1. Phân tích thường xuyên tình hình cung cấp nguyên vật liệu (NVL)
a) Chỉ tiêu:
Số ngày vật liệu i cần cho SX = Lượng vật liệu i tồn kho / Vật liệu i sử dụng trong ngày N = M / Đ
b) Đánh giá tình hình cung cấp nguyên vật liệu theo từng lần cung cấp nhằm thúc đẩy quá trình cung ứng đảm bảo kịp thời đủ số lượng, đúng quy cách. Vận dụng quy tắc JIT của Nhật trong việc tính dự trữ đúng lúc cần. Nội dung phân tích:
Kiểm tra lượng dự trữ tại kho so với định mức So sánh theo hợp đồng và thực tế
Xem xét số ngày dự trữ TH và KH giữa 2 lần cung cấp để thấy thừa hoặc thiếu Tình hình vận chuyển, bảo quản, thanh toán tiền mua hàng.
Dự trữ NVL có thể phân loại thành dự trữ thường xuyên theo hợp đồng và dự trữ bình quân: - Dtx = Mi x Thđ
- Dbq = (M1/1/2 + M1/4 + M1/7 + M1/10 + M31/12/2) / 4
Trong đó: Mi là lượng NVL xuất một ngày đêm, Thđ thời giam thực hiện một hợp đồng; M1/1 là lượng NVL tại thời điểm thống kê 1/1.
2. Phân tích định kỳ tình hình cung cấp và sử dụng nguyên vật liệu (NVL)
a) Chỉ tiêu phản ánh sự ảnh hưởng của cung cấp - dự trữ - sử dụng nguyên vật liệu đến kết quả sản xuất như sau:
Số lượng SP sản xuất = (Lượng NVL tồn kho đầu kỳ + Lượng NVL nhập trong kỳ - Lượng NVL tồn kho cuối kỳ) / Mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị SP:
Mđk + Mn – Mxk - Mck
Q = --- Đ
Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích: Lượng NVL đầu kỳ và lượng NVL nhập là nhân tố tỷ lệ thuận, 2 nhân tố còn lại có ảnh hưởng tỷ lệ nghịch.
b) Phương hướng sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu:
- Sử dụng NVL thay thế, siêu nhẹ, hao phí thấp, không ô nhiểm môi trường. - Cải tiến khâu chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, lập kế hoạch chính xác đầy đủ.
- Cải tiến bản thân quá trình sản xuất, quy trình công nghệ. - Xây dựng định mức tiêu hao NVL khoa học.
- Có chính sách khuyến khích người lao động tiết kiệm trong quá trình SX. - Nâng cao tay nghề, trách nhiệm công việc, không làm sai, làm ẩu.
- Tận dụng phế liệu, phế phẩm.
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ & GIÁ THÀNH TẠI DOANH NGHIỆP THÀNH TẠI DOANH NGHIỆP
---oOo---