Tờ khai hải quan nhập khẩu, bao gồm cả dữ liệu an toàn và bảo mật được gửi đến các hệ thống nhập khẩu tờ khai hải quan của Nước thành viên có liên quan.

Một phần của tài liệu 80132439-Tong-Hop-Incoterms-2010 (Trang 35 - 42)

II. Đối với hàng xuất khẩu

2.Tờ khai hải quan nhập khẩu, bao gồm cả dữ liệu an toàn và bảo mật được gửi đến các hệ thống nhập khẩu tờ khai hải quan của Nước thành viên có liên quan.

đến các hệ thống nhập khẩu tờ khai hải quan của Nước thành viên có liên quan.

3. Tờ khai hải quan quá cảnh, bao gồm cả an toàn và bảo mật dữ liệu, được gửi đến hệ thông quá cảnh quốc gia của Nhà nước Thành viên liên quan.

Một số quốc gia thành viên cho phép các nhà khai thác kinh tế có thể nộp tờ kê khai tóm tắt nhập cảnh tại cơ quan hải quan khác hơn so với cơ quan hải quan nhập cảnh, cung cấp ENS điện tử thông báo hoặc có sẵn cho cơ quan hải quan nhập cảnh.

II. Đối với hàng xuất khẩu

Tờ khai phải được gửi trước bằng điện tử bởi người được pháp luật hải quan xác định, dưới một trong các dạng sau:

 Tờ khai hải quan xuất khẩu, bao gồm cả dữ liệu an toàn và bảo mật được gửi đến các hệ thống tờ khai xuất khẩu hải quan của Nước thành viên có liên quan.

 Kê khai tóm tắt Exit (EXS) (có hiệu lực vào tháng 4/2009) chỉ dành cho những trường hợp các thủ tục hải quan không cần khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu được gửi đến hệ thống quốc gia của Nhà nước Thành viên liên quan.

 Tờ khai hải quan transit, bao gồm cả dữ liệu an toàn và bảo mật được gửi đến hệ thống quá cảnh quốc gia của Nhà nước Thành viên liên quan.

 Điều này có nghĩa rằng đối với hàng hoá rời khỏi lãnh thổ hải quan của EU, mà không có tờ khai xuất khẩu hoặc tờ khai tóm tắt xuất cảnh đã được trình bày trước khi hàng được đặt theo thủ tục quá cảnh, người chịu trách nhiệm (người vận tải) có hai tùy chọn:

 Nộp một tờ khai vận chuyển quá cảnh có sự an toàn và bảo mật dữ liệu.

 Nộp một tuyên bố quá cảnh không có sự an toàn và an ninh cho các mục đích của thủ tục quá cảnh và nộp một tờ khai xuất cảnh tóm tắt một cách riêng biệt cho các mục đích an toàn và an ninh.

C. Địa chỉ để truy cập thông tin có liên quan

 Danh sách các địa chỉ liên lạc trong chính quyền quốc gia có sẵn cho ECS , ICS (Import Control System) và NCTS bao gồm các địa chỉ liên lạc cho tất cả các nước thành viên EU cũng như Croatia, FYROM và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, danh sách ICS bao gồm các chi tiết liên lạc cho Serbia và danh sách NCTS bao gồm các chi tiết liên lạc cho Andorra, Thụy Sĩ, Iceland, Na Uy, San Marino, Belarus, Gruzia, Moldova, Serbia, Nga và Ukr aina

 Các trang web của cục hải quan  http://www.hmrc.gov.uk/

 http://ec.europa.eu/taxation_customs  http://www.customs.ustreas.gov  http://www.bis.doc.gov

 http://www.fas.org

Câu 14: Có người nói: có thể dùng Incoterms để thay thế cho hợp đồng ngoại thương. Nói như vậy có đúng không? Tại sao?

Đặng Thị Ngọc Xuân –NT3

Nhận định trên không chính xác vì những lý do sau đây:

− Thứ nhất, sự ra đời của Incoterms xuất phát từ mục đích góp phần giảm thiểu những hiểu lầm cũng như các tranh chấp tốn kém dễ xảy ra khi các hợp đồng mua bán hàng hóa không được soạn thảo một cách kĩ lưỡng trong hoạt động buôn bán quốc tế khi mà khối lượng và tính phức tạp của hoạt động này ngày càng tăng.

− Thứ hai, Incoterms chỉ chỉ rõ bên nào trong hợp đồng mua bán có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải hoặc bảo hiểm, khi nào người bán giao hàng cho người mua và chi phí mà mỗi bên phải chịu.

− Thứ ba, quan trọng hơn cả, Incoterms không nói gì tới mức giá phải trả hoặc phương thức thanh toán. Đồng thời, Incoterms cũng không đề cập tới sự chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa và hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Những vấn đề này thường được đề cập trong các điều khoản khác của hợp đồng hoặc trong luật điều chỉnh hợp đồng

Câu hỏi 15: Tại sao cần dẫn chiếu Incoterms và năm phát hành Incoterms trong hợp đồng ngoại thương?

Người trả lời:

Nguyễn Kim Ngân NT3

Tạ Thị Thùy Trang NT3

Trả lời: Vì Incoterm là bộ quy tắc do Phòng Thương Mại Quốc Tế ICC (tổ chức phi chính phủ) phát hành nên việc áp dụng không mang tính chất bắt buộc, Incoterms chỉ là văn bản có tính pháp lý ràng buộc nghĩa vụ và xác định quyền lợi của mỗi bên khi 2 bên đã có thỏa thuận áp dụng và ghi rõ điều ấy vào trong hợp đồng ngoại thương.

Incoterms đã trải qua 7 lần sửa đổi, bản ấn hành sau hoàn thiện hơn bản ấn hành trước nhưng không phủ nhận sự tồn tại của nhau, các phiên bản Incoterms tồn tại song song, doanh nghiệp có thể tùy ý áp dụng bất kỳ văn bản Incoterms nào. Việc ghi rõ năm phát

hành Incoterms giúp cho các bên tránh khỏi sự tranh chấp không cần thiết có thể xảy ra khi áp dụng Incoterm vào những năm khác nhau, và khi có tranh chấp xảy ra, toà án sẽ có cơ sở pháp lý để xác định và căn cứ vào đó để giài quyết tranh chấp một cách chính xác.

Trả lời: Đồng ý

(nguồn: trang 62 sách Incoterm 2000 và hỏi đáp về Incoterms, tác giả: GS.TS Võ Thanh Thu và GS.TS Đoàn Thi ̣ Hồng Vân, NXB Thống kê, năm 2008) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 16 : Trong một hợp đồng xuất khẩu gạo có ghi: Đơn giá: USD 545/MT FOB Saigon port, Hochiminh city, Vietnam. Ghi như vậy có đúng không? Tại sao?

Người trả lời: Nguyễn Thanh Nguyên- NT2

Trả lời : ghi như vậy là không đúng vì : khi áp dụng Incoterms phải ghi rõ năm phát hành Incoterms vì những lý do ở câu 15.

Người biên tập

Trả lời: Không chính xác, vì Incoterms được sửa đổi liên tục, nên khi các bên có ý đi ̣nh áp dụng Incoterms và trong hợp đồng ngoại thương, phải đảm bảo viê ̣c dẫn chiếu tham khảo đến ấn bản nào Incoterms hiê ̣n hành. Ví du, điều này dễ bi ̣ bỏ qua khi việc tham khảo đến ấn bản trước đã được ghi sẵn trong mẫu đơn đặt hàng mà các thương nhân hay dùng. Viê ̣c không tham chiếu đến ấn bản hiê ̣n hành có thể đẫn đến tranh chấp sau đó vì không biết là các bên dự đi ̣nh áp dụng ấn bản hiê ̣n hành hay ấn bản trước đó để thực hiê ̣n hợp đồng. Do đó, các doanh nhân muốn sử dụng Incoterms năm nào nên chỉ rõ ra trong hợp đồng ngoại thương của mình chi ̣u sự chi phối bởi “Incoterms 2010” hay bất kỳ Incoterms năm nào khác. (theo quy đi ̣nh của điều 4 trong Incoterms 2000)

(nguồn: trang 181 sách Incoterm 2000 và hỏi đáp về Incoterms, tác giả: GS.TS Võ Thanh Thu và GS.TS Đoàn Thi ̣ Hồng Vân, NXB Thống kê, năm 2008)

Câu 17 : Trong một hợp đồng nhập khẩu phân bón có ghi: Đơn giá: USD 485/MT CIF Hochiminh city port, Vietnam (Incoterms 2010). Ghi như vậy có đúng không? Tại sao?

Người trả lời: Nguyễn Thanh Nguyên- NT2

Trả lời: ghi như vậy là chính xác, vì khi dẫn chiếu Incoterms và năm phát hành trong hợp đồng ngoại thương sẽ giúp tránh được những tranh chấp phát sinh về sau, Với 2 lý do:

Incoterms không phải là luật buộc các bên mua bán phải áp dụng một cách đương

nhiên, mà Incoterms chỉ trở thành văn bản có tính pháp lý ràng buộc nghĩa vụ và xác đi ̣nh quyền lợi của mỗi bên nếu các bên mua bán thỏa thuận áp dụng và ghi rõ điều ấy trong hợp đồng ngoại thương.

Incoterms đã trải qua 7 lần sủa đổi và văn băn ra đời sau không phủ đi ̣nh văn bản

ra đời trước đó, các doanh nghiê ̣p có thể tùy ý áp dụng bất kỳ văn bản Incoterms nào. Viêc ghi năm phát Incoterms sẽ là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp giữa các bên. (nguồn: trang 181 sách Incoterm 2000 và hỏi đáp về Incoterms, tác giả: GS.TS Võ Thanh Thu và GS.TS Đoàn Thi ̣ Hồng Vân, NXB Thống kê, năm 2008)

Câu 18: Có thể áp dụng Incoterms trong các hợp đồng mua bán hàng hóa nội địa không?

Người trả lời: Phan Thị Huyền_NT3; Trần Đoàn Thuỳ Linh_NT2

Trả lời: Incoterms chủ yếu được áp dụng trong ngoại thương. Tuy nhiên, cũng có thể áp dụng incoterms trong các hợp đồng mua bán hàng hoá nội địa. Ngay trong tiêu đề phụ của Incoterms ® 2010 cũng đã chính thức khẳng định chúng có thể được sử dụng cho cả các hợp đồng mua bán quốc tế và nội địa. Vì lý do này, các điều kiện Incoterms ® 2010 đã nói rõ tại nhiều nơi rằng nghĩa vụ thông quan xuất/nhập khẩu chỉ tồn tại khi có áp dụng.

Người biên tập:

Trả lời: Chính tên gọi “ Những điều kiện thương mại quốc tế” đã chỉ rõ Incoterm chủ yếu được sử dụng khi hàng hóa được buôn bán qua biên giới quốc gia. Tuy nhiên, đôi khi Incoterm cũng được đưa vào các hợp đồng mau bán hàng hóa nội đi ̣a thuần túy. Lúc đó, các quy đi ̣nh của Incoterm ở các điều kiê ̣n có liên quan đến viê ̣c xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa (như điều A2 và B2) sẽ trở nên thừa, không cần thiết. Nhưng viê ̣c áp dụng Incoterm vào hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước như vậy thường rất ít khi xảy ra; Đặc biê ̣t ở Viê ̣t Nam từ trước đến nay chưa có trường hợp nào.

(nguồn :trang 63 sách Incoterm 2000 và hỏi đáp về Incoterms, tác giả: GS.TS Võ Thanh Thu và GS.TS Đoàn Thi ̣ Hồng Vân, NXB Thống kê, năm 2008)

Câu 19: Ở Hoa Kỳ có áp dụng Incoterms 2010 không?

Người trả lời: Thái Thào Ngân_NT2; Lê Trần Khánh Vy_NT2; Lê Đỗ Hoàng Yến_NT2

Trả lời:Trong buôn bán quốc tế người Mỹ có thói quen sử dụng điều kiện thương mại của mình. Theo cuốn “Những định nghĩa ngoại thương của Mỹ được sửa đổi năm 1941” cho thấy thì quy định của Mỹ có những khác biệt rất lớn so với Incoterms. Tuy nhiên khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá với Mỹ, chúng ta vẫn có thể sử dụng Incoterms, miễn là chúng ta thuyết phục được đối tác Mỹ chấp nhận các điều kiện thương mại theo Incoterms. Người Mỹ có thói quen sử dụng điều kiện thương mại của mình nhưng họ rất nhanh nhạy và thực tế, cái nào lợi hơn thì họ áp dụng. Vì vậy ở Mỹ vẫn có thể sử dụng Incoterms 2010.

Trả lời: đồng ý

(nguồn:trang 4,5 Incoterm 2000 và hỏi đáp về Incoterms, tác giả: GS.TS Võ Thanh Thu và GS.TS Đoàn Thi ̣ Hồng Vân, NXB Thống kê, năm 2008)

Câu 20: Một nhà nhập khẩu mua hàng theo điều kiện thuộc nhóm C của Incoterms, sau khi ký hợp đồng hàng bị rớt giá trên thị thường trong nước, nếu nhận hàng sẽ bị lỗ. Hỏi nhà nhập khẩu có thể lấy lý do người bán xuất trình bộ chứng từ có bất hợp lệ để từ chối nhận hàng và hủy hợp đồng có được không? Tại sao?

Người trả lời: Nguyễn Thị Thanh Huyền_NT2; Phạm Phương Quỳnh_NT2; Lương Anh Vũ_NT2

Trả lời:Theo quy định của Incoterms thì khi sử dụng các điều kiện nhóm C, người mua phải chấp nhận các chứng từ vận tải thông thường nếu chứng từ đó phù hợp với hợp đồng. Ở đây chúng ta chú ý là, người mua bắt buộc phải chấp nhận các chứng từ vận tải chỉ khi chúng phù hợp với hợp đồng. Như vậy nếu phát hiện các chứng từ vận tải này không phù hợp với hợp đồng thì người mua có quyền từ chối nhận chứng từ cũng như từ chối nhận hàng và huỷ hợp đồng. Theo như tình huống mà câu hỏi đưa ra, sau khi ký hợp đồng thì

hàng bị rớt giá, nếu nhận hàng sẽ bị lỗ thì doanh nghiệp chỉ có thể từ chối nhận hàng khi chỉ ra được điểm không phù hợp giữa chứng từ vận tải do người bán xuất trình với hợp đồng đã ký.

Trả lời: Tại các điều B4 ở các điều kiê ̣n nhóm C của Incoterms 2000 có quy đi ̣nh người mua phải chấp nhận viê ̣c giao hàng và nhận hàng từ người chuyên chở khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình. Nếu người mua không nhận hàng, người mua có thể phải chi ̣u bồi thường thiê ̣t hại cho người bán hoặc có thể phải trả chi phí phạt do dỡ hàng chậm cho người vận chuyển mới nhận được hàng về. Như vậy, không thể vì lý do hàng rớt giá mà từ chối nhận hàng.

Nhưng nếu bộ chưng từ xuất trình hàng hóa người bán xuất trình cho ngân hàng có bất hợp lê ̣, người mua có thể từ chối không nhận chứng từ, không thanh toán, và do đó không nhận hàng, như quy đi ̣nh của UCP 500, chứ không được điều tiết bởi Incoterms (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(nguồn:trang 64 sách Incoterm 2000 và hỏi đáp về Incoterms, tác giả: GS.TS Võ Thanh Thu và GS.TS Đoàn Thi ̣ Hồng Vân, NXB Thống kê, năm 2008)

Câu 21: Phòng thương mại quốc tế (ICC – International Chamber of Commerce) là tổ chức phát hành Incoterms. Vậy, việc dẫn chiếu áp dụng Incoterms 2010 trong hợp đồng ngoại thương có phải đương nhiên khi có tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được phân xử bởi Luật Trọng tài quốc tế của ICC hay không?

Nhóm thực hiê ̣n: 1. Lê Hồng Anh(NT3) 2. Trần Võ Cường(NT3) 3. Phạm Thi ̣ Nhung(NT3)

Trả lời: Incoterms 2010 chỉ được áp dụng khi nó trở thành một điều khoản trong các hợp đồng thương mại. Hầu hết các hợp đồng thương mại lớn của các quốc gia phát triển đều sẽ áp dụng Incoterms 2010. Đây là bộ quy tắc chuẩn đảm bảo cả quyền lợi của bên nhập khẩu và bên xuất khẩu hay nói cách khác là bên bán và bên mua. Công đoạn đàm phán hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp sẽ được đơn giản hóa khi sử dụng Incoterms 2010 là điều khoản trong hợp đồng.

Do đó, khi có tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiê ̣n hợp đồng mà có sự dẫn chiếu áp du ̣ng Incoterms 2010 thì quá trình thực hiê ̣n hợp đồng không nhất thiết phải được phân xử bởi Luâ ̣t Tro ̣ng tài quốc tế của ICC. Chỉ có khi Incoterms thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương thì khi có tranh chấp xảy ra, hợp đồng sẽ được phân xử bởi Luật trọng tài quốc tế của ICC.

Người biên tập

Trả lời:Viê ̣c dẫn chiếu Incoterms trong hợp đồng ngoại thương không được coi đương nhiên sẽ dùng luật của Trọng tài quốc tế xét xử tranh chấp, trừ trường hợp phải nêu rõ trong hợp đồng ngoại thương: “Mọi tranh chấp có liên quan đến hợp đồng sẽ được giải quyết theo Quy tắc Trọng tài quốc tế của ICC”.

(nguồn:trang 65 sách Incoterm 2000 và hỏi đáp về Incoterms, tác giả: GS.TS Võ Thanh Thu và GS.TS Đoàn Thi ̣ Hồng Vân, NXB Thống kê, năm 2008)

Câu 22: Một khi trong hợp đồng dẫn chiếu áp dụng Incoterms, thì các bên của hợp đồng có nhất thiết phải thực hiện toàn bộ nội dung của Incoterms hay không? Tại sao?

Nhóm thực hiê ̣n:

Một phần của tài liệu 80132439-Tong-Hop-Incoterms-2010 (Trang 35 - 42)