- Dùng thuốc hóa học phòng trừ như trừ sâu đục thân mình đỏ.
(Chlorita flavescens F) Bộ cánh đều
a. Hình thái:
– Rầy trưởng thành dài 2,5 – 4mm, màu xanh lá mạ, đầu hơi có hình tam giác, giữa đầu có
một đường vân trắng, hai bên có một chấm đen nhỏ, cánh mờ, màu xanh lục.
– Trứng: hình hơi cong dạng quả chuối tiêu, dài 0.8 mm.
– Rầy non mới nở tương tự như rầy trưởng thành nhưng không có cánh, dài 2 – 2,2mm.
b. Tập quán sinh hoạt:
– Rầy trưởng thành sợ ánh sáng trực xạ nên thường nằm trong tán lá chè, dưới mặt lá để hút nhựa theo gân lá , có xu tính dương nhẹ với ánh sáng, có tập tính bò ngang. Khi khua động rầy có thể nhảy, lẫn trốn nhanh chống. – Đẻ trứng rãi rác vào mô non, cọng búp và gân
chính của lá. Rầy non nở ra chít hút nhựa ở búp non theo đường gân chính và hai đường gân phụ của lá non. Rầy non và rầy trưởng thành hút nhựa làm cho lá bị khô cháy ở mép
và bị cong queo. Nếu nhẹ lá biến thành hồng tím, nếu nặng thì còi cọc, giảm số lượng,
phẩm chất nghiêm trọng, cây non có thề bị chết.
– Hằng năm, rầy tập trung pha hoại nặng ở hai thời kì tháng 3 -5 và tháng 10 -11. rầy dễ bị ảnh hưởng như mưa, gió, nắng, khô hạn, thiên địch.
c. Biện pháp phòng trừ:
– Chăm sóc cho chè sinh trưởng tốt, don sạch cỏ dại .
– Không nên đốn chè sớm hay muộn quá ( ở miền Bắc đốn vào cuối tháng 12 đến giữa tháng 1 ).
– Hái hết búp chè lúc rầy trưởng thành ra rộ đẻ giảm số lượng trứng rầy. Hái chạy rút ngắn lứa hái búp.
– Phun thuốc trừ rầy xanh, có thể dùng Mipcin, Bassa để diệt rầy vào các thời kì cao điểm.