Đa dạng hoá đầu tư

Một phần của tài liệu mot so giai phap nham han che rui ro tin dung tai so giao dich i ngan hang dau tu va phat trien viet nam doc (Trang 58 - 59)

I. Định hướng hoạt động của Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát

1.5. Đa dạng hoá đầu tư

Đa dạng hóa đầu tư là biện pháp chiến lược có tính chủ động nhằm phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thực chất của đa dạng hoá đầu tư là phân tán đầu tư trên các loại tài sản khác nhau. Trong hoạt động tín dụng cũng vậy, việc phân tán rủi ro được thực hiện thông qua phân tán dư nợ và đồng tài trợ. Qua các hình thức này, ngân hàng không tập trung quá nhiều vốn cho một món vay, phân tán hệ số rủi ro trên số món vay do đó giảm mức rủi ro chung cho toàn bộ hoạt động tín dụng.

Trong thời gian qua, Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thực hiện thành công hoạt động đồng tài trợ nhằm phân tán rủi ro. Tuy nhiên, phân tích cơ cấu cho vay của Sở giao dịch cho thấy cơ cấu vốn cho vay không đồng đều, phần lớn tập trung vào một số khách hàng truyền thống như các Tổng công ty lớn, các doanh nghiệp quốc doanh. Vì thế, hoạt động của Sở cũng phụ thuộc khá nhiều vào các khách hàng này. Do đó, Sở cần có chính sách khách hàng hợp lý nhằm duy trì tốt mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, đồng thời thu hút và mở rộng các khách hàng thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác tạo được cơ cấu tín dụng đa dạng để có thể giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng. Sở có thể áp dụng đa dạng hoá các hình thức cho vay như cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay ưu đãi... Bên cạnh đó, cần phát huy hình thức dịch vụ trọn gói từ mở tài khoản, cho vay, mua bán ngoại tệ..., mở rộng hình thức nối mạng thanh toán cho khách hàng với các ngân hàng khác, dịch vụ quản lý vốn cho khách hàng.

1.6. Có chế độ thưởng phạt hợp lý đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng:

Thứ nhất, cán bộ tín dụng là những người thực tế thẩm định và đề xuất cho vay khách hàng, là người chịu trách nhiệm chính đối với khoản tín dụng bị rủi ro. Do vậy phải nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Bên cạnh đó, Sở cần có chế độ khen thưởng xứng đáng với những cán bộ có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng. Đây là một việc làm quan trọng nhằm giải quyết tình trạng cán bộ tín dụng “ngại” cho vay. Do yếu tố tâm lý, cán bộ tín dụng cho rằng nếu cho vay thu nợ đầy đủ hàng trăm tỷ cũng không được khen thưởng, không được tăng lương, nhưng chỉ cần một khoản vay phát sinh quá hạn là bị coi là yếu kém, bị xử lý... Do vậy cán bộ tín dụng chỉ cần hoạt động cầm chừng.

Thứ hai, trong điều kiện nền kinh tế thị trường đầy biến động, sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật ngày nay đòi hỏi việc trang bị thêm những kiến thức mới, cập nhật thông tin phải được tiến hành hàng ngày, hàng giờ để

theo kịp những thay đổi đó, đặc biệt với hoạt động ngân hàng là hoạt động có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Để đáp ứng yêu cầu đó, về phía Sở giao dịch nên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn; các cơ chế thể lệ chính sách của ngành, liên ngành; chủ trương của Đảng, Nhà nước và địa phương. Trong quá trình bồi dưỡng, tập huấn phải gắn lý luận với thực tiễn để các cán bộ tín dụng có thể vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo trong thực tế. Bên cạnh đó phải thường xuyên chấn chỉnh về đạo đức, tác phong nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật lao động nhất là về văn minh thương mại trong giao tiếp với khách hàng. Tất cả những biện pháp đó đều nhằm một mục đích duy nhất là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần phòng tránh những rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu mot so giai phap nham han che rui ro tin dung tai so giao dich i ngan hang dau tu va phat trien viet nam doc (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w