2. Gia đình bảo vệ con trai như thế nào.
GIÁO DỤC PHẨM CHẤT TÂM LÝ CHO CON TRẺ PHẢI ĐẶT LÊN HÀNG ĐẦU Ba câu nói về cuộc sống hạnh phúc.
Ba câu nói về cuộc sống hạnh phúc.
Mọi bà mẹ đều mong muốn con mình có được cuộc sống hạnh phúc.
Nhưng cuộc sống hạnh phúc phải từ đâu đến! Thật đơn giản, trạng thái tâm lý thế nào sẽ có cuộc sống như vậy. Hàng ngày nếu chúng ta nghĩ đến chuyện vui vẻ; nếu chúng ta nghĩ đến chuyện phiền muộn, ta sẽ phiền muộn, nếu ta nghĩ đến chuyện đáng sợ, ta sẽ sợ hãi; nếu ta nghĩ đến chuyện thất bại, thì ta không thể có dũng khí đẩy lùi thất bại...
Trạng thái tâm lý con người, có thể đưa người ta đến thành công, cũng có thể đẩy người ta đến thất bại, có thể "biến địa ngục thành thiên đường", cũng có thể "biến thiên đường thành địa ngục". Đó là sức mạnh tâm lý.
Mọi người đều biết trên thế giới có hai nhân vật nổi tiếng: Napôlêông và Hôkin.
Napôlêông có đủ mọi thứ mà nhiều người mong muốn: vinh quang, quyền lực, giàu có. Nhưng ông nói: "Cả đời tôi không có lấy một ngày vui vẻ".
Hôkin thì lại vừa mù, vừa điếc, vừa câm, nhưng lại nói: "Tôi phát hiện thấy cuộc sống thật là đẹp". Quả thật, người đã để lại trong cuộc đời mình biết bao tác phẩm bất hủ.
Nếu muốn con cái có cuộc sống vui vẻ, mà cha mẹ phải sống chết tìm cách kiếm cho con cái một khoản tài sản thì không bằng ngay từ nhỏ cha mẹ chú ý bồi dưỡng cho chúng có được trạng thái tâm lý tích cực, vui vẻ, lạc quan nhìn ra thế giới xung quanh. Bởi vì trạng thái tâm lý tốt là điều kiện tất yếu cho sự thành công. Phải bồi dưỡng con cái trở thành người có phẩm chất cao, giáo dục phẩm chất tâm lý, phải đặt lên hàng đầu.
Làm thế nào để bồi dưỡng cho con cái có được trạng thái tâm lý tốt?
Là một người mẹ, lại là người làm công tác nhi đồng, nhiều năm nay tôi không ngừng tìm kiếm, không ngừng thí điểm, đã tổng kết được cách giáo dục "ba câu nói về cuộc sống hạnh phúc" trong việc giáo dục phẩm chất tâm lý cho thiếu niên nhi đồng.
Đứng trước thất bại và khó khăn, phải có trạng thái tâm lý tốt để có thể nói được hai từ "tốt lắm" một cách thích hợp. Đứng trước khó khăn, phải dám nói: "Tôi làm được!" Quan hệ với người khác phải biết quan tâm đến người, nghĩ cách giúp người, phải học được câu nói: "Bác có khó khăn? Tôi đến giúp bác".
Tốt lắm!
Người tâm lý khoẻ mạnh thường nói: "Tốt lắm!". Người tâm lý bệnh hoạn thích nói: "Hỏng rồi!". "Tốt lắm" tức là bồi dưỡng cho đứa trẻ bất cứ gặp sự việc gì, hoặc tình hình đặc biệt, trước tiên phải có lòng tin, có trạng thái tâm lý tốt khi gặp khó khăn với hai từ "tốt lắm", bồi dưỡng cho đứa trẻ phẩm chất phẩm chất tâm lý mỉm cười nhìn ra thế giới xung quanh. Người ta có hai loại thái tâm lý.
- Một loại là trạng thái ác tính, gặp bất cứ vấn đề gì, phản ánh về mặt tâm lý cũng thường nói: "Hỏng rồi!", "Hỏng quá rồi!", "Thật xúi quẩy!".
Tôi đã nhìn thấy ở đầu phố Bắc Kinh một số thanh niên mặc áo phông có viết mấy chữ lớn: "Buồn đến chết, xin để mặc tôi!". Tôi nói với các trẻ nhỏ khác: "Đừng quan tâm đến chúng, chúng nó bệnh hoạn".
phiền, bộ mặt lúc nào cũng âu sầu, không bao giờ được vui vẻ. Kỳ thực sự vui vẻ không phải do người khác mang đến mà là sự cảm thụ nội tâm của bản thân.
- Một loại khác là trạng thái vui vẻ, gặp bất cứ vấn đề gì, họ đều có thái độ tích cực và thường nói: "Tốt lắm ! Ta có một cơ hội rèn luyện". Loại người này thường có thể biến số âm thành số dương, từ thế yếu trở thành thế mạnh, việc xấu thành việc tốt, từ nhân tố bất lợi thành nhân tố có lợi, luôn luôn có cảm giác thành công. Bởi vì, sự thành công không phải là chiến thắng người khác, mà là chiến thắng bản thân. Cuộc đời vui vẻ hay không, quyết định ở trạng thái tâm lý bản thân. Tôi tổng kết được phương pháp giáo dục "ba câu nói cho cuộc sống hạnh phúc", đầu tiên là được một vị nghiên cứu về tâm lý ở Thượng Hải khêu gợi. Ông nói cho tôi biết hai chữ "tốt lắm" đã làm thay đổi đứa con của ông như thế nào. Ông nói, trước đây vì con ông học tập kém, ông và vợ thường hay cãi nhau. Cứ mỗi lần con thi điểm kém, hai người lại trách cứ lẫn nhau, còn mắng mỏ con là "đần độn" kết quả học tập của con ngày càng yếu, có lần đã phải đội sổ toàn lớp. Ông nghĩ phiền muội cũng vô ích, chi bằng thay đổi trạng thái tâm lý thử xem sao. Ông xem sách vở của con, miệng luôn tươi cười: "Tốt lắm con ạ! Lần này con không phải gánh vác gì nữa!". Cậu con ngạc nhiên, vội hỏi: "Bố ơi, bố ốm hay sao?" Ông nói: "Bố không ốm. Con thử nghĩ xem, người chạy cuối cùng thì còn gì mà phải chịu trách nhiệm, con không còn phải lo có người vượt lên con, con chỉ cần cắm cúi chạy, nhất định sẽ có tiến bộ!".
Cậu con trai được gợi ý như vậy liền nghĩ: "Đúng rồi rùa và thỏ chạy thi, rùa chẳng chạy được nhất đó sao! Thế là tâm lý vui vẻ hẳn lên. Kỳ thi lần sau, cậu ta được đứng thứ 19. Người bố xem sổ liên lạc vui vẻ nói: "Tốt lắm con ạ! So với lần trước con đã vượt hẳn mười mấy đứa!". Cậu con càng mừng. Lần thứ 3 cậu con thi được xếp thứ 5. Người bố xúc động nói: "Tốt lắm con ạ, con giỏi thật! Chỉ còn kém đứa thứ nhất có vài người". "Về sau, thành tích của con tôi luôn được xếp hàng đầu!" Ông cười thật mãn nguyện.
Câu chuyện của ông, tôi thấy rất có lý. Tôi cảm thấy trẻ con ngày nay rất cần trạng thái tâm lý đó, từ bé đã học được lạc quan, vui vẻ đối với cuộc sống, thì tương lai khẳng định sẽ có ích. Thế là tôi bắt đầu dạy cho trẻ con sử dụng hai chữ "tốt lắm".
Một lần tôi đưa những phóng viên nhỏ của thành phố về nông thôn. Đến ngày thứ hai, một bé gái rất xinh xắn nói khẽ với tôi: "chị Tâm Giao ơi, gay quá, đế giày của em bục rồi, trong giầy toàn là nước". Vì chúng tôi đến đó thì trời mưa. Nhìn đôi giầy du lịch của em, dưới đế giầy quả nhiên có một lỗ thủng rất sâu. Tôi lặng lẽ cho cán bộ huyện đoàn mua cho em một đôi giày mới.
Qua hai ngày, tôi phát hiện, em gái đó vẫn mang đôi giày đế bị thủng đó, tôi hỏi em tại sao. Em bí mật trả lời: "Chú ấy mua cho đôi giày bé quá, em đi không được em cho một bạn gái ở nông thôn rồi". "Thế còn em?" Tôi rất lo cho thân em.
"Đáng lẽ em cảm thấy rất xúi quẩy, về sau em nghĩ đến lời chị nói, đến đây phải thay đổi trạng thái tâm lý dù có thiếu thốn hay gặp khó khăn cũng chỉ nên nghĩ: Tốt lắm, giầy của em hỏng rồi, em có thể tự giải quyết việc này, cũng không cần ca thán nữa. Trong bụng lập tức vui hẳn lên. Em nghĩ mãi không tìm ra được cách giải quyết gì, liền đi hỏi một thầy giáo phụ trách cuối cùng cũng tìm ra được một cách: Dùng túi ni lông bọc lấy bàn chân rồi đi giầy thế là yên!" Em đắc chí chìa bàn chân cho tôi coi, hai bàn chân đều không hề gì. Tôi rất mừng, vì trước đó không lâu em còn là cô gái nhõng nhẽo hay khóc, nay đã chiến thắng được nước mắt của mình.
Trong những năm chiến tranh, có một người con gái tìm đến doanh trại quân đội ở vùng sa mạc để gặp chồng. Không bao lâu người chồng được phái đi công tác, cô ta một mình phải ở lại. ở đó ngoài người Mêhicô và người Inđian xa lạ không có ai có thể nói chuyện được với cô ta. Gió không ngừng thổi, khắp nơi đều là cát, cát, cát… Cô ta lúc đó không chịu nổi đã viết thư cho bố mẹ nói với họ, cô ta không chịu được nữa phải về nhà thôi không thể chần chừ một phút nào được, thà sống trong nhà tù còn
hơn. Bố cô ta viết thư trả lời chỉ có hai hàng chữ. Hai hàng chữ đó làm cô ghi nhớ mãi, khiến sinh mệnh của cô được đổi thay. Ông bố viết: "Có hai con người qua chấn song sắt của nhà tù nhìn ra ngoài, một người nhìn thấy bùn lầy, còn một người nhìn thấy ngôi sao".
Cô đọc đi đọc lại hai hàng chữ đó, cảm thấy rất ngượng ngùng. Cô hạ quyết tâm, nhất định phải nhìn thấy ngôi sao. Người phụ nữ đó nói như vậy. Không lâu, cô ta kết bạn với người ở địa phương bắt đầu thấy thích thú với nghề dệt vải, làm đồ gốm của họ, cuộc sống trở nên vui vẻ. Cô đột nhiên phát hiện, sa mạc không có gì thay đổi, người ở địa phương không có gì thay đổi, chỉ có bản thân là thay đổi. Cô nói: "Trong sự biến đổi đó tôi đã nhìn hoàn cảnh trơ trụi cô đơn thành sự mạo hiểm mạnh mẽ của cuộc sống. Thế giới mới mẻ mà tôi đã phát hiện khiến tôi rất cảm động cũng rất phấn khởi. Tôi đã hào hứng viết một cuốn tiểu thuyết "Thành luỹ sáng ngời"... Bản thân tôi cũng từ trong nhà tù nhìn ra ngoài tìm thấy những ngôi sao".
Trên thế giới có rất nhiều người có một đời sống ưu việt mà vẫn cả ngày nhìn cuộc đời chẳng khác nào bùn lầy, nhưng cũng nhiều người bất hạnh sống trong những nghịch cảnh mà vẫn tìm thấy những ngôi sao.
Hoàn cảnh khó khăn và khuyết tật là sự giúp đỡ bất ngờ đối với con người. Mọi người đều biết trên thế giới có biết bao người tài giỏi là người tàn tật, hoặc là người gặp những cảnh ngộ rất khó khăn. Béttôven sau khi bị điếc, vẫn không ngăn trở được ông sáng tác được những bản nhạc hay nhất, đẹp nhất nổi tiếng trên thế giới. Traicôpxki cuộc sống bi thảm mà vẫn sáng tác được ca khúc bất hủ "Hồ thiên nga" và "Khúc giao hưởng bi ai"; Tônxtôi cuộc đời trải bao thăng trầm vẫn viết được những tác phẩm xuất sắc của thế kỷ; Đácuyn nói: "Nếu tôi không bị tàn tật như vậy, thì tôi không thể hoàn thành được công việc nhiều đến thế!"
Trên thực tế muốn cho đứa trẻ từ bé đã có trạng thái tâm lý tốt, điều then chốt là người mẹ phải có trạng thái tâm lý tốt. Hiện nay, trạng thái tâm lý của nhiều người mẹ, không được "tốt lắm" mà là "hỏng quá". Suốt ngày, đối với con cái họ thấy chỗ này không vừa ý, chỗ khác không thể được, thấy con cái học tập kém đi hoặc có thiếu sót, thường tức giận điên cuồng, mắng mỏ, răn dạy khá nhiều; họ chỉ cho phép con họ thành công, không cho phép con họ thất bại; họ chỉ bảo con cái ganh đua với người khác, phải hơn người, chứ không nói với con cái, kết quả ganh đua sẽ có thua có thắng. Trong một đời người, thất bại nhiều hơn thành công rất nhiều, biết sung sướng khi thắng lợi thì cũng phải biết chịu đựng khi thất bại.
Có một lần tôi đến giảng bài cho "Lớp phụ huynh"của trường Tiểu học Thái Bình, Bắc Kinh. Tôi nói với những người mẹ trẻ trạng thái tâm lý "tốt lắm", tôi nói với họ: chỉ cần con cái chúng ta hôm nay tiến bộ hơn hôm qua, ta cũng nên nói với chúng: "Tốt lắm", dù cho con cái chúng ta có thất bại, ta cũng vẫn có thể nói: "Tốt lắm! Sự thành công của con đã bắt đầu rồi!".
Vài ngày sau, trường Tiểu học Thái Bình chuyển cho tôi một tập thư của các bà mẹ viết cảm tưởng. Trong thư tôi được biết không ít vị phụ huynh đã tâm sự cả đêm với con. Bà mẹ của Tô Thần một học sinh lớp 5 viết rất cảm động, bà thành thật nói lên sự thay đổi trạng thái tâm lý của bản thân:
Từ khi con tôi đi học, không ngờ có bao nhiêu vấn đề đau đầu đau đầu cứ liên tục xảy ra, thấy con của người so với con mình mặt nào cũng tốt . Còn con mình lúc thì bị cô giáo giữ ở lại lớp, hoặc mời bố mẹ đến, đầu óc tôi cứ căng lên mãi. Thuyết phục giáo dục thế nào cũng không được, khi đã nổi cơn điên lên, đánh nó mà vẫn không hết tức. Chúng tôi năm nay đã trên dưới 40, năm xưa không có điều kiện học hành, chịu nỗi khổ vì thiếu văn hoá, tôi rất mong con mình học hành tốt, sau này lớn lên có được tiếng tăm! Sự thực ngược lại, càng bỏ ra bao nhiêu công sức, kết quả lại càng ít. Buổi sáng lên lớp đã dăn dò thật kỹ, đến trưa về vẫn được cô giáo "có giấy mời". Tôi nói với cháu ngồi trong lớp không được đùa, không được nghịch, còn viết lên tay cháu ba chữ: "không được nghịch", muốn cho nó nhớ
lời, nhưng nó vẫn cứ nghịch, tôi tức muốn chết, nhắm hai mắt lại chẳng nhìn thấy gì cả thế là hết. Nhưng đến hôm sau cháu vẫn bị cô giáo giữ lại lớp, đúng là sắt không luyện thành thép được.
Nghe chị nói chuyện, tôi mới hiểu được sâu sắc việc giáo dục của người làm mẹ chúng tôi có sai lầm, không thể chỉ trách cứ đứa con không hiểu biết. Mấy ngày nay, tôi thử áp dụng cách giáo dục cuộc sống hạnh phúc, kết quả rất tốt.
Gần đây tôi không phàn nàn con, cháu cũng lại tự giác có ý chí tiến thủ, còn muốn làm cả cán bộ nhưng chắc là khó đấy.
Cuối thư người mẹ đó viết: "Giáo dục gia đình cũng cần phải khoa học, cũng là một môn nghệ thuật, chúng ta những người làm bố, làm mẹ cũng cần phải học".
Đúng vậy, chiếc chìa khoá mở cánh cửa thành công nằm trong tay người mẹ. Gia đình không biến đổi thì con cái cũng không biến đổi, sự biến đổi là trạng thái tâm lý của bản thân người mẹ.
Con làm được.
Người dũng cảm thường nói: "Tôi (con) làm được". Người hèn yếu hay nói: "Tôi (con) không làm được".
Trẻ con ngày nay là chủ nhân của thế kỷ 21 chúng làm được hay không làm được có quan hệ đến mệnh vận tương lai của dân tộc. Muốn cho đời sau của chúng ta "làm được" là vấn đề quan tâm của mỗi người công dân, của mỗi người mẹ và mỗi người có tinh thần trách nhiệm. Hiện nay rất nhiều đứa trẻ con một, được gia đình nuông chiều, đã trở nên nhút nhát, hèn yếu, bảo chúng làm bất cứ việc gì, chẳng nghĩ ngợi gì cả, cứ thuận mồm nói luôn: "Con không làm được". Những loại trẻ không có lòng tự tin như vậy sao có thể gánh vác được gánh nặng ở thế kỷ 21 này.
Bởi vậy: "Con không làm được" là một đấu hiệu phản ứng ngược chiều, là biểu hiện cụ thể của lòng thiếu tự tin. Có thể dùng tín hiệu đó để ám chỉ bản thân vì hình tượng: "con không làm được" chính là do bản thân ta không tự giác gây nên.
"Con làm được" là một đấu hiệu chính trực biểu hiện cụ thể lòng tự tin, có thể dùng tín hiệu đó để điều chỉnh bản thân về hình tượng "con làm được" cũng là do bản thân ta tự giác tạo nên .
"Con không làm được", "con làm được", tuy chỉ sai có một chữ nhưng bản chất hoàn toàn khác nhau. "Con làm được" là tố chất tâm lý cần thiết của người thành công, còn "con không làm được" là nguyên nhân chủ yếu của kẻ thất bại, bởi vì chúng đã mất hết lòng tự tin, một trụ cột quan trọng của sự thành công. Tôi cho rằng, để cho con trẻ nhỏ đã có lòng tự tin ở bản thân, dù chỉ có dấu hiệu chân chính để điều chỉnh mình, thì cũng đã là rất quan trọng. Cho nên tôi quyết tâm giúp các em thay đổi trạng thái không làm được để các em có thể nói: "làm được".
Nghỉ mùa đông năm 1995, cuộc thi của đài truyền hình về 5 kiến thức và kỹ năng "làm được" đã khêu