Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay (Trang 36 - 44)

Mỗi doanh nghiệp công nghiệp quy mô vừa và nhỏ phải xây dựng cho mình một chiến lược riêng phù hợp với khả năng về vốn, năng lực cán bộ và trình độ phát triển.Trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới hiện nay, xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý là một trong những hoạt đông quan trọng nhất mang tính sống còn đối với doanh nghiệp.Một doanh nghiệp không có chiến lược cũng giống như một con tàu không bánh lái, trên thực tế những thiệt hại trong kinh doanh là do chưa có chiến lược hoặc chiến lược sai lầm, hoặc chiến lược hạn chế trong việc triển khai một số chiến lược kinh doanh đúng đắn, do đó để nâng cao khả năng tiêu thụ, các doanh nghiệp phải xây dựng được các chiến lược thâm nhập thị trường và xúc tiến bán hàng hợp lý, phù hợp với môi trường kinh doanh đầy biến động hiện nay.

Các doanh nghiệp phải có chính sách đào tạo, tuyển dụng lao động hợp lý,nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động đảm bảo sử dụng được các công nghệ mới có chế độ khuyến khích vật chất, tinh thần thỏa đáng tạo động lực cho người lao động nâng cao tay nghề, trung thành với doanh nghiệp đảm bảo tạo ra những sản phẩm có giá thành hợp lý.

Các doanh nghiệp công nghiệp qui mô vừa và nhỏ cần có sự đầu tư thỏa đáng và những giải pháp đổi mới công nghệ sao cho phù hợp với trình độ chung của thế giới đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất, tận dụng triệt để các lợi thế so sánh của doanh nghiệp, sử dụng công nghệ hiện đại, thu hút được nhiều

lao động có trình độ đây là vấn đề khó khăn của hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta.

Trong hoạt động nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa vào việc nghiên cứu cầu, nghiên cứu cung, nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ nhất là trong các hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp cần nâng cao trách nhiệm và năng lực của bộ phận làm công tác nước ngoài, tổ chức tốt việc nghiên cứu thị trường, khảo sát thị trường trước khi đưa ra các quyết định thâm nhập tránh tình trạng khi đưa sản phẩm vào thâm nhập thị trường mà không phù với nhu cầu, văn hóa địa phương.

Các doanh nghiệp phải tổ chức tốt hoạt động bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng, thường xuyên tìm hiểu các thông tin phản hồi từ khách hàng từ đó để hiểu rõ nhu cầu của họ và lấy đó là cơ sở để doanh nghiệp điều chỉnh, các chiến lược sản xuất kinh doanh của mình nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Doanh nghiệp phải tích cực tham gia các hội trợ thương mại, triển lãm để giới thiệu sản phẩm của mình cho các bạn hàng, cho người tiêu dùng để họ có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm của công ty cũng như chính bản thân công ty.Các doanh nghiệp cần xây dựng và quảng cáo cho thương hiệu sản phẩm: Thương hiệu là kết quả của quá trình tiếp thị, quảng cáo, lâu dài và tốn kém nhưng nó rất quan trọng một khi bị nhái sản phẩm.Mặc dù kiểu dáng của các sản phẩm giống hệt nhau nhưng thương hiệu khác thì giá bán khác.Một thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp đạt được vị thế cạnh tranh trong nghành.Thương hiệu càng nổi tiếng thì khả năng gia tăng thị phần của nó trên thị trường ngày càng cao.Nhờ đó doanh nghiệp có thể điều tiết thị trường, định giá cao hơn chi phí các kênh phân phối làm cho đối các đối thủ phải nản lòng,chỉ muốn chia thị phần cho họ.Trước đây khi nền kinh tế chưa mở cửa thì vấn đề thương hiệu sản

phẩm ít được các doanh nghiệp công nghiệp nước ta quan tâm.Trong xu hướng hội nhập với khu vực và thế giới ngày càng phát triển thì thương hiệu sản phẩm là một tài sản vô hình vô cùng giá trị của các doanh nghiệp trên thị trường, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.Các doanh nghiệp phải đăng kí bản quyền thương hiệu hàng hóa của mình tại nước mà doanh nghiệp định nhập khẩu để tránh những thiệt hại do các doanh nghiệp khác đăng kí nhãn hiệu của mình.

Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng viễn thông thì dịch vụ Internet phát triển rất mạnh ở nước ta và trên thế giới.Các doanh nghiệp công nghiệp có thể mở các trang Web về sản phẩm của mình để giới thiệu với khách hàng đồng thời doanh nghiệp có thể thực hiện bán sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng thông qua mạng máy tính.

Việc tự kiểm tra và đánh giá về doanh nghiệp của mình có tầm quan trọng đặc biệt, nó cho doanh nghiệp biết mình đang ở đâu? trên cơ sở đó doanh nghiệp có thể đưa ra các chính sách thích hợp để phát triển.Một phương pháp thường được sử dụng để các doanh nghiệp đánh giá là ma trận SWOT tức là xác định được các điểm mạnh, điểm yếu từ các nguồn lực bên trong cũng như xác định được các cơ hội, nguy cơ do môi trường bên ngoài mang lại,từ đó các nhà chiến lược của doanh nghiệp sẽ đưa ra các phương án chiến lược nhằm tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế các nguy cơ.

Các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ có thể phối hợp với các doanh nghiệp lớn để tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải ý thức được rằng nếu đơn độc sẽ rất khó tồn tại.Cạnh tranh không phải khi nào cũng đưa lại hiệu quả cao nếu như các doanh nghiệp không có sự cộng tác với nhau.Do vậy, trong thời gian tới các doanh nghiệp vừa và

nhỏ rất cần có sự cộng tác, sự phối hợp tốt hơn thông qua các tổ chức đại diện của doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng không nên bỏ qua những thị trường ngách.

Doanh nghiệp còn phải phối hợp với Nhà Nước để tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà Nước hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động kích cầu.

2.Về phía Nhà Nước

Để các giải pháp của doanh nghiệp phát huy hiệu quả phải có sự hỗ trợ giúp đỡ từ phía Nhà Nước thông qua các chính sách, biện pháp cụ thể. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp có chính sách phát triển kinh tế xã hội cụ thể hơn định hướng cho các doanh nghiệp phát triển, tạo ra môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp có tác dụng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Hình thành đồng bộ các yếu tố của thị trường đi đôi với việc tạo tập trung pháp luật bảo đảm vai trò điều tiết, làm trọng tài của Nhà Nước.Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường. Nhất là đối với các thị trường nước ngoài mà cá nhân doanh nghiệp không thể tiếp cận nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Phát triển thị trường vốn và tiền tệ với các hình thức đa dạng bao gồm hệ thống ngân hàng, thể chế tài chính phi ngân hàng, công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư..nhằm thu hút các nguồn vốn trong xã hội phục vụ cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp để đổi mới công nghệ phục vụ cho sản xuất,mở rộng sản xuất..

Hoàn thiện khung pháp lý và chính sách mở rộng thị trường lao động, bảo đảm công tác đào tạo, giáo dục cho người lao động, có chính sách

thích hợp thu hút nhân tài và lao động có trình độ chuyên môn cao ở trong nước và nước ngoài.

Sử dụng hợp lý các chính sách, công cụ quản lý vĩ mô tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.Cải cách hệ thống chính sách thuế, lãi xuất ngân hàng để tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.Nghiên cứu, bố sung, sửa đổi pháp luật hiện hành phù hợp với yêu cầu thực hiện chiến lược kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế.

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, mở rộng kinh tế đối ngoại.Tiếp tục chính sách mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển, tích cực chuẩn bị các điều kiện về kinh tế, thể chế..tích cực thực hiện các cam kết đối với các cơ chế hợp tác song phương và đa dạng mà nước ta đã tham gia.

Đổi mới hệ thống hành chính, đơn giản hóa các thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

Tạo điều kiện giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường, kỹ thuật công nghệ mới.

Tìm cách tháo gỡ kịp thời những vướng mắc do cơ chế chính sách gây ra cho doanh nghiệp để tạo cho hoạt động của doanh nghiệp được trôi chảy.

Kết luận

Hoạt động tiêu thụ ngày càng được đánh giá cao, nó có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, quyết định sự phồn thịnh của mỗi quốc gia.

Ngày nay các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay đang kinh doanh trong bối cảnh thuận lợi.Nước ta thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế bước vào xu thế toàn cầu hóa.Đây là cầu nối giữa doanh

nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp công nghiệp qui mô vừa và nhỏ đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc hiện đại hóa đất nước.Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta đã gia nhập WTO,thách thức của các doanh nghiệp công nghiệp qui mô vừa và nhỏ rất lớn thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh,tận dụng ưu thế, tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình..để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm rất quan trọng.

Đề án này đã đưa ra một số những nội dung mà các nhà quản trị phải thực hiện để thúc đẩy,nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ cũng như đưa ra một số kinh nghiệm để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Do trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế nên trong bài viết chắc chắn không tránh khỏi những sai sót.Em rất mong sự giúp đỡ,chỉ bảo của thầy để em rút kinh nghiệm cho lấn sau.

Bài viết này được hoàn thành dưới sự giúp đỡ,chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.Hồ Phương.Qua đây cho em gửi lới cảm ơn chân thành tới thầy đã giúp em hoàn thành đề án này.

Mục Lục:

Phần I: Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm trong Doanh Nghiệp I.Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của hoạt động tiêu thụ sản phẩm

1,Những khái niệm cơ bản về tiêu thụ sản phẩm

2,Vai trò và nhiệm vụ cơ bản của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 2.1.Vai trò

II.Những nội dung của hoạt động tiêu thụ trong các doanh nghiệp 1,Nghiên cứu thị trường

1.1,Khái quát 1.1.1.Thị trường

1.1.2.Nghiên cứu thị trường

1.2.Các nội dung chủ yếu của nghiên cứu thị trường 1.2.1.Nghiên cứu cầu:

1.2.2.Nghiên cứu cung

1.2.3.Nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ

2.Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm: 2.1.Kế hoạch bán hàng

2.2.Kế hoạch marketing 2.3.Kế hoạch quảng cáo

2.4.Kế hoạch chi phí kinh doanh tiêu thụ

3.Chính sách marketing-mix

3.1.Chính sách sản phẩm(Product) 3.2.Chính sách giá cả(Price)

3.3.Chính sách phân phối sản phẩm của doanh nghiệp(Place) 3.4.Chính sách xúc tiến

4.Tổ chức hoạt động tiêu thụ và dịch vụ sau bán

4.1.Tổ chức hệ thống phân phối 4.2.Tổ chức hoạt động bán hàng

4.3.Tổ chức hoạt động dịch vụ sau bán

III.Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của các doanh nghiệp

1.Những nhân tố bên trong doanh nghiệp

1.2.Giá cả của hàng hóa

1.3.Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp

1.4.Hoạt động nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp 1.5.Công tác tổ chức tiêu thụ

1.6.Nguồn nhân lực

1.7.Tình hình tài chính của doanh nghiệp

2.Các nhân tố bên ngoài

2.1.Môi trường chính trị -luật pháp 2.2.Môi trường kinh tế-xã hội 2.3.Khách hàng

2.4.Nhà cung cấp(cung ứng) 2.5.Các đối thủ cạnh tranh

IV.Một số kinh nghiệm về tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp

Phần II:Thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam trong những năm gần đây.

1.Những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khi Việt Nam gia nhập Tổ Chức thương mại thế giới WTO

1.1.Việt Nam gia nhập WTO đã có những tác động tích cực đến doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.2.Những hạn chế của tiến trình hội nhập WTO đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

2.Thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp công nghiệp qui mô vừa và nhỏ Việt Nam trong những năm gần đây:

2.1.Những thành tựu đã đạt được trong công tác tiêu thụ sản phẩm: 2.2.Những khó khăn và thách thức trong công tác tiêu thụ sản phẩm:

Phần III: Giải Pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w