NTD HỎ I ỨNG VIÊN ĐÁP

Một phần của tài liệu bộ câu hỏi phỏng vẫn hay phỏng vấn tuyển dụng tiếng anh (Trang 25 - 30)

Trả lời phỏng vấn còn đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế của bạn. Ví dụ, nếu bạn không muốn làm

việc ngoài giờ, hãy nói rằng bạn chỉ có thể làm thêm một số giờ nhất định ngoài giờ làm việc chính thức. Điều đó khác với nói rằng bạn không sẵn sàng làm thêm giờ.

Câu hỏi 1: “Hãy kể cho tôi nghe về bản thân bạn”

Tưởng dễ mà hóa khó. Thường thì đây là câu mở đầu khi phỏng vấn và nó sẽ là thời điểm hoàn hảo cho bạn thổi phồng bản thân - không phải là kể về toàn bộ cuộc sống của bạn. Bạn nên trả lời tóm tắt về những năng lực và kinh nghiệm của mình. Hãy nói về trình độ học vấn, quá trình làm việc, kinh nghiệm nghề nghiệp gần đây và các mục tiêu trong tương lai.

Gợi ý trả lời: “Tôi đã tốt nghiệp trường đại học X, sau đó tôi đã làm quan hệ công chúng với một

chi nhánh và khá thành công. Tuy nhiên tôi chưa hài lòng với bản thân. Tôi muốn mở rộng phạm vi hoạt động, khám phá bản thân hơn và tôi nghĩ sao mình không bắt đầu với công ty này”.

Cách trả lời thứ nhất: Tôi có 6 năm kinh nghiệm làm việc ở nhiều ngành nghề khác nhau, từ tiếp

thị, quảng cáo đến kinh doanh. Tôi còn làm việc trong ngành thương mại điện tử trong 2 năm qua, và có nhiều kiến thức về thị trường. Tôi có khả năng phân tích và sử dụng máy tính thành thạo. Hơn nữa, tôi là người có tinh thần đồng đội và cầu tiến. Tôi biết phát triển bản thân mình qua những thử thách đã trải qua.

Đánh giá: Đây là một cách trả lời hay. Bằng cách nhấn mạnh thông tin cụ thể về khả năng, kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng, bạn mang đến cho nhà tuyển dụng một cái nhìn tổng thể về bản thân. Ngoài ra câu trả lời trên không chỉ đề cập đến khả năng chuyên môn của bạn mà còn thể hiện bạn có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, là “kỹ năng mềm” được nhiều nhà tuyển dụng chú trọng ngày nay.

Cách trả lời thứ hai: Tôi có ưu thế làm việc trong lĩnh vực quan hệ công chúng và báo chí. Tôi

từng làm việc ở nhiều công ty khác nhau và nhận được nhiều giải thưởng. Tôi làm việc chăm chỉ, và có thể chịu được áp lực cao. Tôi có kỹ năng giao tiếp khá tốt và có thể thiết lập mối quan hệ thân thiện với mọi người.

Đây không phải là câu trả lời hay. Hầu như các câu mô tả đều chung chung, không cụ thể. Nếu trình bày rõ ràng và cụ thể hơn, câu trả lời này có thể chứng minh được kinh nghiệm, khả năng và cá tính của bạn, nhờ đó sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng.

Đây là cơ hội để bạn kể về kinh nghiệm của mình và mục tiêu nghề nghiệp của bạn, đừng chê bai sếp cũ hay liệt ra một loạt các lí do xấu khiến bạn bỏ việc. Thay vì thế, hãy tập trung vào những cái bạn đã học được ở vị trí trước kia và cách bạn chuẩn bị những kĩ năng đó trong vị trí mới này.

Gợi ý trả lời: “Công ty đó không chỉ rất phù hợp cho khả năng sáng tạo của tôi, mà tôi còn học

được các cơ quan đều có những cá nhân riêng biệt giống như mọi người đang làm. Giờ thì tôi biết đâu là nơi tôi có được một vị trí thích hợp hơn”.

Cách trả lời thứ nhất: Tôi ấp ủ nhiều mục tiêu hoài bão cho sự nghiệp của mình, nhưng không

may công ty hiện tại không cho tôi cơ hội thăng tiến mà tôi mong đợi. Vì vậy, tôi đã bắt đầu tìm kiếm cho mình những cơ hội khác thay vì dành quá nhiều thời gian cho một công việc mà tôi không có cơ hội thăng tiến. Và quý công ty chính là nơi tôi tin mình có thể đạt được mục tiêu hằng ấp ủ của mình.

Đây là một cách trả lời hay. Câu trả lời này cho thấy bạn là người biết đặt ra kế hoạch, mục tiêu cho sự nghiệp và cuộc đời mình. Câu trả lời này cũng hết sức khéo léo không đề cập đến những khía cạnh tế nhị khác khiến một người quyết định rời bỏ công ty hiện tại như vấn đề lương bổng, sự quản lý tồi hay do mâu thuẫn với sếp.

Cách trả lời thứ hai: Công việc tôi từng làm chẳng có gì để phát triển cả. Tôi muốn tìm một công

việc đem lại nguồn động lực, nguồn cảm hứng mới mà nhờ đó tôi có thể phát triển và được thử thách. Tôi muốn tìm kiếm sự thoải mái trong công việc, và tôi muốn cuộc sống của tôi cân bằng hơn bằng cách giảm bớt việc đi công tác.

Đây không phải là một câu trả lời hay. Cách trả lời này có vài điểm tiêu cực. Thứ nhất, nói rằng bạn đang chán và đang tìm một việc mới mang đến nguồn động lực mới có thể là một điều nguy hiểm. Nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng bạn rất khó vừa lòng, hoặc bạn sẽ bỏ đi một khi bạn đã nắm vững mọi việc. Thứ hai, hãy cẩn thận với cách nói “cân bằng hơn trong cuộc sống” của bạn đấy. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ khiến cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn không sẵn sàng làm nhiều việc khi có yêu cầu.

Câu hỏi 3: “Bạn nhận thấy mình sẽ có được gì sau 5 năm nữa?”

Hãy để cho người chủ biết rằng bạn rất vững vàng và bạn muốn được hợp tác với công ty này lâu dài. Nuôi những khát vọng để tiếp quản công ty bạn đang phỏng vấn, sở hữu công ty riêng, nghỉ hưu ở tuổi 40 hay kết hôn và có 5 đứa con.

Gợi ý trả lời: “Theo lý tưởng, tôi muốn làm việc cho một công ty còn mới mẻ, như công ty này, vì

vậy tôi có thể tham gia vào công ty từ ngày đầu thành lập và tận dụng hết cơ hội mà một công ty cần có.”

Câu hỏi 4: “Những yếu điểm của bạn là gì?”

Chìa khoá để tháo gỡ cho câu hỏi muôn thuở này không phải là đáp lại đúng theo câu hỏi. Người chủ tương lai của bạn không hề quan tâm đến những thứ bạn không biết nấu, họ cũng không

muốn nghe những câu trả lời chung chung, như bạn “định hướng quá chi tiết” hay “làm việc quá chăm chỉ.” Đáp lại câu hỏi này bằng cách nhận biết những mảng trong công việc của bạn, những chỗ bạn có thể cải thiện và chỉ ra được chúng là tài sản quí giá thế vào với một người chủ tương lai. Nếu bạn không có cơ hội phát triển những kĩ năng nhất định ở công việc trước, hãy giải thích bạn tha thiết thế nào để có được kĩ năng đó trong vị trí mới.

Gợi ý trả lời: “Trong vị trí cũ, tôi không thể mở rộng kĩ năng phát biểu trước đám đông. Tôi thực

sự muốn có khả năng làm việc ở một nơi mà sẽ giúp tôi thuyết trình tốt hơn và thảo luận trước những người khác.”

Câu hỏi 5: “Tại sao bạn bị cho thôi việc?”

Câu hỏi này sẽ trở nên dễ dàng hơn khi nền kinh tế tiếp tục xuống dốc. Thế nhưng nó là một câu hỏi hóc búa, đặc biệt vì nhiều nhân công không được thông báo một cách chính xác rằng tại sao họ bị nghỉ việc. Cách tốt nhất để khắc phục câu hỏi này là phải trả lời một cách thành thực.

Gợi ý trả lời: “Nền kinh tế hiện giờ rất khó khăn và công ty tôi đã nhận thấy những hậu quả của

nó. Tôi có mặt trong số lượng lớn giảm bớt nhân viên và tất cả việc đó tôi đều biết. Tuy nhiên, tôi tự tin rằng không có gì phủ nhận thành tích công việc của mình, được minh chứng bằng những thành quả tôi đã đạt được. Ví dụ…”

Câu hỏi 6: “Hãy kể cho tôi nghe về người chủ tồi tệ nhất mà bạn từng gặp.”

Không bao giờ kể xấu về những người chủ trước kia của bạn. Một người chủ có năng lực sẽ đánh giá rằng bạn sẽ kể về ông ta hay bà ta cũng với thái độ này ở nơi nào đó khác.

Gợi ý trả lời: “Không có ai trong số những người chủ cũ của tôi đáng sợ cả, còn có vài người đã

dạy tôi hơn cả những gì người khác đã làm. Rõ ràng là tôi đã học được nhiều kiểu phong cách quản lý mà tôi có thể làm việc được hiệu quả nhất.”

Câu hỏi 7: “Những người khác nhận xét bạn thế nào?”

Bạn phải luôn hỏi những ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp và những người giám sát để đánh giá được năng suất của mình; từ cách này, bạn có thể trả lời thành thật câu hỏi dựa vào những lời nhận xét của họ. Giữ lại những thông tin phản hồi để có thể đưa cho người chủ, nếu cần thiết. Làm vậy cũng sẽ giúp bạn nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của mình.

Gợi ý trả lời: “Những đồng nghiệp cũ của tôi đã nói rằng tôi dễ dàng cộng tác với công ty và rằng

tôi hợp với vị trí quản lí các dự án mới”.

Câu hỏi 8: “Bạn có thể đề xuất với tôi điều gì mà người khác không thể?”

Đây là lúc bạn nói về quá trình đạt được những thứ bạn đã làm. Đi vào những cái đặc biệt trong bản sơ yếu lí lịch và bản khai của bạn; thể hiện cho người chủ biết giá trị của bạn và bạn là một tài sản quí như thế nào.

Gợi ý trả lời: “Tôi là người hợp nhất trong công việc này. Tôi biết có những thí sinh khác có thể bổ nhiệm vào vị trí này, nhưng niềm đam mê vượt trội của tôi sẽ tách tôi ra khỏi các thí sinh đó. Tôi được giao công việc để luôn mang lại những thành quả tốt nhất. Ví dụ…?”

Câu hỏi 9: “Nếu bạn được lựa chọn vào làm cho bất kì một công ty nào, bạn sẽ chọn làm ở đâu?”

Đừng bao giờ nói rằng bạn sẽ chọn vào công ty nào khác hơn nơi bạn đang phỏng vấn. Kể về công việc và công ty bạn đang được phỏng vấn.

Gợi ý trả lời: “Tôi sẽ không xin làm ở vị trí này nếu tôi không thực sự muốn làm cho công ty

ông/bà.”

Tiếp bằng các ví dụ đặc biệt lý giải vì sao bạn coi trọng công ty bạn đang tham gia phỏng vấn và vì sao bạn là người thích hợp.

Câu hỏi 10: “Liệu bạn có sẵn sàng chấp nhận bị giảm lương?”

Cách trả lời thứ nhất: Thực sự là tôi cần thêm thông tin về công việc trước khi chúng ta bắt đầu

bàn bạc về vấn đề lương bổng. Vì vậy, tôi muốn thảo luận vấn đề này vào các buổi phỏng vấn sắp tới. Nếu có thể, tôi muốn biết ngân sách của quý công ty dành cho vị trí này.

Đây là một cách trả lời hay. Trì hoãn việc thảo luận lương bổng cho tới khi bạn có thể nắm chắc là nhà tuyển dụng sẽ tuyển chọn vì khi đó bạn có đầy đủ tự tin để thương lượng lương. Bạn cũng cần tất cả thông tin cần thiết trước khi quyết định. Đây không chỉ là vấn đề lương cơ bản mà là những yếu tố quan trọng khác như cổ phần, điều kiện làm việc linh hoạt và những lợi ích khác (tiền thưởng, lương tháng 13, cơ hội đào tạo và phát triển…).

Cách trả lời thứ hai: Tôi chắc rằng mức lương nào mà công ty đề nghị cũng đều công bằng cho

một người có khả năng như tôi. Lương không phải là điều quan trọng nhất đối với tôi. Điều tôi cần tìm là cơ hội.

Đây không phải là câu trả lời hay. Rõ ràng câu trả lời này sẽ có lợi cho nhà tuyển dụng và bất lợi với bạn. Chẳng lẽ bạn không muốn được trả lương xứng đáng cho tài năng của mình hay sao?

Câu hỏi 11: “Liệu bạn có sẵn sàng chấp nhận bị giảm lương?”

Lương bổng là một chủ đề nhạy cảm. Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, dù một công ty có khả năng trả cho bạn bao nhiêu đều có thể trở thành kẻ phá vỡ thoả thuận trong việc bạn có được bổ nhiệm vào vị trí hay không.

Gợi ý trả lời: “Hiện nay tôi đang kiếm được …. Tôi hiểu rằng giới hạn lương trong vị trí này là

thích công việc này hơn là tiền bạc. Tôi có thể chịu thương lượng mức lương khởi điểm thấp hơn nhưng hi vọng rằng chúng ta có thể quay lại chủ đề này trong vài tháng sau khi tôi đã có cơ hội chứng tỏ bản thân”.

Read more: http://love4all1080.blogspot.com/2010/03/ntd-hoi-ung-vien-ap.html#ixzz28GjGdUuR

Một phần của tài liệu bộ câu hỏi phỏng vẫn hay phỏng vấn tuyển dụng tiếng anh (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w