Mặc dù hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm trên địa bàn Hà Nội phát triển nhanh chóng nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Hạ tầng cơ sở của các chợ còn rất yếu kém, thiếu nơi vệ sinh, nơi đổ rác, chỗ để xe…Hệ thống chợ tuy được đầu tư sửa chữa, xây dựng mới nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển văn minh thương mại. Tốc độ sửa chữa, xây dựng còn chậm. Các cửa hàng, quán bán rong phát triển một cách tự phát, thường xuyên lấn chiếm lòng lề đường gây mất trật tự an toàn giao thông. Công tác quản lý của các ban quản lý, các cơ quan chức năng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Đặc biệt vấn đề chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống hết sức đáng lo ngại. Thực phẩm tại đây được giết mổ, chế biến không đảm bảo vệ sinh, nhiều loại chưa qua kiểm dịch tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh như: cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng… Nguy hiểm hơn là sự vô
tâm của các chủ cửa hàng đã pha trộn các chất độc hại như phoóc môn, hàn the… gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng. Bên cạnh đó thì văn hóa ứng sử của một bộ phận chủ thương cũng chưa văn minh lịch sự gây khó chịu cho khách hàng.
Mặc dù các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích phát triển nhưng cơ sở vật chất còn kém so với các siêu thị của nước ngoài. Quy mô các siêu thị của ta còn nhỏ hẹp, số lượng quy cách chủng loại hàng hoá còn hạn chế. Các doanh nghiệp trong nước có lượng vốn nhỏ nên không thể đầu tư phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng các siêu thị. Giá cả hàng hóa trong siêu thị còn cao so với các hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống. Mặt khác khi nói về chất lượng nguồn nhân lực trong các siêu thị trong nước thì chúng ta vẫn còn thua kém các doanh nghiệp của nước ngoài. Các nhà quản lý có trình độ chuyên môn chưa thực sự cao, đội ngũ nhân viên thiếu tính chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp nước ngoài với ưu thế về vốn, trình độ ,kinh nghiệm sẽ có ưu thế trong việc giành giật thị trường phân phối bán lẻ thực phẩm trong nước. Mặc dù kém hơn về nhiều mặt so với các doanh nghiệp của nước ngoài nhưng các doanh nghiệp trong nước vẫn không có sự liên kết để tạo sức mạnh. Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ MẶT HÀNG THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI 3.1. Dự báo thị trường thực phẩm Hà Nội.
Vào tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế nhưng cũng xuất hiện thêm nhiều thách thức mới. Nhờ những chính sách hợp lý, tận dụng tốt những điều kiện thuận lợi trong nước và quốc tê, nền kinh tế nước ta trong 2 năm 2006 và 2007 đã tăng trưởng với tốc độ nhanh. Hoà chung nhịp phát triển của đất nước, thủ đô Hà Nội cũng có bước phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng trên 11%. Tuy nhiên vào những tháng cuối năm 2008, đầu 2009 tình hình kinh tế có nhiều biến động theo chiều hướng xấu. Các nước trên thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế mà khởi đầu là Mỹ. Việt Nam cũng đã chịu tác động ảnh hưởng lớn, hàng hoá không thể xuất khẩu, các nhà máy xí nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, người lao động mất việc làm. Theo dự báo của chính phủ thì tốc độ tăng trưởng cả nước trong năm 2009 chỉ đạt khoảng 5% thậm chí có thể thấp hơn. Kinh tế thủ đô Hà Nội đã bị sụt giảm nghiêm trọng khiến cho thu nhập của người lao động giảm, đời sống gặp nhiều khó khăn. Suy thoái kinh tế đã tác động rất lớn đến thị trường hàng hóa và đặc biệt là mặt hàng thực phẩm.
Xu hướng tiêu dùng của đại bộ phận người dân là tiết kiệm. Các mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ mạnh là các loại hàng bình dân, giá rẻ, các mặt hàng cao cấp có sức tiêu thụ giảm mạnh. Suy thoái kinh tế đã tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm nhất là các hệ thống bán lẻ hiện đại do giá của các hệ thống này thường cao hơn so với chợ và các hàng quán nhỏ lẻ. Doanh thu bị giảm mạnh và hàng hoá tồn kho không bán được buộc các doanh nghiệp phải có chiến lược giảm giá,
khuyến mại, kích cầu mua sắm. Trước tình hình suy thoái kinh tế trầm trọng, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, nhiều biện pháp để thúc đẩy kinh tế phát triển đặc biệt là gói kích cầu 1tỷ dola. Hàng loạt các hành động được thực hiện như: giảm lãi suất, tăng lương…nhằm vực dậy nền kinh tế. Nhờ những hành động của chính phủ, nền kinh tế cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên theo dự báo của nhiều chuyên gia thì người tiêu dùng vẫn còn tâm lý e ngại và tiết kiệm. Từ đó có thể dự đoán rằng đa số người dân thủ đô sẽ tiêu dùng các sản phẩm bình dân, giá cả vừa phải. Mặt khác 1-1-2009 là thời điểm Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ. Các doanh nghiệp của ta sẽ phải cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới có tiềm lực về vốn và trình độ quản lý cao. Chính vì vậy thị trường phân phối bán lẻ hàng hoá nói chung và mặt hàng thực phẩm nói riêng sẽ diễn ra sự cạnh tranh hết sức khốc liệt.
3.2. Giải pháp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩmtrên địa bàn Hà Nội. trên địa bàn Hà Nội.
Trong những năm vừa qua hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm đã phát triển nhanh chóng và đạt được một số kết quả đáng mừng. Song bên cạnh việc phát triển thì hệ thống này còn tồn tại một số hạn chế. Sau khi phân tích những thực trạng của hệ thống trong phần viết dưới đây em xin đề xuất giải pháp phát triển cho từng hệ thống cụ thể và đưa ra một số kiến nghị mang tính vĩ mô.
3.2.1. Phát triển các chợ truyền thống.
Thứ nhất là thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của các hộ kinh doanh trong chợ. Mọi công tác cải tạo các chợ hiện tại chỉ có thể thực hiện được khi có sự đồng thuận của người dân. Khi nhân dân đã hiểu được công tác cải tạo, công tác quản lý phục vụ lợi ích cho chính bản thân họ thì nhân dân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển và quản lý chợ. Mặt khác khi nâng cao đựợc nhận thức người dân sẽ làm cho họ
suy nghĩ kĩ hơn trước khi hành động và có trách nhiệm đối với hành động của mình. Một chị bán hàng cá sẽ cảm thấy xấu hổ khi vứt rác bừa bãi, một cô bán thịt lợn sẽ cảm thấy áy náy vì bán thịt không rõ nguồn gốc, gây hại cho người tiêu dùng … Bên cạnh đó khi thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục sẽ làm cho môi trường giao tiếp, giao dịch ở chợ trở nên văn minh, lịch sự. Ngôn ngữ trong giao tiếp không còn mang nặng tính “chợ”, văn hoá ứng sử, văn hoá bán hàng được nâng cao.
Thứ hai là cải tạo,nâng cấp và đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật trong chợ. Thực trạng cho thấy quy mô diện tích các chợ còn nhỏ bé, chưa đáp úng được nhu cầu trao đổi mua bán của nhân dân, đường đi trong chợ hết sức chật hẹp, dễ gây ách tắc cục bộ. Quy mô chợ được mở rộng sẽ giúp tăng diện tích kinh doanh của các chủ thương, giúp tăng số lượng và tăng quy cách chủng loại hàng hoá trao đổi trong chợ. Bên cạnh việc mở rộng quy mô thì cần quy hoạch không gian trong chợ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Khi vào trong chợ khách hàng gặp nhiều khó khăn về nơi vệ sinh, chỗ để xe, tại nhiều chợ đã xảy ra tình trạng khách đi chợ bị mất xe gây mất an ninh trật tự và thiệt hại về tài sản của người dân. Các chợ chưa được quy hoạch cụ thể nơi đổ rác khiến tình trạng rác thải bị vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện thuận lời cho cả chủ thương lẫn khách hàng đồng góp phần làm trong sạch môi trường. Chúng ta cũng đồng thời cần đầu tư các trang thiết bị vật chất kĩ thuật cho các chợ. Các bài học đắt giá từ các vụ cháy nổ xảy ra trong các chợ trong những năm qua đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về an toàn phòng chống cháy nổ. Cần đầu tư các trang thiết bị như: còi báo động, các bình cứu hoả… để phòng chống cháy nổ.
Thứ ba là nâng cao chất lượng thực phẩm trong các chợ. Nâng cao chất lượng sẽ giúp cho các chủ thương kinh doanh tốt hơn đồng thời đảm bảo được sức khoẻ người tiêu dùng. Các đoàn thanh tra, đoàn kiểm dịch của bộ y tế cần thường xuyên tiến hành kiểm tra, xét nghiệm các sản phẩm bày bán tại chợ để
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần nghiêm khắc xử phạt các chủ cửa hàng kinh doanh mặt hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất sứ, các sản phẩm có pha chế các chất độc hại gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Cuối cùng là cần thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý các chợ trên địa bàn thành phố. Cần xem xét các chợ cóc, chợ tạm tự phát để có những kế hoạch hành động cụ thể. Có thể sẽ giải tán các chợ này hoặc quy hoạch xây dựng vào một vị trí thích hợp. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông kéo dài gây ách tắc và nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông. Ban quản lý các chợ cần thống kê đầy đủ, chính xác số hộ kinh doanh để tránh việc thất thu thuế của nhà nước. Bên cạnh đó cần nắm vững tình hình kinh doanh của các cửa hàng trong chợ. Khi có hiện tượng tăng giá bất thường hoặc phao tin đồn nhảm gây hoang mang dư luận nhằm đầu cơ kiếm lời thì cần báo cáo với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để có hướng xử lý. Đồng thời cần nâng cao công tác bảo vệ an ninh trật tự trong các chợ taọ điều kiện thuận lợi cho khách hàng và các chủ thương.
3.2.2. Phát triển các trung tâm thương mại, các siêu thị và chuỗi hệ thốngcác cửa hàng hiện đại. các cửa hàng hiện đại.
Giải pháp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại này có nội dung quan trọng nhất chính là việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước.
Thứ nhất là việc lựa chọn địa điểm xây dựng, hình thức siêu thị, cửa hàng sao cho phù hợp. Hà Nội có điều kiện giao thông vận tải tương đối phát triển, mật độ dân cư đông đúc, thu nhập cao so với trung bình cả nước. Các doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường, xem xét các khách hàng mục tiêu của mình là những ai? Ở khu vực nào? Để lựa chọn vị trí và hình thức siêu thị sẽ xây dựng. Bên cạnh đó quyết định đưa ra còn phải được căn cứ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Nếu như tiềm lực tài chính còn nhỏ yếu mà chi phí mặt bằng ở các khu vực trung
tâm quá cao thì có thể xem xét xây dựng ở khu vực xa trung tâm hơn để giảm chi phí. Nếu như trên một địa bàn nhỏ mà có nhiều hệ thống phân phối của các doanh nghiệp khác thì cần cân nhắc và có thể chuyển sang một khu vực khác hoặc một hình thức khác phù hợp.
Thứ hai là mở rộng quy mô và mạng lưới, đầu tư cơ sở hạ tầng các siêu thị, các cửa hàng tiện ích. Thực tế hiện nay quy mô các siêu thị của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế chủ yếu là các siêu thị loại vừa và nhỏ chưa đáp ứng được các yêu cầu. Cần có sự quy hoạch và mở rộng khu vực để xe, nhà kho, khu vận chuyển hàng hoá nội bộ…. Bên cạnh đó cần phát triển mạng lưới phân phối rộng khắp. Hiện nay các siêu thị lớn, các cửa hàng tiện ích chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành, hệ thống siêu thị ở ngoại thành chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và việc đô thị hoá diễn ra nhanh chóng khiến khu vực ngoại thành trở nên rất có tiềm năng phát triển hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm hiện đại. Các doanh nghiệp cần có chiến lược cụ thể để khai thác thị trường tiềm năng này.
Thứ ba là cần đầu tư các trang thiết bị hiện đại, áp dụng các phương thức kinh doanh mới đồng thời có chiến lược về sản phẩm. Là một hình thức phân phối bán lẻ hiện đại đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư các trang thiết bị hiện đại nhằm tăng tính chuyên nghiệp và tạo thuận lợi trong quá trình kinh doanh. Ví dụ như: thang máy, các máy thanh toán điện tử… Các sản phẩm cũng cần được nâng cao chất lượng nhằm đáp úng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Số lượng quy cách chủng loại hàng hoá cần dồi dào, phong phú để tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng. Thực tế hiện nay giá cả thực phẩm trong các siêu thị thường cao hơn giá ngoài chợ do đó cần có chiến lược giá phù hợp với thị trường và thu nhập người dân. Bên cạnh chiến lược sản phẩm doanh nghiệp cần áp dụng các hình thức kinh doanh, hình thức phân phối mới như: Tiến hành thương mại điện tử hoặc cung cấp dịch vụ mang thực phẩm tới tận nhà sẽ giúp tăng tính tiện ích, tiết kiệm thời gian và công sức của khách hàng.
Thứ tư là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả quản lý, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ các ngoại lực để phát triển hoạt động kinh doanh. Trong các siêu thị của Việt Nam thì đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp phần lớn là chưa qua đào tạo hoặc đào tạo thiếu bài bản. Trong quá trình bán hàng không chỉ đơn thuần cần các kiến thức về nghiệp vụ, về sản phẩm mà cần có kĩ năng giao tiếp ứng sử với khách hàng. Chúng ta cần đào tạo đội ngũ nhân viên để nâng cao trình độ, tính chuyên nghiệp của họ. Không chỉ các nhân viên mà các nhà quản lý cũng cần học hỏi, trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm để tổ chức quản lý tốt hơn hệ thống của mình. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần phát huy tối đa các nguồn lực hiện có, tranh thủ các ngoại lực để phát triển. Do tình trạng suy thoái kinh tế thế giới hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến hoạt động phát triển kinh tế đất nước, chính phủ đã đưa ra gói kích cầu trị giá 1tỷ dola. Các doanh nghiệp cần tranh thủ nguồn vốn vay ưu đãi, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này để phát triển hoạt động kinh doanh.
Thứ năm là phát triển các dịch vụ logistics phục vụ cho các hoạt động bán lẻ. Thực tế tại Việt Nam hoạt động hậu cần cho hệ thống phân phối của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ chưa phát triển hoặc phát triển chưa đồng bộ. Các kho bảo quản, các phưong tiện vận chuyển… chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Các doanh nghiệp cần đầu tư phát triển các kho bãi để dự trữ hàng hoá, các phương tiện vận chuyển nhằm tạo thuận lợi cho quá trình phân phối sản phẩm. Bên cạnh việc phát triển các kho vận thì các doanh nghiệp cần