2. Gia đình bảo vệ con trai như thế nào.
CHA MẸ VÀ SỰ THÀNH ĐẠT CỦA CON CÁI GIÚP CON ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG
GIÚP CON ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG
Mỗi người mẹ, ngay ngày đầu tiên sinh đứa con cũng đã mong đợi đứa con thành đạt. Thậm chí ngay trước khi sinh, cũng đã xây giấc mơ tương lai cho con cái. Người mẹ có con một lại càng mong muốn con mình thành tài, gửi gắm toàn bộ hy vọng lên đứa con của mình. Vì sao vậy?
Như ở Chương II đã nói: Vì thế hệ chúng ta bây giờ thường chỉ có ít con, một số gia đình chỉ có một đứa con. Một đứa con thành công là thành công 100%; một đứa con thất bại là thất bại100%.
"Chúng ta không thể chịu thua", tôi đã từng nói với những bố mẹ trẻ: "Chúng ta không thể giống như bố mẹ chúng ta ngày xưa, sẽ tích luỹ kinh nghiệm trong việc giáo dục, đối với từng đứa con khác nhau có mong muốn khác nhau, không được đứa con này thì được đứa nọ, đứa con này không thành công, còn có thể trong mong vào đứa con khác. Chúng ta chỉ có một đứa con hoặc hai đứa con, chẳng có cơ hội nhiều để rút kinh nghiệm trong giáo dục con, chỉ có thể vừa học vừa làm bố mẹ, vừa giáo dục con cái; một tay bồi dưỡng tương lai cho bản thân, một tay gây dựng ngày mai cho đất nước. Lịch sử không cho phép chúng ta thất bại".
"Các em phải thành tài, các em phải thành công!" Tôi đã từng nói với các em rằng: "Nếu hôm nay các em không thể rời được sự chăm lo của người mẹ, không chịu nổi gió mưa, không có bản lĩnh cứng rắn, không có tri thức phong phú, không phải là người có tố chất cao, thì trong thế kỷ 21, khi đứng cùng với những bạn nhỏ của các nước trên thế giới cùng trưởng thành với các em, em sẽ cảm thấy mình vô cùng nhỏ bé.
Dân tộc đang mong mỏi con trẻ thành công, cha mẹ đang kêu gọi con cái thành công, con trẻ bản thân cũng đang nỗ lực thành tài, giành lấy thành công. Vậy thì, người như thế nào dễ thành công nhất? Người mẹ trẻ phải giáo dục con thành người như thế nào, giúp đỡ con thành công như thế nào?
Vun xới tiềm năng trí lực của đứa trẻ. Tăng cường khả năng quan sát
Phát triển khả năng tưởng tượng Bồi dưỡng sức tự kiềm chế.
Sự thành công của bất cứ nhân tài nào, đều không tách khỏi nhân tố nhân tố chí lực và nhân tố phi chí lực. Nhân tố trí lực chủ yếu bao gồm khả năng quan sát, sức tưởng tượng, sức chú ý, khả năng tư duy và sức nhớ nhân tố phi chí lực chủ yếu là chỉ tình cảm con người (bao gồm phẩm chất đạo đức) ý chí, tính cách, khí chất.
Trong đời người, giai đoạn nhi đồng là giai đoạn then chốt để phát triển trí lực, phát triển trí lực trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển trí lực của cả cuộc đời con người. Vì vậy, nắm lấy thời kỳ vàng son phát triển trí lực của nhi đồng, kịp thời khai phá tiềm năng là bước đường quan trọng để dạy con thành tài, giúp con thành công. Làm cha mẹ, làm thế nào để vun đắp được tiềm năng trí lực cho con cái?
Trong lịch sử, những người trí lực phát triển cao độ, đều có khả năng quan sát tương đối mạnh. Páplốp, nhà sinh lý học người Nga nổi tiếng đã từng có yêu cầu đối với học sinh của mình: "Trước hết phải học biết quan sát. Không học biết quan sát thì các anh không bao giờ làm được nhà khoa học".
Henri Fabơrơ, nhà côn trùng học nổi tiếng của Pháp, từ nhỏ đã thích quan sát động vật. Khi mới 5 tuổi, một tối bỗng nhiên nghe thấy tiếng chim hót rất hay ở trong rừng gần đó. Cậu nghĩ con chim nó hót gì vậy, mình phải đi xem sao. Người lớn doạ cậu trong rừng có sói chuyên ăn thịt trẻ con. Fabơrơ không hề sợ hãi, dũng cảm một mình vào rừng sâu quan sát thăm dò, kết quả cậu ta phát hiện: tiếng kêu không phải của con chim, mà là của con dế. Cũng từ đó cậu ta có hứng thú đối với côn trùng, sau này trở thành nhà côn trùng học nổi tiếng.
Khả năng quan sát rất quan trọng đối với việc nghiên cứu khoa học tự nhiên, đối với văn học nghệ thuật cũng vậy không thể thiếu được. Lỗ Tấn đã từng hướng dẫn thanh niên viết văn: "Muốn sáng tác thì việc đầu tiên là phải quan sát".
Môpátxăng, nhà văn nổi tiếng của Pháp, khi đến học Flôbe, Flôbe yêu cầu Môpatxăng đến bến xe ngựa quan sát ngựa: "Bến xe ngựa có rất nhiều ngựa, anh đến quan sát kỹ ngựa ở đó, sau đó chỉ dùng một câu miêu tả một con ngựa trong đó, có chỗ nào khác với mười mấy con ngựa khác". Cứ như vậy, Môpátxăng luyện được khả năng quan sát hơn người, vì vậy các nhân vật trong tiểu thuyết của ông được khắc họa rất chi tiết, mang cá tính rõ rệt không ai giống ai nên nhiều tác phẩm của ông có giá trị rất cao trên văn đàn thế giới.
Làm thế nào để đứa trẻ có được khả năng quan sát nhạy bén?
- Một là, đưa con trẻ đến với thiên nhiên, để chúng được nhìn thấy bầu trời rộng lớn, được nhìn, được nghe nhiều. Tiếp xúc với sự vật cảm tính, là tiền đề cơ bản để phát triển khả năng quan sát.
Hiện nay, nhiều đứa trẻ sợ viết văn, "cứ viết văn là đau đầu". Vì sao vậy? Vì chúng không có thực tế cuộc sống. Nếu cả ngày nhốt chúng ở trong buồng, tầm quan sát của chúng bị che mất thì làm sao có thể khêu gợi chúng có hứng thú quan sát sự vật được?
Ở Bắc Kinh có một bà mẹ trẻ rất biết bồi dưỡng con cái. Con gái chị từ nhỏ thích vẽ, nhưng có một thời gian lại không thích nữa. Người mẹ này không ép con phải tiếp tục vẽ, ma đưa con đi xem nơi nuôi gà, vườn thú, quan sát các con vật nhỏ. Cô con gái xem rất kỹ, sau khi trở về vẽ được nhiều bức tranh mới, trong dó có bức đàn gà 100 con đã được giải thưởng.
Vì vậy các bậc cha mẹ nên tận dụng thời gian nhàn rỗi đưa con đi công viên chơi, đi thăm các danh lam thắng cảnh, tiếp xúc nhiều với thiên nhiên. Trong hoạt động dã ngoại đó, con trẻ sẽ tự nhiên có nhiều hứng thú với sự vật xung quanh. Cha mẹ có thể tranh thủ cơ hội này hướng dẫn và huấn luyện khả năng quan sát của con trẻ.
- Hai là phải giúp đỡ con trẻ xác định đối tượng quan sát. Ngày nghỉ, ngày lễ khi đưa con ra ngoài có thể nói trước cho chúng biết nội dung cần quan sát: trước cửa nhà đã có thêm mấy toà nhà gác? Trên phố có thêm được mấy cửa hàng? Con khỉ trong vườn thú ăn như thế nào? Khi trời mưa, thì mưa như thế nào? Khi gió thổi, sẽ có những âm thanh gì?... cứ thế tiếp tục, đứa trẻ sẽ chú ý đến sự vật xung quanh, dần dần thay đổi được thói quen phớt lờ mọi thứ, nhìn mà chẳng thấy gì.
- Ba là đối với đứa trẻ đã đi học, tốt nhất nên cho chúng viết nhật ký quan sát, như vậy không những có thể rèn luyện khả năng truyền đạt và khả năng sáng tác mà còn có thể giúp cho công việc bồi dưỡng thói quen quan sát.
- Bốn là tạo điều kiện có lợi cho việc quan sát như cho trẻ nuôi cá vàng, nuôi ốc, nuôi nòng nọc hoặc gà con, thỏ con, trồng hoa, trồng cây, để chúng quan sát tình hình sinh sống của những sinh vật thực vật
nhỏ đó, hiểu được quá trình trưởng thành của chúng. Những cái đó rất có lợi cho đứa trẻ phát triển một cách khoẻ mạnh cả con người và tâm hồn.
2) Phát triển trí tưởng tượng của đứa trẻ
Trí tưởng tượng là một lực lượng rất mạnh của khả năng nhận thức có tính sáng tạo. Amxtécđam khái quát thực hiện khoa học của đời mình, đã rút ra được kết luận chính xác "Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả tri thức". Ông nói: "Tri thức thì có hạn, nhưng trí tưởng tượng khái quát được cả mọi thứ trên thế giới, thúc đẩy tiến bộ, và là nguồn để phát triển tri thức". Vì vậy, chúng ta phải coi trí tưởng tượng là nhân tố hoàn bị trong nghiên cứu khoa học.
Đại não con người phân ra làm 4 khu vực công năng: Khu công năng trực giác, khu công năng ghi nhớ, khu công năng phán đoán và khu công năng tưởng tượng. Theo các nhà nghiên cứu tâm lý chứng minh thì nói chung khu công năng tưởng tượng của con người chỉ sử dụng có 50%. Điều đó nói lên rằng, tiềm lực phát triển sức tưởng tượng còn rất lớn, mà giai đoạn nhi đồng lại là thời cơ tốt để phát triển trí tưởng tượng của con người.
Đácuyn sau khi đi học không hiểu tại sao rất thích "nói khoác". Một lần cậu nhặt được một mảnh hoá thạch mang về nói với chị: "Đây là một viên ngọc, giá trị rất lớn!". Lại một lần cậu nhặt được một đồng tiền, cậu nói với chị một cách nghiêm chỉnh: "Đây là tiền cổ La Mã". Người chị nhìn chỉ là một đồng xu thế kỷ 18 đã bị giẫm bẹp. Người chị rất tức về bệnh "bốc phét" của Đácuyn, đã mấy lần mách bố, nhưng ông bố vẫn thản nhiên cười, nói: "Có gì mà bốc phét!" Thằng bé này có sức tưởng tượng khá mạnh, rất có thể sẽ có ngày nó dùng tài năng đó vào sự nghiệp!". Quả nhiên, Đácuyn sau khi trưởng thành đã vận dụng sức tưởng tượng phong phú vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Ông đã sáng lập ra học thuyết "Nguồn gốc vạn vật" vĩ đại.
3) Bồi đưỡng khả năng tự chủ của đứa trẻ
Đối với đứa trẻ, điều quan trọng nhất là từ bé đã nuôi thành thói quen tự học tốt, có thói quen tự học, thì bất cứ đứa trẻ được tiếp tục được đào tạo lên cao, hay tham gia công việc, đều biết lợi dụng chiếc chìa khoá này để mở cánh cửa tri thức.
Tạo nên thói quen tự học của đứa trẻ, phải dựa vào sự huấn luyện lâu dài của cha mẹ. thí dụ, giúp đứa trẻ đặt ra chế độ học tập và kế hoạch học tập cụ thể rồi nhắc nhở chúng thực hiện; yêu cầu đứa trẻ phải chuẩn bị bài giảng, tạo được thói quen xem bài trước khi nghe giảng, để khi nghe giảng dễ tiếp thu; động viên đứa trẻ tự mình làm bài tập, biết cách tra tự điển, đọc sách đọc báo để có được tri thức bổ ích nhiều hơn nữa...
Cổ nhân có câu: "Không nhích từng bước chân, không đi dược nghìn dặm". Muốn đứa trẻ thành tài, thành đạt thì các cha mẹ phải chú ý từ những việc rất nhỏ, rất tỉ mỉ trong sinh hoạt, trong học tập, bồi dưỡng cho chúng có thói quen tốt về từng mặt, dẫn dắt chúng vững bước đi trên con đường đẹp đẽ của tương lai.
Có thể nói, cuộc đời mỗi đứa trẻ đều nằm trong tay mỗi người làm mẹ làm cha chúng ta. Phát hiện hứng thú yêu thích của đứa trẻ.
Trách nhiệm của nngười bố người mẹ là phát hiện được hứng thú của con và phát triển hứng thú đó. Hiện nay rất nhiều bà mẹ trẻ chỉ quan tâm đến số điểm của con, con vừa về đến cửa đã hỏi luôn: "Thi được mấy điểm", nếu điểm kém mặt sẽ chảy dài ra, điểm khá thì tươi cười hẳn lên. Kỳ thực, cách làm đó là sai lầm, là hoàn toàn đi ngược lại trách nhiệm của bố mẹ!
Hứng thú là chiếc chìa khoá để con người bước vào cửa thành đạt. Đứa trẻ có thành đạt hay không, mấu chốt là ở chỗ hứng thú của nó có sớm được phát hiện hay không và có được người lớn chú ý hay không. Số điểm kiểm tra không thể đại biểu cho năng lực mọi mặt của đứa trẻ, hứng thú rất quan trọng, nó là cơ sở cho sự nghiệp thành đạt. Rất nhiều ông bố bà mẹ trẻ chỉ coi trọng số điểm mà coi nhẹ khêu gợi và hứng thú bồi dưỡng cho con. Ủy ban giáo dục quốc gia đề xuất sẽ chuyển giáo dục thi cử thành giáo dục tố chất, tức là nhấn mạnh đến việc phát hiện và bồi dưỡng chúng trở thành người xây dựng tương lai có đầy đủ mọi năng lực.
Một em bé gái, ngẫu nhiên phát hiện con giun đứt làm hai khúc, mà cả hai khúc vẫn ngọ ngoậy, lấy làm lạ. Cô bé mang hai khúc giun cho vào trong hai chậu hoa khác nhau, để quan sát xem khúc giun có còn sống được hay không. Bà mẹ rât giận nói: "Con bé này chỉ nghịch đất cát là giỏi, rồi sẽ chẳng ra gì!" Sau đó bà vứt cả hai chậu hoa có giun đi. Phó chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục Quốc gia Liễu Phú khi nhắc lại sự kiện trên đã nói: "Chị xem, chỉ một câu mắng, một động tác quẳng đi rất có thể đã làm mất đi của đất nước chúng ta một nhà nữ khoa học".
Xa Lương, đội viên Thiếu niên Tiền phong xuất sắc toàn quốc khoá 4 là một nhà khoa học phát minh nhỏ, có rất nhiều tài. Lúc đầu, có vật gì đến tay em đều tháo ra xem, bố em không trách em mà chỉ nói: "Con tháo thế nào, thì phải lắp lại như vậy". Xa Lương thấy bố nghiêm túc như vậy, nên khi tháo đồ chơi làm rất cẩn thận, cứ tháo mỗi linh kiện đều xếp có thứ tự, sau khi tháo hết và lần mò quan sát xong, lại lần lượt lắp trở lại. Cứ như thế tháo rồi lắp, lắp rồi tháo em trở thành một nhà phát minh nhỏ. Mới học tiểu học, em đã giành được 3 bằng phát minh quốc gia.
Đương nhiên, làm cha mẹ, không thể chỉ thưởng thức hứng thú của con, mà còn phải biết phát hiện hứng thú của con. Bất kể đối với hứng thú của con ta có thái độ gì nhưng ta đều phải nhiệt tình phát hiện và ủng hộ để phát triển thành một thứ khả năng.
Tài năng xuất chúng của Tạ Quân, kiện tướng đặc cấp cờ tướng quốc tế của Trung Quốc có quan hệ mật thiết với việc tôn trọng con của mẹ cô. Năm đó Tạ Quân phải chọn lựa giữa tham gia đội cờ hay là tiếp tục đi học, nhưng cũng muốn đánh cờ, quyết định bây giờ là ở cô, vì chỉ cô mới biết mình, chỉ cần ngồi trước bàn cờ là cô vô cùng sảng khoái vui vẻ. Còn người mẹ là kỹ sư điện tử hệ thống chế tự động, chị đã suy nghĩ rất nhiều về học hành và tiền đồ của đứa con một. Nhưng là một người mẹ có văn hoá, chị cũng không muốn can thiệp làm mất đi một tay cờ thiên tài, cũng không muốn con bị bỏ lỡ thời cơ. Thế là, hai mẹ con có buổi trao đổi rất nghiêm túc, lúc đó Tạ Quân mới 12 tuổi. "Con thích đánh cờ phải không?" Bé Tạ Quân nhìn mẹ, chưa bao giờ thấy mẹ nghiêm túc như vậy, hơi sợ, nhưng vẫn gật đầu. "Được, nhưng con phải nhớ rằng, việc đánh cờ là do con tự chọn, đã chọn rồi thì sau này phải chịu trách nhiệm với bản thân mình!".
Thử nghĩ, nếu năm đó ngưởi mẹ cứ ép con phải đi học, không cho con phát huy hứng thú chơi cờ, thì ngày nay Tạ Quân có thể đang ngồi trong trường đại học, nhưng đất nước sẽ thiếu mất một cây cờ quốc tế xuất sắc. Sau lưng Tạ Quân có một người mẹ vĩ đại.
Trân trọng thành công đầu tiên của đứa con.
Đứa trẻ có thành công thứ nhất sẽ có thành công thứ hai, thành công thứ ba...
Trong cuộc đời đứa trẻ, hiệu quả xúc động nhất là thành công đầu tiên. Nếu khi đó được sự khẳng định và động viên thì đứa trẻ đầy đủ lòng tin vào tương lai, do đó mà có được sự tự tin.
"Báo Thiếu niên Trung Quốc" đề ra một nguyên tắc: động viên trẻ con tham dự vào công việc hoặc hoạt động, nhất định phải có kết cục trọn vẹn. Diện được thưởng phải lớn, đối với đứa trẻ được thưởng phải