TỔNG QUAN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

Một phần của tài liệu Thuat_Toan_va_Giai_Thuat (Trang 44 - 46)

I. MỞ ĐẦU

Chế tạo được những cỗ máy thông minh như con người (thậm chí thông minh hơn con người) là một ước mơ cháy bỏng của loài người từ hàng ngàn năm nay. Hẳn bạn đọc còn nhớ đến nhà khoa học Alan Turing cùng những đóng góp to lớn của ông trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Năng lực máy tính ngày càng mạnh mẽ là một điều kiện hết sức thuận lợi cho trí tuệ nhân tạo. Điều này cho phép những chương trình máy tính áp dụng các thuật giải trí tuệ nhân tạo có khả năng phản ứng nhanh và hiệu quả hơn trước. Sự kiện máy tính Deep Blue đánh bại kiện tướng cờ vua thế giới Casparov là một minh chứng hùng hồn cho một bước tiến dài trong công cuộc nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo. Tuycó thể đánh bại được Casparov nhưng Deep Blue là một cỗ máy chỉ biết đánh cờ ! Nó thậm chí không có được trí thông minh sơ đẳng của một đứa bé biết lên ba như nhận diện được những người thân, khả năng quan sát nhận biết thế giới, tình cảm thương, ghét, ... Ngành trí tuệ nhân tạo đã có những bước tiến đáng kể, nhưng một trí tuệ nhân tạo thực sự vẫn chỉ có trong những bộ phim khoa học giả tưởng của Hollywood. Vậy thì tại sao chúng ta vẫn nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo? Điều này cũng tương tự như ước mơ chế tạo vàng của các nhà giả kim thuật thời Trung Cổ, tuy chưa thành công nhưng chính quá trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề.

Mặc dù mục tiêu tối thượng của ngành TTNT là xây dựng một chiếc máy có năng lực tư duy tương tự như con người nhưng khả năng hiện tại của tất cả các sản phẩm TTNT vẫn còn rất khiêm tốn so với mục tiêu đã đề ra. Tuy vậy, ngành khoa học mới mẻ này vẫn đang tiến bộ mỗi ngày và đang tỏ ra ngày càng hữu dụng trong một số công việc đòi hỏi trí thông minh của con người. Hình ảnh sau sẽ giúp bạn hình dung được tình hình của ngành trí tuệ nhân tạo.

Trước khi bước vào tìm hiểu về trí tuệ nhân tạo, chúng ta hãy nhắc lại một định nghĩa được nhiều nhà khoa học chấp nhận.

Tạo ra những chiếc máy tính có khả năng nhận thức, suy luận và phản ứng.

Nhận thức được hiểu là khả năng quan sát, học hỏi, hiểu biết cũng như những kinh nghiệm về thế giới xung quanh. Quá trình nhận thức giúp con người có tri thức. Suy luận là khả năng vận dụng những tri thức sẵn có để phản ứng với những tình huống hay những vấn đề - bài toán gặp phải trong cuộc sống. Nhận thức và suy luận để từ đó đưa ra những phản ứng thích hợp là ba hành vi có thể nói là đặc trưng cho trí tuệ của con người. (Dĩ nhiên còn một yếu tố nữa là tình cảm. Nhưng chúng ta sẽ không đề cập đến ở đây!). Do đó, cũng không có gì ngạc nhiên khi muốn tạo ra một chiếc máy tính thông minh, ta cần phải trang bị cho nó những khả năng này. Cả ba khả năng này đều cần đến một yếu tố cơ bản là tri thức.

Dưới góc nhìn của tập sách này, xây dựng trí tuệ nhân tạo là tìm cách biểu diễn tri thức,

tìm cách vận dụng tri thức để giải quyết vấn đề và tìm cách bổ sung tri thức bằng cách "phát hiện" tri thức từ các thông tin sẵn có (máy học).

Một phần của tài liệu Thuat_Toan_va_Giai_Thuat (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w