3.2.1 Có các chính sách tạo nguồn vốn
Khả năng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất gặp nhiều khó khăn, trong khi việc hình thành nhiều khu công nghiệp dưới nhiều hình thức đã làm hạn chế hiệu quả của vốn đầu tư, cần phải có những hiệu quả của vốn đầu tư, cần phải có những giải pháp hữu hiệu hơn
Sử dụng vốn ngân sách để hỗ trọ phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Mô hình phát triển công nghiệp theo hình thức nhà nước giao đất hoặc cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng thuê đất đã phát triển hạ tầng, sau đó doanh nghiệp phát triển hạ tầng cho thuê lại đất phát triển hạ tầng, mô hình này thích hợp vói một số địa phương có điều kiện thu hút vốn đầu tư như Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh…Tại cacs tỉnh thuộc địa bàn khó khăn hơn như khu vực phía Bắc hoặc miền Trung thì mô hình phát triển khu công nghiệp rất khó khăn. Vì vậy, điều kiện để thu hút đầu tư ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung nhìn chung không hấp dẫn bằng các tỉnh Đông Nam Bộ nên muốn hấp dẫn nhà đầu tư thuê lại đất trong khu công nghiệp thì giá thuê đất cần ở mức thấp, thậm chí thấp hơn giá thành. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì doanh nghiệp phát triển hạ tầng không tích cực đầu tư phát triển hạ tầng vì khó thu hồi vốn. Tuy nhiên, cần phải xem xét chặt chẽ việc sử dụng vốn ngân sách xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất trong từng trường hợp cụ thể, không chỉ xuất phát từ sự cân thiết thành lập KCN- KCX mà còn phải phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách. Mặt khác, kiên quyết không hỗ trợ nhỏ giọt và dàn trải.
Chính sách tín dụng ngân hàng đối với phát triển hạ tầng các KCN- KCX và doanh nghiệp hoạt động trong KCN- KCX. Áp dụng lãi suất vay ưu đãi và kéo dài thời gian vay. Do đặc điểm của các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng KCN- KCX là hiệu quả của các dự án đó phụ thuộc nhiều vào việc thu hút được dự án đầu tư thứ cấp thuê lại đất và thường chậm thu hồi vốn. Nếu doanh nghiệp chỉ vay vốn theo lãi suất thương mại và hạch toán vào giá thành thuê lại đất cao, khó thu hút được dự án thứ cấp thuê đất. Do vậy, các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN- KCX cũng cần được xác định là các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương tự như giao thông, bến cảng…được vay vốn có lãi suất và các điều kiện ưu đãi tương tự.
Cụ thể hóa việc cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng đất đai hình thành bộ máy xử lý nhanh và có hiệu quả, kết hợp giữa thuyết phục, tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật và cưỡng chế, giảm giá thuê đất, công tác đo đạc chỉ nên tiến hành 2 lần, thủ tục đơn giản, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng được xác định trên cơ sở giá thị trường và có sự thỏa thuận với người sử dụng đất. Hiện
đầu tư Nhà nước cần cụ thể hóa bằng pháp luật để có các chính sách ưu đãi về đất đai cho phát triển các KCN- KCX là vấn đề rất phức tạp, cần được xem xét trong các qui định có liên quan để xử lý thích hợp quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN- KCX cũng như doanh nghiệp trong các KCN- KCX để đảm bảo tính nhất quán của chính sách ưu đãi về đất đai( miễn, giảm tiền thuê đất) của Nhà nước đối với tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài KCN- KCX, tôn trọng quyền tự do sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
3.2.2. Tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư vào KCN- KCX
Yêu cầu đầu tiên của các nhà đầu tư khi tìm hiểu môi trường đầu tư của địa phương là được cung cấp nhanh chính sách thông tin về các khu vực có thể đầu tư, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng giá thuê đất, điều kiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ viễn thông… Trên cơ sở các thông tin này họ có thể so sánh đối chiếu quyết định địa bàn đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư có thể diễ ra nhanh chóng và hiệu quả.
Công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp vào KCN- KCX chưa được quan tâm đầy đủ, thiếu tổ chức chung của các Ban quản lý KCN- KCX. Các doanh nghiệp phát triển hạ tầng gặp nhiều khó khăn lung túng trong quá trình thực hiện.
Để tạo môi trường thu hút đầu tư hấp dẫn hơn phải cải thiện các chính sách liên quan đến hoạt động của các công ty có vốn nước ngoài đã đầu tư để tạo nên hình ảnh tốt làm an tâm những xí nghiệp dự định đầu tư. Quảng bá điểm khác biệt giữa các KCN- KCX của nước ta với các nước khác trong khu vực. Chìa khóa của sự thành công của các KCN- KCX là vị trí, dịch vụ hạn tầng và năng lực quản lý. Xây dựng KCN- KCX trong khu vực nghèo rẻ hơn trong khu vực phát triển, có chi phí lao động , đất đai, vật liệu rẻ hơn. Nhưng ngược lại, chi phí hạ tầng cơ sở và vận chuyển cao hơn, do đó các nhà đầu tư thường hướng đến khu phát triển hơn. Cố gắng giảm thiểu chi phí đầu vào như nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất, chi phí lưu thông hàng hóa, nới lỏng chính sáh thuế thu nhập của người nước ngoài. Sự phát triển và phân bổ KCN- KCX được thực hiện theo nguyên tắc: lấp đầy và phát triển hiệu quả các KCN- KCX đã có, khi nào các KCN- KCX lấp đầy 60-70% diện tích thì mới cho phép triển khai các KCN- KCX tiếp theo, hạn chế việc sử dụng quá mức và lãng phí quỹ đất canh tác.
Công tác vận động, xúc tiến đầu tư trong thời gian tới cần phải thực hiện tốt các công việc sau:
- Giải quyết, xử lý và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang xây dựng hoặc đang sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện thống nhất, chủ động công tác vận động xúc tiến đầu tư với sự tham gia tích cực, đồng bộ của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương. Nhà nước cần dành kinh phí thỏa đáng từ ngân sách Nhà nước cho công tác xúc tiến đầu tư.
- Để nhanh chóng lấp kín các khu đã thành lập và đạt được mục tiêu đề ra khi thành lập các khu trên địa bàn, đề nghị Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh thành phố chỉ đạo chặt chẽ Ban quản lý KCN- KCX, doanh nghiệp phát triển hạ tầng trong việc vận động định hướng đầu tư vào KCN- KCX. Hạn chế tối đa đầu tư phát triển sản xuất ngoài KCN.
- Cần rà soát lại các chính sách về thuế để đảm bảo tíh ổn định và thay đôủ những bất hợp lý theo hướng khuyến khích các dự án thực hiện nội địa hóa, khắc phục tình trạng nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu… Nhà nước cần nghiên cứu chính sách ưu đãi tài chính giải quyết vấn đề về thuế, chuyển lợi nhuận về nước, vốn góp, hỗ trợ các dự án được cấp giấy phép hưởng những ưu đãi về lợi tức, giá thuế đất mới, giảm thuế doanh thu các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ…
3.2.3. Nâng cao chất lượng quy hoạch các KCN- KCX
* Xây dựng KCN- KCX phải gắn liền với việc thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu vực.
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong KCN- KCX là yếu tố hết sức quan trọng để tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư… Tuy nhiên, nếu thiếu những yếu tố thuận lợi của công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc thì cho dù các công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào có thuận lợi đến đâu đi chăng nữa cũng không thể hấp dẫn nhà đầu tư. Cần có quy định về phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội ngoài hàng rào khi xem xét đề án xây dựng KCN- KCX. Giao trách nhiệm tối đa cho các doanh nghiệp chuyên ngành đầu tư phát triển các côg trình hạ tầng ngoài hàng rào: đầu tư cấp điện. cấp nước, thông tin liên lạc giao cho ngành điện lực, nước và bưu chính địa phương. Trường hợp doanh nghiệp phát triển hạ tầng cam kết tự đảm bảo cung cấp nước( khai thác nước và xử lý cung cấp cho doanh nghiệp), điện ( xây dựng nhà máy điện riêng cho KCN- KCX) thì chủ đầu tư cần phải đề xuất phương án cụ thể.
Quy hoạch xây dựng KCN- KCX phải gắn liền và tính đến khả năng cung ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào hiện tại cũng như trong tương lai. Ngoài việc dùng ngân sách để hỗ trợ đầu tư các công trình này, cần phải có những cơ chế, chính sách thích hợp để thu hút các nguồn vốn khác nhau tham gia, đầu tư các công trình hạ tầng ngoài hàng rào. Các địa phương khi xây dựng quy hoạch phát triển KCN- KCX cần có kế hoạch triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội bên ngoài hàng rào KCN- KCX đồng bộ so với bên trong KCN-
KCX như: chỗ ở cho người lao động, vệ sinh, an ninh trật tự, tái định cư, các dịch vụ công cộng như trường học, trạm xá, khu giải trí… từ đó có phương hướng xử lý kịp thời, đảm bảo môi trường đầu tư bên ngoài khu vực KCN- KCX. Coi việc xây dựng KCN- KCX gắn chặt với phát triển hạ tầng kỹ thuật- xã hội ngoài hàng rào KCN là tiêu chí bắt buộc các dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp. Bên cạnh đó, cần lồng ghép các chương trình phát triển dân sinh, xã hội trong các KCN- KCX đảm bảo hài hòa môi trường bên trong và bên ngoài KCN- KCX.
* Nâng cao chất lượng quy hoạch các KCN- KCX
Để phục vụ mục tiêu CNH- HĐH đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước và từng địa phương, việc tiếp tục phát triển các KCN- KCX đóng vai trò và là công cụ đặc biệt quan trọng để phát huy mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tuy vậy, việc thành lập các KCN- KCX cần được xem xét chặt chẽ, đảm bào tính khả thi và có hiệu quả.
Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch KUC- KCX của các địa phương triển khai do Thủ tướng Chính phủ ban hành, quy hoạch vùng, quy hoạch khu đô thị- dân cư, quy hoạch sử dụng đất. Việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển KCN- KCX phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương theo hướng kết hợp hài hòa giữa phát triển KCN- KCX với quy hoạch vùng, quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Quy hoạch phát triển KCN- KCX sẽ là căn cứ để các cơ quan quản lý của địa phương sử dụng quá trình rà soát, điều chỉnh quy hoạch.
Trong quá trình triển khai quy hoạch, chú trọng đến việc khuyến khích các nhà đầu tư, bao gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội trong và ngoài KCN- KCX. Xây dựng các tiêu chí thành lập KCN- KCX trên cơ sở xem xét toàn diện nền kinh tế của các địa phương, cân nhắc toàn bộ các yếu tố môi trường, dân cư, lao động, giai thông, tình hình phát triển kinh tế và thu hút đầu tư…
Rà soát chi tiết quy hoạch sử dụng đất KCN trên địa bàn cả nước, quy hoạh sử dụng đất cần đảm bảo mức độ sử dụng đất nông nghiệp để chuyển đổi sử dụng đất công nghiệp hợp lý, đảm bảo cân đối giữa các ngành kinh tế trên địa bàn.
Xây dựng KCN- KCX phải gắn liền với thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật KCN- KCX. Quy hoạch phát triển KCN- KCX phải căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương theo hướng kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp với quy hoạch vùng, quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Các vấn đề như quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch ngành nghề đầu tư vào khu xử lý chất thải, hạ tầng xã hội.. là những vấn đề hết
sức quan trọng, nếu không giải quyết tốt sẽ hạn chế tác dụng của KCN- KCX thậm chí còn gây thiệt hại nghiêm trọng về lâu dài. Ngược lại, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, địa phương cũng phải căn cứ vào quy hoạch phát triển KCN- KCX trên phạm vi cả nước để xây dựng các phương án phát triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội nói chung trên địa bàn cho phù hợp, hiệu quả và tránh chồng chéo, trùng lặp.. không hiệu quả. Quy hoạch phát triển KCN- KCX sau khi được duyệt sẽ là căn cứ để các cơ quan, tổ chức và các địa phương sử dụng trong quá trình rà soát, điều chỉnh quy hoạch các vùng và các địa phương. Công tác quy hoạch và xây đường giao thông phục vụ phát triển công nghiệp phải được quan tâm đầy đủ, thực hiện quy hoạch đi trước một bước.
Tập trung thu hút đầu tư để lấp đầy KCN- KCX đã được thành lập. Thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, để lấp đầy trên 50% diện tích đất công nghiệp của các KCN của các khu đã thành lập. Trừ những dự án cần gắn kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu, những dự án có yêu cầu đặc biệt, kiên quyết định hướng các dự án sản xuất công nghiệp còn lại đầu tư vào KCN- KCX.
Khi xây dựng quy hoạch phát triển KCN- KCX xác định chỉ tiêu phát triển công nghiệp, khai thác thế mạnh về nguồn lực tại chỗ của từng địa phương như nguồn nguyên liệu nông lâm nghiệp, khai thác vật liệu xây dựng, điện năng… từ đó có phương hướng tận dụng lợi thế của từng vùng, địa phương. Phân chia một cách hợp lý thu hút đầu tư giữa các địa phương để hạn chế tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh.
Cần thường xuyên theo dõi, đánh giá các KCN- KCX đã được thành lập. Trường hợp KCN- KCX triển khai thuận lợi( thu hút đầu tư tốt, triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo đúng tiến độ) và khu vực còn quỹ đất để phát triển, ngoài việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có thêt xem xét việc mở rộng KCN- KCX. Đối với KCN- KCX gặp khó khăn trong quá trình triển khai, cần tập trung giải quyết các vướng mắc để tiếp tục triển khai. Nếu KCN- KCX không có triển vọng, cần kiên quyết xem xét việc rút Giấy phép đầu tư, quyết định phê duyệt dự án hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng tránh tình trạng dự án được phê duyệt nhưng không triển khai được.
3.2.4. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các KCN- KCX
Đối thủ cạnh tranh của các KCN- KCX ở nước ta là các KCN- KCX của các nước trong khu vực. Khả năng cạnh tranh của các KCN- KCX thể hiện ở tính vượt trội trong quan hệ so sánh giữa các KCN- KCX ở nước ta với KCN- KCX của các nước khác trong khu vực. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các
KCN sẽ góp phần tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư vào các KCN Việt Nam. Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN.
Có nhiều quan điểm khác nhau khi đánh giá năng lực cạnh tranh của các KCN- KCX. Một số tiêu chí được coi là cơ bản: Môi trường pháp luật và hành chính tốt, vượt trội đối với đối thủ cạnh tranh, kết cấu hạ tầng tốt, đáp ứng được yêu cầu phát triển ở trình độ cao; tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi với chi phí thấp, nguồn nhân lực đáp ứng tốt về số lượng và chất lượng, phương thức tiếp thị đạt tiêu chuẩn quốc tế…
3.2.5. Phát triển hạ tầng xã hội đối với khu vực xây dựng KCN- KCX.