PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG GIA THỊNH (Trang 26)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Các số liệu sử dụng trong đề tài này chủ yếu là số liệu thứ cấp được Công ty cung cấp bao gồm: Bảng cân đối kết toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ phòng tài chính - kế toán để phân tích hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời, thu thập một số thông tin từ báo, tạp chí và từ nguồn internet để phục vụ thêm cho việc phân tích.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Trong đề tài nghiên cứu này chủ yếu là dùng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích số liệu trong từng mục tiêu nghiên cứu.

- Phân tích theo chiều ngang : là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyêt đối và số tương đổi trên từng chỉ tiêu của từng bảng (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh).

- Phân tích theo chiều dọc: là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng bảng và giữa các bảng.

- Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Các nhân tố đó tác động tích cực hay tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó xem xét mà có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Lợi nhuận/chi phí

Lợi nhuận ròng Tổng chi phí =

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

a. Khái niệm và nguyên tắc

* Khái niệm:

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.

* Nguyên tắc:

- Tiêu chuẩn so sánh:

+ Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh. + Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua. + Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. + Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.

+ Các thông số thị trường.

+ Các chỉ tiêu có thể so sánh khác.

- Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh.

b. Các phương pháp so sánh

* Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước.

Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện. Tác động của so sánh: phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng.

Tăng ( +) giảm ( - ) tuyệt đối = Chỉ tiêu thực hiện – Chỉ tiêu kế hoạch

Số tương đối là một chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%) phản ánh tình hình của sự kiện, khi số tuyệt đối không thể nói lên được. Số tương đối còn là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để đánh giá một vấn đề nào đó ở 2 thị trường khác nhau. Phương pháp số tương đối còn giúp ta nghiên cứu cơ cấu của một hiện tượng như cơ cấu ngành, cơ cấu doanh thu. Các loại số tương đối:

- Số tương đối kế hoạch

- Số tương đối hoàn thành kế hoạch

2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

a. Khái niệm

Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích tức là đối tượng phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

b. Đặc điểm

- Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó thì chỉ có nhân tố đó được biến đổi còn các nhân tố khác được cố định lại.

- Các nhân tố phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định, nhân tố số lượng sắp trước, nhân tố chất lượng sắp sau. Xác định ảnh hưởng của nhân tố số lượng trước, chất lượng sau.

- Lần lượt đem số thực tế vào thay cho số kế hoạch của từng nhân tố, lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần tr ước sẽ được mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa biến đổi, các lần thay thế hình thành một mối quan hệ liên hoàn. Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải đúng bằng đối tượng phân tích.

c. Cách thực hiện

Giả sử một chỉ tiêu kinh tế Q bao gồm có 4 nhân tố ảnh h ưởng là a, b, c, d. Các nhân tố này tác động tới Q bằng tích số.

Thể hiện bằng phương trình: Q = a . b . c . d

* Quy ước rằng:

Kế hoạch ký hiệu là 0 Thực hiện ký hiệu là 1

Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch. ΔQ = Q 1 – Q 0 Với: Q 1 = a 1 . b 1 . c 1 . d 1 Q 0 = a 0 . b 0 . c 0 . d 0

* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng bằng cách thay thế

- Thay thế bước 1 (cho nhân tố a): a

0b 0c 0d 0 bằng a 1b 0c 0d 0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a sẽ là:

Δa = a 1b 0c 0d 0 - a 0b 0c 0d 0 - Thay thế bước 2 (cho nhân tố b): a

1b 0c 0d 0 bằng a 1b 1c 0d 0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b sẽ là:

Δb = a 1b 1c 0d 0 – a 1b 0c 0d 0 - Thay thế bước 3 (cho nhân tố c): a

1b 1c 0d 0 bằng a 1b 1c 1d 0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c sẽ là:

Δc = a 1b 1c 1d 0 – a 1b 1c 0d 0 - Thay thế bước 4 (cho nhân tố d): a

1b 1c 1d 0 bằng a 1b 1c 1d 1

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố d sẽ là:

Δd = a 1b 1c 1d 1 – a 1b 1c 1d 0 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng. Δa + Δb + Δc + Δd = a 1b 1c 1d 1 - a 0b 0c 0d 0  Đúng bằng đối tượng phân tích

ΔQ = Q 1 – Q

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN - ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG GIA THỊNH

3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 3.1.1 Giới thiệu chung 3.1.1 Giới thiệu chung

- Tên công ty: Công ty Cổ Phần Tư Vấn - Đầu Tư - Xây Dựng Gia Thịnh. - Tên giao dịch: Gia Thịnh Investment - Construcction - Commercial Corporation.

- Tên viết tắt: Gia Thịnh Corp.

- Giấy phép kinh doanh số: 54.0.3.000015 cấp ngày 01/07/2003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Long cấp.

- Địa chỉ trụ sở chính: Số 62 Phạm Thái Bường - Phường 4 - Thị xã Vĩnh Long - Tỉnh Vĩnh Long.

- Điện thoại: 0703.823.645

- Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Nguyễn Văn Đông, chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty.

- Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng.

Thời gian hoạt động của Công ty là 20 năm kể từ ngày được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty có thể chấm dứt hoạt động trước thời hạn hoặc kéo dài them thời gian hoạt động theo quyết định của Đại hội cổ đông. Công ty cũng có thể chấm dứt hoạt động trước thời hạn theo quy định của pháp luật.

3.1.2 Ngành nghề kinh doanh

- Xây dựng các công trình: Dân dụng, giao thông (cầu, đường, cống..), thủy lợi; San lắp mặt bằng, lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng; Trang trí nội, ngoại thất; Sửa chữa, bảo trì, vệ sinh công nghiệp công trình xây dựng.

- Khai thác cát, sỏi, đá (không hoạt động tại trụ sở); Trồng cây công nghiệp. - Mua bán vật liệu xây dựng, sắt thép, ống thép, kim loại màu (kết cấu thép, sắt thép xây dựng, ống kim loại, tôn và thép lá, dây kim loại, khung nhôm, khung

đồng), nông sản thực phẩm, máy móc nông ngư cơ, thiết bị máy ngành: Công nghiệp, nông nghiệp khai khoáng, lâm nghiệp,…

- Môi giới bất động sản: Kinh doanh nhà; Cho thuê mặt bằng, nhà xưởng, văn phòng, nhà ở, cho thuê máy móc thiết bị ngành xây dựng, giao thông, thuỷ lợi.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức

3.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến-chức năng. Đứng đầu là Ban Giám Đốc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, các phòng ban vừa làm tham mưu cho Ban Giám Đốc, vừa trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao phó.

Bộ máy gọn nhẹ, cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, các phòng ban được phân công trách nhiệm quyền hạn rõ ràng tránh được sự bất cập trong công việc.

BAN GIÁM ĐỐC P. KẾ TOÁN P. KỸ THUẬT KẾ TOÁN THANH TOÁN THỦ QUỶ KẾ TOÁN KHO KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM SÁT KỸ THUẬT KỸ THUẬT VIÊN KỸ SƯ

3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

a. Ban giám đốc

* Giám Đốc

- Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, đi sâu vào các mặt tổ chức, nhân sự, chính sách lao động, tiền lương, định hướng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tác xây dựng và phát triển đoàn thể.

- Lãnh đạo theo chế độ một thủ trưởng và điều lệ hoạt động của công ty. - Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Đảng, nhà nước và pháp luật nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

* Phó Giám Đốc

- Thực hiện nhiệm vụ do Giám Đốc phân công hoặc ủy quyền và có quyền quyết định các phần việc đó.

- Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc và nhà nước về kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình được phân công.

- Tham mưu đề xuất lên Giám Đốc những kiến nghị, chiến lược kinh doanh có hiệu quả cho công ty. Cùng tập thể Ban Giám Đốc chịu trách nhiệm những quyết định quan trọng.

b. Các phòng ban

* Phòng Kế Toán

- Có nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực về tình hình kinh doanh của công ty (hợp đồng mua bán, các khoản nợ, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước). Lập các báo cáo quyết toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

- Tham mưu cho Ban Giám Đốc về công tác hạch toán thống kê, quản lý tài sản, nguồn vốn… và việc thực hiện chế độ kế toán theo qui định hiện hành.

* Phòng Kỹ Thuật

- Nộp hồ sơ thầu, giám sát thực hiện, theo dõi tốc độ thi công các công trình xây dựng. Điều hành, quản lý công nhân, đảm bảo an toàn cho người lao động.

- Thiết kế, xây dựng các công trình, tiến hành thực hiện các công trình theo kế hoạch đã định. Chịu trách nhiệm về chất lượng của công việc hoàn thành.

- Lên kế hoạch cụ thể về tình hình thực hiện các công trình, thường xuyên tham khảo ý kiến của Giám Đốc để có hướng điều chỉnh kịp thời và phù hợp.

- Tổ chức phân chia công việc rõ ràng, hợp lý đến từng bộ phận phụ trách.

3.1.4 Hình thức kế toán sử dụng

Công ty áp dụng phần mềm kế toán access được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức kế toán “Nhật ký Chung”.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán “Nhật ký Chung” trên máy vi tính như sau:

- Hằng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chi tiết kế toán cùng loại để kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

- Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được nhập vào tự động lên sổ kế toán tổng hợp (Sổ Nhật ký Chung, Sổ cái) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

- Cuối quý, cuối năm (hoặc bất kỳ thời điểm nào cần thiết) kế toán thực hiện các thao tác khóa sôt và lập báo cáo tài chính. Việc đoái chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đoái chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

- Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.

- Cuối năm “sổ Nhật Ký Chung và Sổ Cái” được in ra giấy đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

SƠ ĐỒ GHI SỔ KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH

Theo hình thức “NHẬT KÝ CHUNG”

Hình 2: Sơ đồ hình thức kế toán tại công ty Gia Thịnh

* Ghi chú

: Nhập số liệu hàng ngày.

: In sổ, báo cáo cuối quý, cuối năm. : Quan hệ đối chiếu, kiểm tra.

3.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Là một công ty cổ phần, qua 6 năm hình thành và phát triển, Công ty CP tư vấn - đầu tư - xây dựng Gia Thịnh đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường thông qua doanh thu bán hàng liên tục tăng nhanh trong thời gian qua. Điều này được thể hiện rõ qua bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Dưới đây là bảng tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm hoạt động 2006 - 2008: Chứng từ kế toán SỔ KẾ TOÁN - Sổ Nhật Ký Chung. - Sổ Cái. - Sổ, thẻ chi tiết

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Máy vi tính

PHẦN MỀM KẾ TOÁN

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2006 - 2008

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Doanh thu thuần 3.320.047 35.510.679 71.860.122

2 Tổng chi phí 3.303.911 35.453.544 62.669.724 3 Thuế TNDN phải nộp 6.078 16.221 1.750.407 4 Lợi nhuận sau thuế 25.912 69.152 7.462.262

(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Gia Thịnh)

Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh trên, để biết công ty kinh doanh có hiệu quả không, sử dụng phương pháp so sánh ta có bảng thể hiện chênh lệch kết quả hoạt động kinh doanh của công ty như sau:

Bảng 2: CHÊNH LỆCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2006 - 2008

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT CHỈ TIÊU 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền %

1 Doanh thu thuần 32.190.632 969,58 36.349.443 102,36

2 Tổng chi phí 32.149.633 973,08 27.216.180 76,77 3 Thuế TNDN phải nộp 10.143 166,88 1.734.186 10.691 4 Lợi nhuận sau thuế 43.240 166,88 7.393.110 10.691

(Nguồn: Lấy từ bảng 1)

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta nhận thấy rằng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có bước đột phá đáng kể. Đây là khoảng thời gian thịnh vượng nhất của công ty từ khi mới thành lập đến nay.

Doanh thu qua các năm liên tục tăng cao, năm sau luôn tăng cao và nhanh hơn năm trước, cụ thể là năm 2006 doanh thu đạt được là 3.320.047 ngàn đồng đến năm 2007 doanh thu đã tăng lên 35.510.679 ngàn đồng và tăng cao nhất là năm 2008 lên

đến con số 71.860.122 ngàn đồng. Vì sao doanh thu lại tăng nhanh và cao đến thế? Đây là câu hỏi mà một khi ai nhìn thấy những con số đó đều phải suy nghĩ. Nhưng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG GIA THỊNH (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)