tử sinh thêm hai lần nữa. - Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài theo cách hát trên.
- Còn thời gian, GV giới thiệu về một số bài hát khác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
5. Dặn dò:
-Viết bài TĐN số 3.
TIẾT 9
- Nhạc lý : Giới thiệu về dịch giọng
- Tập đọc nhạc: Giọng Pha trưởng – TĐN số 3I- Mục tiêu : I- Mục tiêu :
- HS nắm sơ lược về dịch giọng trong âm nhạc, làm một số bài tập thực hành dịch giọng ở mức độ đơn giản.
- HS nắm được công thức giọng Pha trưởng, tập đọc nhạc và hát lời ca bài TĐN số 3 – Lá xanh
II- Giáo viên chuẩn bị
- Nhạc cụ quen dùng
- Tranh ảnh chân dung nhạc sĩ Hoàng Việt - Đàn, đọc nhạc và hát thuần thục bài Lá xanh
- Tập bài Lá xanh để giới thiệu trọn vẹn bài hát cho HS nghe.
III- Tiến trình dạy học