2000 2001 2002 1.Tốc độ tăng của lợi nhuận 6,02 5,65 10,

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng potx (Trang 41 - 56)

1.Tốc độ tăng của lợi nhuận - 6,02 5,65 -10,12 2.Tỷ suất lợi nhuận trên chi

phí

3.Tỷ suất lợi nhuận của vốn 6,37 6,5 4,67 2,96 4.Hiệu suất sử dụng vốn 469,96 474,53 340,28 241,64

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí cho thấy một đồng chi phí bỏ ra thì thu về bao nhiêu lợi nhuận.

Hiệu suất sử dụng vốn cho biết một đồng vốn thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Chỉ tiêu này cao chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả, chỉ tiêu này trong hai năm

2001 và 2002 giảm xuống do vốn cố định tăng lên, Công ty đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gương Bình Dương và các sản phẩm sau kính.

II.THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GỐM XÂY

DỰNG TẠI CÔNG TY KINH DOANH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU.

1.Phân tích thực trạng xuất khẩu chung của Công ty.

Nhiệm vụ chính của Công ty là thực hiện kinh doanh và xuất nhập khẩu cho các đơn vị thành viên trong Tổng công ty, trong những năm qua Công ty luôn phát huy

và giữ vững truyền thống là đơn vị làm ăn tương đối hiệu quả. Các mặt hàng xuất

khẩu chính của Công ty là kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch ngói xây dựng, gạch

ceramic, gạch Geramite và một số loại khác. Việc xuất khẩu những mặt hàng này

đóng góp một phần lớn trong sự phát triển chung của Công ty. Mặc dù trong hoạt động xuất khẩu của mình Công ty cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại do những

nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, nhưng ban lãnh đạo cùng tập thể

cán bộ công nhân viên trong Công ty vẫn nỗ lực tìm tòi, phấn đấu nhằm đẩy mạnh

hoạt động xuất khẩu của Công ty. Trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao

chất lượng và mở rộng thị trường.

Bằng những nỗ lực vượt bậc trên, trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu của Công ty đã không ngừng tăng lên. Ngoài những mặt hàng xuất khẩu chính là sứ vệ

sinh, gạch Gramite thì Công ty còn xuất khẩu nhiều sản phẩm gốm xây dựng khác

khi tìm được đối tác. Các sản phẩm kính xây dựng mặc dù xuất khẩu còn hạn chế song đây cũng là một trong những mặt hàng góp phần quan trọng trong mục tiêu xuất khẩu cuả Công ty. Chúng ta xem xét cơ cấu xuất khẩu của Công ty:

Bảng Cơ cấu xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu.

Đơn vị: 1000 USD

Chỉ tiêu KNXK % KNXK % KNXK % KNXK % Gốm xây dựng 1732,6 89,7 1767,3 86,7 2843,4 81,5 3106,2 78,4 Kính xây dựng 177,67 9,2 231,7 11,4 498,9 14,3 641,8 16,2 Các loại khác 21,3 1,1 38,7 1,9 146,5 4,2 213,9 5,4 Tổng số 1931,57 100 2037,7 100 3488,8 100 3961,9 100 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu.

Qua bảng trên ta thấy các mặt hàng đều tăng về tuyệt đối qua các năm. Mặt hàng gốm xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhưng tỷ trọng

này giảm dần về mặt tuyệt đối thì giá trị xuất khẩu gốm xây dựng vẫn tăng qua các năm. Giá trị xuất khẩu của kính xây dựng tăng qua các năm cả về tuyệt đối lẫn tỷ

trọng trong kim ngạch xuất khẩu. Các loại hàng hoá khác cũng tăng nhanh cả về

giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong doanh thu xuất khẩu của Công ty.

2.Phân tích thực trạng xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty.

2.1Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty

Kinh doanh và Xuất nhập khẩu.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thế giới. Tuy gặp

nhiều khó khăn để tăng kim ngạch xuất khẩu nhưng những năm qua mặt hàng gốm

xây dựng của Công ty đã có những bước tiến vượt bậc, kim ngạch xuất khẩu

không ngừng tăng. Trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty thì gốm xây dựng

luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty. Chính xuất khẩu gốm xây dựng đã góp phần chủ yếu vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu nói chung của Công ty

trong thời gian qua.

Bảng kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng theo mặt hàng.

Đơn vị 1000 USD

1999 2000 2001 2002 Năm Năm

Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1.Sứ vệ sinh 662,3 38,2 720,96 40,79 1343,19 47,24 1561,82 50,28 2.Gạch ngói xây 401,73 23,2 248,17 14,04 217,35 7,64 121,63 3,92

dựng

3.Gạch Gramite 420,27 24,3 442,21 25,02 894,59 31,46 1058,25 34,07 4.Gạch ceramic 154,7 8,9 179,9 10,18 311,55 10,96 324,88 10,46 5.Các loại khác 93,6 5,4 176,06 9,97 76,72 2,7 39,62 1,27

Tổng số 1732,6 100 1767,3 100 2843,4 100 3106,2 100

Bảng Tốc độ tăng xuất khẩu theo mặt hàng

Đơn vị 1000 USD

1999 2000 2001 2002

Năm

Mặt hàng Giá trị Tốc độ Giá trị Tốc độ Giá trị Tốc độ Giá trị Tốc độ 1.Sứ vệ sinh 662,3 - 720,96 0,089 1343,19 0,86 1561,82 0,16 2.Gạch ngói xây dựng 401,73 - 248,17 -0.38 217,35 -0,12 121,63 -0,44 3.Gạch Gramite 420,27 - 442,21 0,05 894,59 1,02 1058,25 0,18 4.Gạch ceramic 154,7 - 179,9 0,16 311,55 0,73 324,88 0,04 5.Các loại khác 93,6 - 176,06 0,88 76,72 -0,56 39,62 -0,48

Trong bảng trên các loại khác là các loại gốm xây dựng còn lại như gạch chịu lửa

Chammot, gạch chịu lửa cao nhôm, gạch cách nhiệt, gạch chịu tính kiềm, gạch

chống nóng, ngói lợp. Chúng ta không xem xét riêng tuỳ loại hàng này vì việc xuất

khẩu nó nếu tách ra thì sẽ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, cầu về xuất khẩu loại hàng

này không thường xuyên, việc xuất khẩu nó chủ yếu là do đơn đặt hàng của các

hãng nước ngoài. Chúng ta thấy việc xuất khẩu các mặt hàng này rất thất thường. Năm 1999 các hàng hoá này có giá trị xuất khẩu là 93,6 nghìn USD chiếm khoảng

5,4% tổng giá trị xuất khẩu của Công ty, năm 2000 tăng lên 176,06 nghìn USD chiếm 9,97% tổng giá trị xuất khẩu. Như vậy năm 2000 tăng 88% so với năm 1999. Năm 2001 các mặt hàng này lại giảm mạnh xuống còn76,72 nghìn USD chiếm 2,7% tổng giá trị xuất khẩu, giảm 56% so với năm 2000. Năm 2002 các mặt

hàng này tiếp tục giảm xuống còn 39,63 nghìn USD chiếm 1,27% tổng giá trị xuất

Trong các năm qua thì mặt hàng sứ vệ sinh là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn

nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu. Trong năm 1999 giá

trị xuất khẩu của mặt hàng này là 662,3 nghìn USD chiếm 38,2% tổng giá trị xuất

khẩu. Năm 2000 giá trị xuất khẩu của sứ vệ sinh là 720,96 nghìn USD chiếm

40,79% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 8,9%so với năm 1999. Năm 2001 là năm có

giá trị xuất khẩu mặt hàng sứ vệ sinh tăng mạnh giá trị xuất khẩu của sứ vệ sinh

lên đến 1343,19 nghìn USD chiếm 47,24% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 86% so với năm 2000. Sở dĩ mặt hàng sứ vệ sinh của Công ty năm 2001 có tốc độ tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn vì sản phẩm sứ vệ sinh của sứ Thanh Trì đạt tiêu chuẩn ISO

9002 và nó có kiểu dáng đa dạng, sản phẩm sứ vệ sinh được bảo hành 10 năm cho

thấy chất lượng rất cao. Vì vậy sản phẩm được chấp nhận đặc biệt là ở Châu Âu.Năm 2002 giá trị xuất khẩu của sứ vệ sinh là 1561,82 nghìn USD chiếm

50,28% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 16% so với năm 2001.

Năm 1999 mặt hàng gạch ngói xây dựng có giá trị xuất khẩu có giá trị xuất khẩu là 401,73 nghìn USD chiếm 23,2% tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2000 giá trị xuất

khẩu của mặt hàng này giảm xuống đến 248,17 nghìn USD giảm 38% so với năm 1999. Năm 2001 giá trị xuất khẩu của mặt hàng gạch ngói xây dựng là 217,35 nghìn USD giảm 12% so với năm 2000. Năm 2002 giá trị xuất khẩu của mặt hàng gạch ngói xây dựng là 121,63 nghìn USD chiếm 3,92% tổng giá trị xuất khẩu và giảm 44% so với năm 2001. Nhìn chung trong những năm qua giá trị xuất khẩu

của mặt hàng gạch ngói xây dựng giảm xuống. Việc suy giảm này không phải là do thị trường nước ngoài không cần nữa mà chủ yếu là do gạch ngói xây dựng của các đơn vị thành viên của Tổng công ty không chuyển biến kịp theo nhu cầu thị trường. Gạch ngói xây dựng cả về chất lượng, mẫu mã đều rất kém so với đòi hỏi

của thị trường trừ giá rẻ. Ngay đến cả người tiêu dùng trong nước cũng yêu cầu

gạch ngói xây dựng phải có những cải tiến cho thuận lợi sử dụng cũng như mẫu

mã phải đẹp. Vì lẽ đó năm 1998 khi Việt Nam bắt đầu hứng chịu hậu quả từ cuộc

khủng hoảng thì mặt hàng này giảm nhanh chóng. Nên cần đặt ra cho xuất khẩu

hàng hoá này là phải cải tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người

Đối với gạch Gramite, năm 1999 xuất khẩu được 420,27 nghìn USD chiếm 24,3%

tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2000 cũng chỉ xuất khẩu được 442,21 nghìn USD chiếm 25,02% tăng 5% so với năm 1999 thì đến năm 2001 giá trị xuất khẩu của

mặt hàng gạch Gramite tăng mạnh lên đến 894,59 nghìn USD chiếm 31,46% tổng

giá trị xuất khẩu tăng 102% so với năm 2000. Năm 2002 giá trị xuất khẩu của gạch

Gramite là 1058,25 nghìn USD chiếm 34,07%, tăng 18% so với năm 2001. Nhìn chung mặt hàng gạch Gramite là một mặt hàng có khả năng xuất khẩu, là một

trong những mặt hàng chủ lực của Công ty. Sở dĩ mặt hàng này có giá trị xuất

khẩu tăng cao là vì Công ty Thạch Bàn đã thành công đưa vào sản phẩm gạch

Gramite nhân tạo. Đây là sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã lại rất đẹp. Gạch

Gramite nhân tạo chỉ mới xuất hiện ở trong một số năm gần đây và chủ yếu là do

các nước có công nghệ vật liệu xây dựng hiện đại sản xuất, xuất khẩu. Đây là sản

phẩm đang được thị trường chấp nhận vì vậy Công ty cần coi nó như là mặt hàng chủ lực để có chiến lược đúng đẵn trong xuất khẩu mặt hàng này.

Gạch Ceramic cũng tăng qua các năm, đây là mặt hàng khá thông dụng nhưng chất lượng của nó đảm bảo, mẫu mã đa dạng nên xuất khẩu được ở nhiều nước. Năm

1999 giá trị xuất khẩu của mặt hàng gạch ceramic là 154,7 nghìn USD chiếm 8,9%

tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2000 giá trị xuất khẩu là 179,9 nghìn USD chiếm

10,18% tổng giá trị xuất khẩu tăng 16% so với năm 1999. Năm 2001 giá trị xuất

khẩu là 311,55 nghìn USD chiếm 10,96% tổng giá trị xuất khẩu tăng 73% so với năm 2000. Năm 2002 giá trị xuất khẩu là 324,88 nghìn USD chiếm 10,46 % tổng

giá trị xuất khẩu tăng 4% so với năm 2001. Mặt hàng gạch ceramic nhìn chung có giá trị xuất khẩu không cao so với các mặt hàng khác do mặt hàng này tuy có mẫu

mã đa dạng nhưng nó khá phổ biến trên thi trường, sản phẩm không có sự khác

biệt lớn so với sản phẩm của các hãng khác. Do đó để có thể tăng khả năng xuất

khẩu sản phẩm này cần phải có sự nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường phát triển

thêm nhiều mặt hàng với nhiều mẫu mã khác nhau.

Kim ngạch xuất khẩu của hai mặt hàng sứ vệ sinh và gạch Granite thường chiếm

trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu, Vì vậy, Công ty cần có chương trình phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu hai mặt hàng này.

Cùng với chiến lược đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ kinh tế quốc tế

của đất nước, Công ty chủ trương phát triển phương châm đa dạng hoá quan hệ thị trường song vẫn phải xây dựng thị trường trọng điểm và bạn hàng chủ yếu. Mục

tiêu của Công ty là đẩy mạnh công tác xuất khẩu các sản phẩm các sản phẩm của đơn vị trong và ngoài ngành nhằm thu ngoại tệ và tăng cao doanh số xuất khẩu. Công ty xác định và phân chia thị trường có tiềm năng và cần tập trung đẩy mạnh

xuất khẩu.

Bảng Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng gốm xây dựng theo thị trường. 1999 2000 2001 2002

Năm

Chỉ tiêu Trị giá % Trị giá % Trị giá % Trị giá % 1.ASEAN 598,1 34,52 460,79 26,07 1097,53 38,6 1075,36 34,62

2.Nga, Đông Âu 939,77 54,24 1103,57 62,44 1368,22 48,12 1400,9 45,1 3.EU, Nhật, Bắc Mỹ 116,4 6,72 137,73 7,79 247,94 8,72 348,82 11,23 4. Trung đông, Tây á, Nam á 55,62 3,21 52,37 2,97 128,23 4,51 220,53 7,1 5. Các nước khác 22,71 1,31 12,84 0,73 1,48 0.05 60,59 1,95 Tổng số 1732,6 100 1767,3 100 2843,4 100 3106,2 100

Nguồn phòng kinh doanh Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu.

Như vậy thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu là Nga và Đông Âu sau đó là ASEAN. Nga và Đông Âu là các nước XHCN cũ vì vậy có quan hệ tốt với Việt Nam. Quan hệ chính trị tốt đẹp đã tạo điều kiện thuận

lợi cho các quan hệ kinh tế phát triển.

-Thị trường ASEAN: Đây là thị trường có quan hệ gần gũi lâu năm với Việt Nam

và có vị trí địa lý gần với Việt Nam, do đó hàng hoá xuất khẩu sang thị trường này có nhiều điều kiện thuận lợi như: Chi phí vận chuyển thấp, mặt khác các nước ASEAN trong đó có Việt Nam đã ký hiệp định ưu đãi thuế quan chung ASEAN

(CEPT) nên hàng hoá Việt Nam xuất khẩu được hưởng mức thuế ưu đãi hơn rất

nhiều so với hàng hoá của các nước khác ngoài ASEAN. Đối với thị trường này công ty sẽ tìm kiếm các đối tác để xuất khẩu gạch Ceramic. Năm 1999 kim ngạch

đứng thứ hai sau thị trường Nga và Đông Âu. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu vào ASEAN giảm xuống 460,79 nghìn USD, chiếm 26,07% tổng giá trị xuất khẩu do các nước ASEAN mới khôi phục lại sau cuộc khủng hoảng tài chính. Năm 2001

kim ngạch xuất khẩu sang khu vực thị trường này tăng mạnh lên 1097,53 nghìn USD chiếm 38,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu

sang thị trường này giảm xuống là 1075,36 nghìn USD chiếm 34,62% tổng kim

ngạch xuất khẩu.

-Thị trường Nga và Đông Âu: Đây là khu vực thị trường mà Công ty có giá trị

xuất khẩu lớn nhất; Năm 1999 xuất khẩu 939,72 nghìn USD chiếm 54,24%. Năm

2000 thị trường này lại chiếm đến 62,44% tổng giá trị xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Năm 2001 mặc dù giá trị xuất khẩu sang thị trường này vẫn tăng lên nhưng tỷ trọng của nó lại giảm xuống còn 48,12% tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2002 tỷ trọng xuất khẩu của thị trường này lại giảm tiếp còn 45,1% tổng giá

trị xuất khẩu với giá trị là 1400,9 nghìn USD. Đây là thị trường tiềm năng trong giai đoạn tới mặc dù sản phẩm sứ vệ sinh của Công ty đang tiêu thụ tốt tại đây nhưng Công ty sẽ đẩy mạnh hơn nữa trong việc phát triển đa dạng hoá xuất khẩu

sản phẩm và mục tiêu trong giai đoạn tới là đưa sản phẩm Granite và Ceramic sang thị trường này thông qua Phòng thương mại của các nước này tại Việt Nam, Văn phòng đại diện của Tổng công ty tại Nga và một số đối tác nước ngoài có quan hệ với Tổng công ty đồng thời vận dụng chủ trương của Nhà nước trong công tác đưa hàng do các đơn vị trong Tổng công ty sản xuất sang thanh toán các

khoản nợ với các nước này.

-Thị trường EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ: Đây cũng là thị trường có tiềm năng lớn. Tuy

nhiên xuất khẩu sang thị trường này còn thấp mặc dù vẫn tăng dần qua các năm.

Kế hoạch của Công ty là sẽ thiết lập các đại lý tại thị trường các nước này.

-Thị trường Trung Đông, Tây á, Nam á và một số nước khác: đây là nhóm thị trường còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Công ty đang tìm cách xâm nhập và khai thác thị trường này.

Hiện nay phương thức xuất khẩu chủ yếu đang được Công ty áp dụng là hình thức

xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác, trong đó xuất khẩu uỷ thác cho các đơn

vị thành viên trong Tổng công ty là chủ yếu chiếm khoảng 75% giá trị xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng potx (Trang 41 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)